Mâm Cúng Tất Niên Gồm Những Gì, Hướng Dẫn Cách Cúng

Mâm cúng tất niên gồm những gì? Cách bày mâm cúng chuẩn truyền thống

Mâm cúng tất niên gồm những gì, Tổ chức tiệc tất niên vào ngày nào tốt, hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng tất niên cuối năm đầy đủ lễ vật, cách bày trí mâm cúng đẹp

Mâm cúng tất niên gồm những gì. Đây là một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm. Để đảm bảo có được những mâm lễ chu đáo trong ngày đặc biệt. 

Cúng tất niên là một trong những phong tục, tập quán độc đáo của người Việt. Đây là mâm lễ cúng thường được tổ chức vào dịp Tết nguyên đán. Vậy Mâm cúng tất niên gồm những gì? Dưới đây sẽ là những chia sẻ hữu ích giúp bạn chuẩn bị được một mâm lễ chu đáo nhất. 

Lễ cúng tất niên là gì?

Với mỗi gia đình cúng tất niên là một nghi lễ không thể thiếu. Không chỉ dâng lên tổ tiên mà còn giúp cho các thành viên trong gia đình thêm gắn bó. Tục cúng tất niên được thực hiện vào ngày cuối cùng trong năm. Đánh dấu thời điểm kết thúc năm cũ và chào đón năm mới. 

Cúng tất niên là nghi lễ quan trọng trong năm 

Cúng tất niên bao gồm phần lễ cúng và tiệc tất niên. Lễ cúng với tiệc thông thường được tổ chức vào buổi chiều và tối ngày 30 tháng Chạp (năm đủ), 29 tháng Chạp (năm thiếu). 

Ý nghĩa phong tục cúng tất niên

Theo các chuyên gia Văn hóa Việt, tất niên có nghĩa là: “tất” là hết, “niên” là năm. Theo đó, tất niên có nghĩa là buổi tiệc hết năm để chuẩn bị đón chào năm mới. Mỗi gia đình sẽ làm những món ăn ngon để dâng lên tổ tiên và thưởng thức sau khi làm lễ. 

Cúng tất niên từ lâu đã trở thành một nghi lễ quan trọng. Thông qua lễ cúng các gia đình có thể bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Cảm ơn các vị thần linh đã phù hộ cho một năm bình an, hạnh phúc. 

Bữa cơm tất niên quây quần, hạnh phúc

Quanh mâm cúng cũng là dịp để mọi người ngồi quây quần bên nhau. Kể cho nhau nghe những câu chuyện đã diễn ra trong một năm. Chính vì thế nguwofi ta thường nói mmaam cúng tất niên là bữa cơm sum họp, đoàn tụ của cả một gia đình. 

Cúng tất niên vào ngày nào?

Lễ cúng tất niên thường được tổ chức trước lễ cúng giao thừa. Tùy phong tục mỗi nơi có thể cúng vào ngày: 

  • Ngày 28 tháng Chạp

  • Ngày 29 tháng Chạp

  • Ngày 30 tháng Chạp

Thông thường, mọi người sẽ cúng vào buổi chiều hoặc tối. Mỗi lễ cúng sẽ được đảm bảo đầy đủ lễ mặn. Trước là để dâng lên tổ tiên sau là để mọi người trong gia đình quây quần thưởng thức. 

Mâm cúng tất niên gồm những gì?

Mâm cúng tất niên là mâm lễ truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, do đặc trưng vùng miền mà mỗi nơi sẽ có những món ăn khác nhau. Tuy vậy, vẫn đảm bảo có những lễ vật như sau:

Mâm cúng tất niên đặc trưng 

Hương, đèn

Hương và đèn là lễ vật quan trọng không thể thiếu trong mâm cúng tất niên. Theo quan niệm đây là sự kết nối giữa cõi âm và cõi dương. Khi chuẩn bị nên đặt hai cây đèn/ nến ở hai bên bàn thờ. Đại diện cho mặt trăng và mặt trời. 

Mâm ngũ quả

Khi chuẩn bị mâm cúng không thể không chuẩn bị mâm ngũ quả. Tùy theo sản vật trong vùng mà có thể chọn những loại quả khác nhau. Tuy nhiên, cần chú ý chọn quả tươi, ngon, đẹp mắt. 

Mâm ngũ quả cho mâm cúng tất niên 

Mâm cơm cúng tất niên

Đối với mâm cúng tất niên, mỗi gia đình nên chuẩn bị những món ăn truyền thống như:

  • Gà luộc

  • Chả lụa

  • Chả lụa

  • Nem rán

  • Canh mọc

  • Miến

  • Bánh chưng… 

  • Xôi 

  • Chè

Mâm cúng tất niên miền Bắc 
Mâm cúng tất niên miền Trung
Mâm cúng tất niên miền Nam

  • Canh móng giò hầm măng

  • Xôi gấc

  • Bánh chưng 

  • Giò/chả lụa

  • Gà trống luộc/thịt luộc

  • Miến nấu lòng gà

  • Nộm

  • Thịt đông

  • Giò lụa Huế

  • Gà bóp rau răm

  • Măng khô ninh

  • Thịt lợn luộc

  • Ram rán

  • Bánh tét

  • Củ cải ngâm nước mắm

  • Thịt lợn luộc

  • Gỏi tôm thịt

  • Giò chả

  • Canh măng nấu xương

  • Khổ qua nhồi thịt

  • Thịt kho tàu

Cách bày biện mâm cúng

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật mặn và nhạt. Mọi người đặt mâm cúng trên bàn thờ tổ tiên. Nơi đây là vị trí linh thiêng nhất trong gia đình. Các đồ lễ cần đặt phá trước, mâm đồ cúng đặt ở bên cạnh. 

Khi bày biện cần lưu ý không nên đặt mâm ngũ quả ở chính giữa của bàn thờ. Theo quan niệm của cha ông thì khi đặt mâm ngũ quả ở giữa sẽ che đi trục linh khí chính của bát hương. Khi làm mâm cúng tất niên nên chọn hoa tươi thay vì hoa giả. 

Các bước cúng tất niên 

Vào ngày tất niên các công ty thường tổ chức tất niên để chia tay năm cũ và đón chào năm mới. Còn mỗi gia đình đây là dịp để cho những người con xa quê được dịp quay trở về sum họp. Các bước cúng tất niên đúng theo phong tục như sau:

Cúng tất niên cần được thực hiện theo các bước đúng trình tự 

Bước 1: Chuẩn bị đồ lễ cúng

Các thành viên trong gia đình sẽ sum họp cùng nhau chuẩn bị những đồ lễ cúng. Bên cạnh đồ lễ là các món ăn ngon, đặc trưng của dân tộc. Sau khi đã chuẩn bị xong thì đặt lên bàn thờ để thắp hương cúng bái. 

Bước 2: Gia chủ thắp hương

Đại diện người lớn tuổi trong gia đình sẽ tiến hành thắp hương cúng bái. Trong thời gian gia chủ đọc văn khấn thì tất cả các thành viên cùng ngồi lại và hướng về phía bàn thờ gia tiên. Thái độ nghiêm túc, thành kính với các ông bà tổ tiên của gia đình mình. 

Bước 3: Hóa vàng

Sau khi đã làm lễ xong, mọi người sẽ tiến hành hóa vàng. Theo quan niệm của cha ông thì hóa vàng sẽ giúp các vị thần linh nhận được tấm lòng thành của gia chủ. Nhiều người cho rằng trần sao âm vậy nên có thể sắm cả những vật dụng bằng giấy để đốt với mong muốn gửi xuống cho ông bà mình. 

Hóa vàng sau khi cúng tất niên 

Bước 4: Ăn cơm tất niên

Bữa cơm tất niên là bữa cơm sum họp đủ đầy trong ca một năm. Cả gia đình sẽ ngồi bên mâm cơm với đầy đủ các món ăn ngon. Đây là thời khắc ý nghĩa và linh thiêng nhất. Tạm gác lại tất cả những lo âu để cùng nhau đón chào năm mới trong hạnh phúc. 

Bước 5: Đón giao thừa

Sau khi ăn uống xong cả gia đình sẽ cùng ngồi bên nhau đón giao thừa. Tiếng pháo hoa, tiếng cười vui của con trẻ sẽ trở thành những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi con người. 

Các việc cần làm trong lễ cúng tất niên 

Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng tất niên. Các gia đình còn chuẩn bị một số những công việc thường làm theo quan niệm truyền thống. Cảm giác các thành viên được cùng nhau san sẻ sẽ giúp gia tăng tình cảm và niềm vui trong ngày trọng đại. 

Dọn dẹp nhà cửa

Trong ngày cuối cùng của năm, các gia đình thường quây quần để dọn dẹp nhà cửa. Mọi người quan niệm, lau dọn sẽ giúp gột rửa hết những điều không may mắn. Đón chào năm mới với nhà cửa sạch sẽ đón được nhiều lộc và may mắn hơn. 

Gia đình chuẩn bị nhà cửa chuẩn bị đón tất niên 

Cúng ông công ông táo

Trước ngày làm cơm tất niên, các gia đình thường tổ chức cúng ông Công ông Táo.Đây là một việc vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Cùng với đó là nghi thức thả cá chép vàng. Ông Táo sẽ về trời để báo lại với Thiên đình về những việc đã xảy ra trong một năm. 

Ăn cơm đoàn viên

Bữa cơm đoàn viên là một việc không thể thiếu của mỗi gia đình. Những người con đi làm ăn xa có ngày tết để trở về với những người thân của mình. Đây có lẽ là bữa cơm đáng mong đợi nhất không chỉ vì sự tươm tất mà còn vì trong đó có hương vị của tình thân vô cùng thiêng liêng. 

Tảo mộ

Ngày cuối cùng trong năm các gia đình sẽ chuẩn bị hoa, hương, đồ lễ để ra mộ. Thắp hương tại mộ phần của các cụ là bày tỏ lòng thành kính. Cùng với đó là sự tưởng nhớ về những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng mình. 

Tảo mộ là hoạt động phổ biến dịp cuối năm

Nhiều gia đình cũng chọn ngày này để dọn dẹp lại mộ phần. Có thể tu sửa những phần bị hỏng hóc do tác động của thời tiết. Hoặc phát quang cỏ dại mọc ở xung quanh. giúp cho phần mộ tươm tất, gọn gàng hơn. 

Tắm lá mùi

Theo lời của người xưa truyền lại, ngày tất niên mọi người thường tắm lá mùi. Các cụ cho rằng lá múi có thể xua tan đi những vận hạn xui xẻo của một năm cũ. Qua đó, có thể trút bỏ những điều mà mọi người còn chưa toại nguyện. Hay những phiền muộn còn ở lại. Từ đó, sẵn sàng để đón chào những niềm vui trong năm mới. 

Theo khoa học ngày nay, lá mùi giúp trị bệnh hiệu quả, giảm tình trạng căng thẳng. Đặc biệt, nước lá còn giúp làm sạch da vô cùng hiệu quả. Hơn nữa, hương thơm cũng rất dễ chịu. Khiến cho con người có cảm giác thoải mái và vui vẻ hơn. 

Địa chỉ cung cấp dịch vụ đồ cúng trọn gói

Hiện nay, vì nhiều lý do mà các gia đình có thể không thể chuẩn bị được một mâm cơm tươm tất. Chính vì thế các dịch vụ đồ cúng trọn gói đã ra đời mang đến sự tiện lợi và hiệu quả. 

Đồ cúng Việt Nam – Dịch vụ cung cấp đồ cúng chuyên nghiệp 

Đồ cúng Việt Nam là dịch vụ chuyên nghiệp đã có nhiều năm kinh nghiệm. Không chỉ cung cấp đồ cúng cho ngày tất niên. Dịch vụ còn hỗ trợ chuẩn bị đầy đủ các mâm cúng cho ngày quan trọng khác như: lễ cúng thôi nôi, cúng xe mới, cúng nhà mới…

  • Dịch vụ có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có kinh nghiệm trong việc nấu đồ cúng.

  • Đồ cúng đảm bảo thơm ngon, đẹp mắt. Đặc biệt là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 

  • Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển tại nhà cho các gia đình. Sẵn sàng hỗ trợ sắp đặt mâm cúng đúng chuẩn truyền thống. 

  • Chi phí phù hợp với từng mâm cúng khác nhau. Khách hàng có thể chọn thêm đồ với chi phí rất cạnh tranh.

  • Hỗ trợ tư vấn khách hàng chọn đồ chuẩn bị mâm cúng trọn vẹn nhất trong những dịp quan trọng. 

Lễ cúng tất niên là một trong những dấu mốc quan trọng của một năm. Đây là ngày đặc biệt cũng là ngày của tình thân. Hy vọng những thông tin trong bài viết duwois đây sẽ giúp các bạn hiểu được mâm cúng tất niên gồm những gì. Qua đó sẽ giúp các bạn chuẩn bị được đầy đủ món ăn cho mâm cúng tươm tất nhất. 

Rate this post

Viết một bình luận