Mách bạn 9 loại cá không nên ăn nhiều
Thứ Hai ngày 25/09/2017
Cá là loại thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Nhưng có một số loại cá không nên ăn nhiều vì hàm lượng thủy ngân có trong đó có thể vượt qua ngưỡng
Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến 9 loại cá mặc dù không thực sự phổ biến ở nhiều khu vực nhưng có thể nhiều người sẽ lạm dụng và ăn chúng quá nhiều. Điều đó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe vì một vài thành phần nhất định.
Cá da trơn nhập khẩu
Cá da trơn nuôi chứa nhiều thủy ngân có hại cho sức khỏe
Cá da trơn có thể phát triển kích thước đáng kể. Để kích thích sự phát triển của chúng, nhiều người nuôi cá đã cho chúng ăn thêm hooc môn. Bởi vậy bạn không nên ăn cá da trơn nuôi hoặc cá da trơn nhập khẩu, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Cá thu là một trong những loại cá không nên ăn nhiều
Cá thu rất được nhiều người ưa thích và có nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng cá thu lại chứa lượng thủy ngân nhất định. Loại chất này rất khó để đào thải ra khỏi cơ thể và có thể gây ra rất nhiều bệnh tật. Cá thu Đại Tây Dương là loại cá ít nguy hiểm nhất và người tiêu dùng có thể sử dụng với tần suất cao hơn.
Cá ngừ
Hạn chế ăn cá ngừ để đảm bảo sức khỏe của bạn
Cá ngừ là loại cá không nên ăn nhiều vì đây cũng là loại cá chứa nhiều thủy ngân, đặc biệt là cá ngừ vây đen và cá ngừ vây xanh. Đối với những loại cá ngừ nuôi, chúng thường được cho ăn kháng sinh và hooc môn, tạo ra các chất không tốt cho cơ thể.
Cá rô phi Tilaphia
Khác với một số loại cá khác, cá rô phi Tilaphia không có nhiều axit béo lành mạnh, nhưng nồng độ chất béo có hại lại cao tương đương với mỡ lợn. Loại cá này là một chi cá hoàng đế đặc hữu của châu Phi, trừ một loài cũng phân bố ở Trung Đông. Cá rô phi Tilaphia là loại cá không nên ăn nhiều vì sẽ dẫn tới việc tăng lượng cholesterol, khiến cơ thể nhạy cảm hơn với những chất gây dị ứng. Những người mắc bệnh tim mạch, hen suyễn hay đau nhức xương khớp không nên ăn loại cá này.
Loại cá không nên ăn nhiều là cá chình
Cá chình hấp thụ nhiều các chất thải từ môi trường
Cá chình có chứa nhiều chất béo. Chúng là loài dễ dàng hấp thụ các chất thải công nghiệp và nông nghiệp trong môi trường nước. Cá chình của Mỹ có mức nhiễm độc cao nhất. Cá chình châu Âu cũng bị ô nhiễm và chứa lượng thủy ngân lớn.
Đây là loại cá không nên ăn nhiều, sử dụng lượng cá chình trong một tháng: người lớn khoảng 300g, trẻ nhỏ khoảng 200g.
Cá đổng quéo
Cá đổng quéo hay còn gọi là cá đầu vuông, cá nàng đào. Chúng đứng đầu trong danh sách những loại cá dễ nhiễm độc thủy ngân, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Do đó, đây là loại cá không nên ăn nhiều đặc biệt phụ nữ và trẻ nhỏ.
Cá Sea bass
Cá sea bass cũng chứa lượng thủy ngân lớn
Cá Sea bass là cá thuộc họ cá mú serranidae, trong bộ cá vược perciformes. Chúng cũng chứa một lượng thủy ngân lớn.
Lượng cá Sea bass nên sử dụng trong 1 tháng: người lớn khoảng 200g, trẻ nhỏ khoảng 100g
Cá Dollarfish
Loại cá này chứa gempylotoxin – chất sáp không chuyển hóa. Đây là chất tuy không gây hại nhiều tới cơ thể, nhưng có thể dẫn tới chứng khó tiêu. Để giảm lượng gempylotoxin, người ta thường chiên hoặc nướng chúng. Những người mắc bệnh tiêu hóa không nên ăn loại cá này.
Hường
Nguồn: Brightside
Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.