Có rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị sốc phản vệ nặng vì đụng vào sâu róm hoặc đang chơi bị lông sâu róm bắn vào người. Theo các chuyên gia, sâu róm là loài côn trùng rất nguy hiểm, vậy nên người dân cần chuẩn bị cho mình những thông tin và cách chữa trị khi bị sâu róm bắn lông hoặc sâu róm đốt.
Sâu róm đốt nguy hiểm như thế nào?
Sâu tóm hay sâu lông (danh pháp hai phần: Arna pseudoconspersa) là một loài bướm đêm thuộc họ Erebidae. Nó được tìm thấy ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc. Cả ấu trùng và sâu trưởng thành đều có những sợi lông chứa độc tố gây ngứa, chóng mặt, buồn non cho con người.
Tại Việt Nam, rất nhiều trẻ em từng bị sâu róm đốt và gây ra biến chứng nguy hiểm. Đơn cử như trường hợp của một em bá tại Đắk Lắk. Em bé này nhập viện trong tình trạng khó thở do trước đó vô tình bị một con sâu róm bám trên cánh tay.
Mặc dù đã phủi bỏ sâu, nhưng vùng da bị sâu đốt vẫn nổi đỏ ngứa, rất dữ dội. Tình trạng ngứa ngáy phát triển ngày càng mạnh mẽ. Khi được chuyển đến bệnh viện các bác sĩ chẩn đoán: bệnh nhi bị sốc phản vệ nguyên nhân do sâu róm đốt.
Theo các bác sĩ, lông độc bên ngoài cơ thể sâu róm châm vào bên trong da người, đầu nhọn bị đứt và dịch độc lập tức chảy vào trong da thịt gây bỏng, rát buốt. Các lông sâu trên da không bị thoái biến đi mà mắc lại suốt cả năm sau khi bị ngộ độc, gây ra những cơn đau bất chợt trong suốt thời gian này.
Khi sâu róm dính vào mắt có thể gây tổn thương mắt. Biểu hiện là tổn thương nốt. Các nốt đó chính là do tổ chức đạm của gốc lông, khi lọt vào mắt, gây phản ứng tụ tập bạch cầu đa nhân, tạo các nốt tròn trắng tại gốc lông sâu gây viêm giác mạc, viêm màng bồ đào trước, làm lấp tắc đồng tử hoặc mủ nội nhãn, gây mù lòa.
Ngoài ra còn có thể bị sưng hạch lân cận và sưng cả tay chân. Đối với một số trẻ có cơ địa nhạy cảm có thể dẫn đến ngộ độc nặng với những triệu chứng như nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật, diễn tiến nặng có thể tử vong.
Cách chữa sâu róm đốt hiệu quả
Khi thấy sâu róm bám trên cơ thể thì cần phải cẩn thận lấy que gạt sâu róm ra. Đồng thời phải phủi sạch lông gai của chúng. Dùng băng keo dính dán lên vùng da tiếp xúc với sâu róm để lấy lông ra sạch. Sau đó rửa vùng da đó bằng nước xà phòng; đắp lạnh để giảm sưng đau; tránh gãi để không làm nhiễm trùng vết thương.
Sau khi sâu róm đốt mà xuất hiện tình trạng ngứa ngáy nhiều, sưng to thì thực hiện theo các cách sau:
Cách 1: Dùng nắm xôi nóng, lăn đi lăn lại trên vùng da bị lông sâu róm đốt, xôi sẽ dính và nhổ lông sâu ra. Sau đó dùng nước vôi rửa sạch (hoặc dùng trầu bà nhai để bôi lên nhé.
Cách 2: Giã nhuyễn lá bỏng (lá chàm, lá xuyên tâm liên) và bôi lên vùng da ngứa.
Cách 3: Dùng lá bạc hà vò nát, bôi lên da. Bạch hà có tính mát, giúp làm giảm sưng tấy. Hoặc bạn có thể dùng dâu tây dầm nát trong sữa chua và bôi lên da.
Cách 4: Tắm nước nóng hoặc rang nóng khăn mặt, giẻ và chà vào vùng da bị ngứa. Nhiệt độ sẽ làm giảm cảm giác ngứa trên da.
Cách 5: Dùng ruột của chính con sâu róm đã đốt để bôi lên vùng da bị ngứa (giống cách trị ngứa khi bị bọ nét (bọ nẹt) đốt).