MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG TENNIS | Trung tâm dạy tennis tại Hà Nội

Để đăng ký học hãy liên hệ cho  chúng tôi
Hotline: 0946648848

A
– ace: Một quả giao bóng hợp lệ mà người đỡ bóng không thể chạm tới được(giao bóng ăn điểm trực tiếp).
 – advantage: Điểm số ngay sau deuce. Nếu một tay vợt thắng khi tỷ số đang là “advantage,” thì tay vợt đó thắng game đấu này.
– alley: Bề rộng thêm ở bên trái và phải của sân đấu – giữa đường biên cuối sân và lưới – mà được sử dụng trong đánh đôi.
– approach shot: Một cú đánh được sử dụng từ gần vạch cuối sân khi một tay vợt đứng gần lưới hơn.
———————-

– backcourt: Khu vực trong sân nằm giữa đường giao bóng và đường cuối sân.
– backhand: Một cú đánh được thực hiện bên phía không thuận của tay vợt; đối với người chơi tay phải, cú đánh backhand nằm phía bên trái.
– backswing: Sự chuẩn bị cho một cú đánh khi vợt được kéo ra phía sau.
– baseline: Đường kẻ tại khu vực backcourt mà nó song song với lưới. Đây là đường mà từ đó quả giao bóng được đánh đi.
– break (khi giao bóng): Xảy ra khi người cầm giao bóng thua game đấu.
– bye: Miễn đấu để lọt tiếp vào vòng đấu kế (thường là vòng hai) của giải đấu. Một tay vợt được xếp hạt giống thì thường được tặng thưởng cho một bye nếu không đủ số lượng tay vợt tham dự tại bảng đấu.
———————-

– center line: Đây là đường kẻ vuông góc với tâm của lưới –chia đôi ô giao bóng—và đường thẳng tại đường cuối sân.
– changeover: khoảng thời gian dài 90 giây giữa hai game lẻ mà để cho các tay vợt nghỉ và đổi sân. Đôi khi cũng được gọi như “change of ends.”
– cross-court shot: Một trái bóng đi theo đường chéo ngang mặt sân, ngược lại với down-the-line.
– cary: đánh trúng bóng 2 lần (giống lỗi bóng dính tay trong bóng chuyền)
———————-

– deuce: Kết quả game đấu đang là 40-40
– Demi-volley: đánh bóng nửa nẩy
– double-fault: Giao bóng lỗi hai lần liền tại cùng một điểm. Kết quả là người nhận thắng điểm đó(lỗi giao bóng kép)
– down-the-line shot: Một cú đánh song song với đường biên, không phải cross-court.
– drive: Một cú đánh mạnh, gần như flat với rất ít topspin.
– drop shot: Một cú đánh bóng ngắn, mềm với độ xoáy ngược (backspin) mà nó chỉ làm cho trái bóng vừa qua lưới(có thể gọi là bỏ nhỏ)
———————-
F 
– first-serve percentage: Phần trăm thành công khi thực hiện giao bóng một vào trong ô giao bóng.
– flat serve: Một quả giao bóng mạnh mà không có độ xoáy (spin).
– foot fault: Một lỗi khi giao bóng xảy ra khi người giao bóng bước vào hoặc ở trên đường cuối sân (baseline), đường biên (sideline), hoặc điểm đánh dấu đường trung tâm (center line mark) trước khi đánh bóng.
– footwork: Được ví như sự di chuyển của tay vợt vào vị trí để thực hiện cú đánh kế.
– forecourt: Khu vực trên sân bao gồm cả ô giao bóng.
– forehand: Một cú đánh ở phía bên thuận của tay vợt; phía phải của người chơi tay phải.
———————-

– game: Bao gồm một loạt điểm khi cùng một tay vợt đang giao bóng; tay vợt đầu tiên thắng 4 điểm, hoặc trong trường hợp đang hòa thì thắng 2 điểm, thì thắng game đó. Có ít nhất 6 game trong một ván.
– game point: Điểm mà tại đó tay vợt đang dẫn điểm trước có thể thắng game.
– Grand Slam: Giải đấu danh giá nhất, có 4 giải trong một năm thi đấu.
– groundstroke: Bất kỳ cú đánh nào được thực hiện sau khi bóng được nảy lên.
———————-

– half-court: Phần sân được bao bởi đường giao bóng.
– half-volley: Khi bóng được đánh tức thời sau khi nảy lên từ phần sân forecourt.
– Hawker: người nhặt bóng
———————-

– kick serve: Quả giao bóng có rất nhiều độ xoáy mà nó có thể thay đổi hướng sau khi nảy lên.
———————-
L
– let: Điểm này phải được thực hiện lại. Thường xảy ra khi một quả giao bóng trúng vào lưới nhưng vẫn rơi xuống ô giao bóng hợp lệ.
– lob: Một cú đánh có hình vòng cung bay rất cao so với lưới. Được sử dụng để đánh vượt qua đối phương khi người này đang ở trên lưới hoặc cần có thời gian để phục hồi lại vị trí.
– love: Điểm số tương đương với 0 (zero).
———————-
M
– match: Một chuỗi các ván (chẳng hạn 3 ván thắng 2, hoặc 5 ván thắng 3) mà sẽ quyết định được tay vợt nào là người chiến thắng.
– match point: Điểm mà tại đó người đang tạm dẫn có thể thắng trận đấu nếu thắng tại điểm này.
– mini-break: Khi người giao bóng thua điểm trong ván tie-break.
———————-
P
– passing shot: Một cú đánh sang bên cạnh hoặc ra khỏi tầm với của tay vợt đang chơi trên lưới.
– point: Khi một tay vợt phạm một lỗi hoặc đánh bóng hỏng một điểm (point) sẽ tính và tay vợt đối diện giành được điểm này.
———————-
S 
– second serve: Khi giao bóng tay vợt có 2 cơ hội để đưa bóng vào ô giao bóng. Từ này được ám chỉ đến lần giao bóng thứ hai.
– seeding: Một danh sách các tay vợt xuất sắc nhất được xếp hạng để được phép tham dự giải đấu.
– serve-and-volley: Một kiểu chơi mà trong đó tay vợt sau khi giao bóng xong tức thời chạy lên lưới với hy vọng sẽ đánh được cú đánh kế.
– service line: Ở hai phía bên lưới có một đường có độ lớn bằng phân nửa đường cuối sân và song song với đường cuối sân.
– set: Một phần của trận đấu, thắng khi một tay vợt thắng 6 hoặc 7 game và hai điểm nhiều hơn đối thủ.
– set point: Một điểm mà một tay vợt, khi giành chiến thắng, sẽ thắng ván đó.
– sidespin: Bất kỳ độ xoáy nào được đặt lên trái bóng tennis mà khiến nó xoay song song với mặt đất.
– slice: Đối với quả đánh từ đất, xem chop. Đối với giao bóng, xem giao bóng slice.
– slice serve: Một kiểu giao bóng mà vợt đi cắt ngang qua bóng từ trái sang phải (đối với người chơi tay phải) và tạo nên xoáy ngang.
– spin: Bất kỳ sự chuyển động xoay của bóng khi nó bay trong không khí. Xoáy có thể làm thay đổi đường đi và độ nảy của bóng.
———————-

– tie break: Quyết định người thắng trong một ván nếu tỷ số đạt tới 6-6.
– topspin: Một kiểu xoáy mà phần trước của bóng (theo hướng chuyển động) xoay xuống trong khi phần sau của bóng xoay lên.
———————-

– unforced error: Một lỗi mà tay vợt tạo nên khi thực hiện một quả đánh bóng được xem là không khó (ví dụ: đối thủ không “ép ” tạo nên lỗi).
———————-

– volley: Một kiểu đánh mà một tay vợt thực hiện khi bóng chưa chạm đất.
———————-

– warm-up: Giai đoạn mà tay vợt đánh những quả đánh tập và thư giãn trước khi bắt đầu một buổi tập nghiệm ngặt hơn hoặc một cuộc tranh tài.
– wildcard: Những tay vợt được phép tham dự một giải đấu mà không phải đăng ký như bình thường hoặc tham gia đấu loại.
– winner: Một quả đánh thành công mà quá khó để đối thủ có thể trả lại (khi chơi), hiệu quả khi kết thúc một điểm.
———————-
Một số từ viết tắt 
– Trước tên của 1 VĐV có chữ “Q” (qualify, qualified) là người nào thắng ở vòng loại được vào vòng 1 thì ; có chữ “WC” (wild card) là người được đặc cách vào không phải đấu
– LL = Lucky Loser = The highest ranked player to lose in the final round of qualifying but still gain acceptance into the main draw of a tournament due to a main draw player withdrawing = Tay vợt xếp hạng cao nhất trong các tay vợt bị loại ở vòng loại (Qualification) nhưng vẫn được vào vòng đấu chính (main draw) do một tay vợt nào đó rút lui.
– SERVICE WINNERS: là giao bóng ăn điểm (khác với ACE là giao bóng ăn điểm mà đối phương không chạm được vào bóng).
– WINNER: là điểm ghi được khi đối phương không thể chạm bóng, do quả đánh của mình quá khó vượt ngoài tầm khống chế của đối phương (gồm có Forehand Winner và Backhand Winner), khác với POINTS WON là điểm mà mình ghi được (gồm cả WINNER và các điểm do đối phương tự đánh hỏng).
– UNFORCED ERROR: là lỗi tự đánh hỏng trong những tình huống đơn giản, bình dân gọi là TỰ SÁT (DOUBLE FAULT cũng nằm trường hợp này).
– FORCED ERROR: lỗi đánh hỏng do đối phương đánh một quả quá khó (ví dụ từ một SERVICE WINNER của đối phương).
– TOTAL POINTS WON: tổng điểm ghi được, gồm (ACEs + WINNERs + UNFORCED ERROR của đối phương + FORCED ERROR của đối phương + v.v). Thường thì trong tennis, total points won không nói lên điều gì cả.
– Các thông số quan trọng mà mọi người quan tâm thường là ACE, % 1st SERVE WON, % 2nd SERVE WON, WINNER, UNFORCED ERROR, BREAK POINTs WON… Cách đọc điểm khi làm trọng tài
– Đọc chính xác là: Fifteen – Love (15-0), Thirty – Love (30 – 0), . . .(còn tại sao đọc “0”. Trong tennis, điểm 0 đọc là Love bắt nguồn từ chữ “L’oeuf” trong tiếng Pháp nghĩa là quả trứng (ứng với điểm 0). – Còn 15 đều là “Fifteen all”; 30 đều là “thirty all”, 40 đều là “deuce”,… Còn giao bóng mà hỏng quả thứ nhất, trọng tài hô “second serve” nghĩa là giao bóng lần thứ hai, còn giao bóng chạm lưới mà trong ô giao bóng (giao bóng lại) thì hô “first serve”,tức là giao bóng (lại) lần thứ nhất …
– Khi xướng điểm nên hô: “Mười lăm – không” (thay vì mười lăm giao); hoặc “không – mười lăm” thay vì “mười lăm – ngoài”,… cho nó “pro”. – Một người đang serve và đang dẫn 40-30 khi ăn thêm nhát nữa để thắng game đó thì không liên quan gì đến break cả!. – Người serve 30-40 mà lại thua thêm điểm tiếp theo thì thằng không serve (return) đã break rồi đấy.
– Một cú giao bóng chỉ được tính là Ace khi người đỡ không chạm được vợt vào bóng, còn chạm được thì dù return hỏng vẫn không tính là cú ace. – Trong tennis có nhiều tên gọi khác nhau cho các quả khác nhau, ví dụ bỏ nhỏ (drop-shot), dọc dây (down the line), cú đập (smash)…
– Tại Wim thì trong final set sẽ không có Tie-break, đánh đến khi cách biệt 2 game.
– Phải đọc điểm của thằng đang serve trước, bất kể nó là bao nhiêu.
– Nếu ở tie-break thì ngược lại, luôn phải đọc tỷ số của thằng đang dẫn trước, không quan tâm thằng nào đang serve! Ví dụ Nadal dẫn ở loạt Tie-break là 5-3 thì đọc 5-3 Nadal, dù khi không phải Nadal đang serve!

Rate this post

Viết một bình luận