Dù cuộc sống ngày càng hiện đại, nhưng cứ đến dịp tết cổ truyền của dân tộc mỗi gia đình Việt Nam đều không quên chuẩn bị mâm ngũ quả . Tùy mỗi vùng miền mà các loại hoa quả để bày trí cho mâm ngũ có sự thay đổi và hiện nay, với điều kiện kinh tế và nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao mâm ngũ quả đã được biến tấu thêm những loại trái cây nhập khẩu để trông đẹp mắt hơn nhưng vẫn không thiếu đi những loại trái cây đặc trưng, vậy cùng Làng nghề Minh Hải tham khảo mâm ngũ quả gồm những gì trong bài viết dưới đây.
Mâm ngũ quả gồm những gì?
Việt Nam là đất nước có sự đa dạng về văn hóa vùng miền Bắc- Trung- Nam, vì vậy trong mâm ngũ quả để dâng lên bàn thờ tổ tiên ngày tết cũng có sự khác nhau loại trái cây đặc trưng riêng của từng vùng. Vậy cùng tìm hiểu chi tiết mâm ngũ quả gồm những gì của cả ba vùng miền Bắc- Trung- Nam:
Mâm ngũ quả miền Bắc
Dễ dàng nhận thấy trên bàn thờ các gia đình miền Bắc, hoặc các đền đình các mâm ngũ quả thường không thể thiếu có các loại quả phổ biến: Chuối xanh, bưởi, trứng gà hay còn gọi là lê ki ma, đu đủ xanh, sung, trầu cau, đào, phật thủ…Đây là những loại trái cây đặc trưng được trồng rất nhiều miền Bắc đặc biệt là bưởi, hay sung, trứng gà. Cứ vào tháng chạp, người dân miền Bắc thường chọn những quả bưởi đẹp nhất trong vườn để làm mâm ngũ quả dâng lên tổ tiên.
Mâm ngũ quả miền Trung
Miền Trung có khí hậu khắc nghiệt, trái cây không phong phú như miền Nam và Bắc nên mâm ngũ quả ngày tết ở miền Trung thường giống như miền Nam và miền Bắc giao thoa như dưa hấu, mãng cầu, dừa…. Bù lại để mâm ngũ quả trông đẹp mắt, các mâm ngũ quả thường được bày trí tỉ mỉ theo hình long phụng những quả to thường được nằm ở dưới và những quả bé hơn gấp dần lên.
Mâm ngũ quả miền Nam
Trong mâm ngũ quả gồm những gì thì miền Nam lại hướng theo quan niệm rất thú vị từ xa xưa thông qua phát âm của các loại trái cây đó là cầu- sung- vừa- đủ- xài tương ứng với 5 loại trái cây đặc trưng của miền Nam: mãng cầu- dừa- đu đủ- xoài với mong muốn cho năm mới tiền tài sung túc vừa đủ. Ngoài ra, để mâm ngũ quả trông đẹp mắt và chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn các loại trái như phật thủ, dưa hấu cũng rất được ưa chuộng.
Xem thêm: Tranh thêu câu đối đẹp dành cho mọi nhà ngày Tết
Ý nghĩa của các loại trái cây trong mâm ngũ quả gồm những gì?
-
Chuối: Thường xuất hiện trên mâm ngũ quả của miền Bắc, mang ý nghĩa đoàn kết sum vầy, hạnh phúc.
-
Phật thủ: như tên gọi phật thủ là loại quả rất được ưa chuộng trong mâm ngũ quả ngày nay vì tượng trưng cho bàn tay khổng lồ của Phật Tổ Như Lai.
-
Bưởi: là biểu tượng cho sự an khang, thịnh vượng.
-
Cam, Quýt: Là những loại trái cây nhiều màu sắc đại diện cho sự thành công trong công việc, thăng quan tiến chức.
-
Lựu: Lựu mang ý nghĩa truyền thống gắn liền với chuyện Mẹ Âu Cơ và bọc trăm trứng qua đó thể hiện mong muốn con đàn cháu đống.
-
Thanh long: mang hình dáng đặc biệt tượng trưng cho chiếc vảy rồng, thể hiện sự linh thiêng, bình an.
-
Dưa hấu: thể hiện sự bình an, may mắn, tươi đỏ cả năm.
-
Sung: sung phát âm đi kèm các từ nghĩa với sung túc, sung trí, mang lại sức khỏe và tiền bạc.
-
Mãng cầu: phát âm trong từ mong cầu bình an.
-
Đu đủ: mang ý nghĩa đầy đủ, trọn vẹn.
-
Xoài: phát âm gần với từ “xài” với mong muốn nhiều tiền tài tiêu xài không thiếu thốn.
Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong ngày Tết
Mâm ngũ quả gồm những gì? Tại sao lại gọi là mâm ngũ quả thì trong văn hóa Việt Nam theo quan niệm mâm ngũ quả bắt nguồn từ thuyết duy vật cổ đại được gọi đó là ngũ hành kim. mộc. thủy, hỏa, thổ. Trong đó kim đại diện cho kim loại, mộc tượng trưng cho gỗ, hỏa tượng trưng cho lửa,thủy tức là nước và cuối cùng thổ tượng trưng cho đất. Vì vậy, cách bày mâm ngũ đẹp và quả truyền thống của người Việt được bắt nguồn từ học thuyết phương Đông này.
Vì vậy “ngũ quả” trong mâm ngũ quả trong dân gian có ý nghĩa là để chỉ sự giao thoa cân bằng của đất trời thông qua các loại trái cây tượng trưng.. Hơn nữa, đối với phong tục phương Đông rất trọng phong thủy thì con số 5 tức “ngũ hành” là một con số rất đẹp trong phong thủy, mang ý nghĩa thịnh vượng, sung túc. Chính vì vậy, trong thời khắc bước qua năm cũ, bắt đầu năm mới dân gian ta đã bày trí mâm ngũ quả thật đầy đủ trang trọng để kính cẩn dâng lên bàn thờ, nơi linh thiêng của gia đạo đất trời, tổ tiên tụ họp nhằm thể hiện đạo hiếu của dân tộc Việt Nam đó là “ Uống nước nhớ nguồn” ghi nhớ công ơn sinh thành đối với ông bà, tổ tiên và công lao của người xưa có công với dân tộc, đất nước… đồng thời gửi gắm mong một cuộc sống ấm no, âm dương hòa hợp, vạn vật phát triển mang đến những điều tốt đẹp, bình an, tài lộc cho gia chủ.
Xem thêm: Tủ Thờ Kiểu Huế
Qua bài viết trên Làng nghề Minh Hải đã giúp giải đáp thắc mắc trong mâm ngũ quả gồm những gì, để có thể tự tay chuẩn bị mâm ngũ cho gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về, đồng thời giúp hiểu thêm về ý nghĩa tốt đẹp và tầm quan trọng của mâm ngũ quả ngày tết như thế nào.