Mâm cúng ông Táo gồm những gì? Lễ cúng chi tiết nhất!

Cúng ông Táo là một phong tục không thể thiếu từ xa xưa của người Việt trong dịp Tết cổ truyền. Mâm cúng ông táo gồm những gì và lễ cúng ông táo chi tiết nhất sẽ được giới thiệu đến bạn trong bài viết này!

Cứ mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt lại chuẩn bị làm lễ cúng ông Táo để cảm ơn ông đã phù hộ cho cuộc sống của gia chủ trong một năm vừa qua. Người ta tin rằng, ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời để báo cáo lại công việc của năm vừa qua và mang về hi vọng năm mới đủ đầy, hạnh phúc của gia chủ. Cúng tiễn ông Táo là việc phải làm nhưng ít ai biết chuẩn bị cúng ông táo gồm những gì và đồ lễ ra sao. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết mâm cúng ông Táo!

1. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày cúng ông Táo

1.1. Ngày cúng ông Táo có nguồn gốc thế nào?

Truyền thuyết ông Táo được bắt nguồn từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng khi đến Việt Nam thì được chuyển thành sự tích hai vị thần ông và 1 vị thần bà: thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc. Do cảm động sâu sắc trước sự chung thủy và tình cảm nồng đậm của ông Táo nên người dân đã bắt đầu thờ cúng Ông Táo cùng với hy vọng ông sẽ giữ lửa cho căn bếp của gia đình mình.

cúng ông Táo gồm những gì

Nguồn gốc của tục cúng ông Táo

1.2. Ý nghĩa của lễ cúng ông Táo

Theo truyền thuyết dân gian, do ông Táo quanh năm luôn ở trong căn bếp của gia đình nên sẽ nắm bắt được tất cả tình hình của gia chủ, từ chuyện tốt đến chuyện xấu, từ vận tốt đến vận xấu. Ông Táo còn bảo vệ gia đình khỏi sự xâm phạm của ma quỷ. Chính vì thế, người dân tin rằng thờ cúng ông Táo để được phù hộ cho gia đình bình yên đủ đầy, no ấm yên vui. Người dân cũng truyền tai nhau rằng, mỗi cuối năm, tất cả các vị thần sẽ trở về thiên đình và ông Táo cũng đi chầu Ngọc Hoàng để báo cáo lại tình hình làm ăn và lối sống của gia đình. Khi đưa tiễn ông Táo, người ta thường dùng cá chép và sẽ thả cá về sông sau khi kết thúc lễ tiễn đưa. Dân gian quan niệm rằng, cá chép có ý nghĩa như “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng nên dùng cá chép tiễn ông táo về trời tượng trưng cho sự thăng hoa, thịnh vượng, vươn lên để đạt đến thành công.

Mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, người dân nước Việt sẽ làm lễ cúng để tiễn đưa ông Táo về chầu Ngọc Hoàng. Thời điểm thích hợp nhất để đưa ông Táo về trời là khoảng từ 9 giờ đến 12 giờ sáng để kịp giờ về chầu Ngọc Hoàng.

2. Chuẩn bị lễ cúng ông táo gồm những gì?

2.1. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Quan niệm dân gian cho rằng, Ngọc Hoàng phái ông Táo xuống trần gian để theo dõi và ghi chép lại việc làm của gia chủ trong suốt 1 năm và cứ tới ngày 23 tháng Chạp hàng năm thì Táo Quân sẽ cưỡi cá chép về chầu để báo cáo kết quả trong năm. Ông Táo là thần sẽ định đoạt công hay tội của gia đình nên gia chủ sẽ sửa soạn một mâm cơm thịnh soạn để được phù hộ và nói giảm nói tránh trước mặt Ngọc Hoàng. 

Ngoài chuẩn bị đồ lễ và nấu mâm cơm thịnh soạn, người dân miền Bắc còn mua thêm 3 con cá chép đỏ bơi trong chậu và thả xuống ao hồ sau khi đã làm lễ xong. Ngược lại, người miền Trung thì chuẩn bị ngựa giấy còn người miền Nam thì lại dùng cá chép giấy. Tóm lại, gia chủ hãy tùy theo quan quan niệm văn hóa gia đình để chuẩn bị đồ cúng và mâm lễ sao cho phù hợp nhất với phong tục. Vậy cúng ông táo gồm những gì? Một mâm lễ mặn cúng ông Táo đầy đủ nhất cần phải có:

  • 1 con gà trống luộc nguyên con, chéo cánh ngâm hoa. Nếu không có gà luộc thì bạn có thể thay thế bằng 5 lạng thịt lợn luộc. Gà luộc phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (có nghĩa là gà mới lớn) với ý nghĩa nhờ ông Táo xin với Ngọc Hoàng thượng đế cho đứa trẻ trong nhà sau này lớn lên tràn trề nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

  • 1 đĩa xôi gấc, bạn có thể thay thế bằng xôi lá nếp, xôi nếp cẩm hay xôi đậu

  • 1 đĩa giò heo

  • 1 cái bánh chưng

  • 1 tô canh chân giò nấu măng hoặc thay thế bằng các loại canh khác

  • 1 đĩa rau xào thập cẩm

  • 1 đĩa chả chiên

  • 1 đĩa thịt nấu đông

  • 1 chén gạo đầy

  • 1 chén muối trắng

cúng ông Táo gồm những gì

Mâm cỗ cúng ông công ông táo gồm những gì?

Ngoài những món ăn trên, nhiều gia đình còn chu đáo hơn bằng cách chuẩn bị thêm các món chè chẳng hạn như chè hoa cau, chè trôi nước, chè kho, bánh trái các loại để mâm cúng thêm phần đẹp mắt. Ngày này, các món ăn trên mâm đã được biến tấu đa dạng nhưng nhìn chung đa số các gia đình vẫn giữ nguyên truyền thống cũ. Dù cuộc sống ngày càng hối hả bận rộn, nhiều bà nội trợ vẫn cầu kỳ chuẩn bị mâm cúng đầy đủ để thể hiện lòng thành. Nhiều gia đình nếu không có thời gian chuẩn bị thì cũng có thể mua các món ăn được chế biến sẵn và chuẩn bị nguyên liệu nấu nướng từ sớm để đến ngày cúng thì chỉ cần nấu canh và nấu các món xào là xong.

2.2. Lễ chay cúng ông táo gồm những gì?

Tùy theo điều kiện và văn hóa gia đình mà bạn cũng có thể chuẩn bị mâm cỗ chay để cúng tiễn ông Táo. Mâm lễ cũng có thể được gia giảm hay biến tấu vừa phải nhưng vẫn cần đầy đủ. Nhiều gia đình chọn làm mâm cơm chay với các món rau xào, trầu cau, hoa quả vẫn đảm bảo thịnh soạn và chu đáo.

2.3. Đồ lễ cúng ông táo gồm những gì?

Ngoài một mâm cơm mặn thì các gia đình còn chuẩn bị thêm lễ vật để cúng đưa ông Táo về trời bao gồm:

  • 3 chiếc mũ bao gồm 2 cái cánh chuồn dành cho Táo ông và 1 cái không có cánh chuồn dành cho Táo bà

  • 3 bộ quần áo giấy gồm 2 bộ nam và 1 bộ nữ

  • 2 đôi hài nam cho Táo ông và 1 đôi hài nữ cho Táo bà

  • Tiền vàng mã

  • 1 đĩa trầu cau nhỏ

  • 1 bình hoa cúc

  • 1 đĩa trái cây tươi

  • Rượu hoặc trà

  • Nhang

  • 9 cây nến đỏ

  • 3 con cá chép, nếu mua được 3 con cá đủ 3 màu đỏ, trắng, vàng là tốt nhất.

Sau khi đã cúng ông Táo xong, bạn hãy đem tiền đi hóa vàng, đem cá chép đi thả. Khi mang cá đi thả, bạn hãy chọn những nơi có nước trong, thoáng đãng như các ao hồ, sông suối lớn chứ đừng thả nơi cống rãnh ẩm thấp hay vứt cá bừa bãi. Sau khi tiễn ông Táo, bạn hãy dọn dẹp mâm cúng cẩn thận, không vứt túi bóng lung tung hay xả rác bừa bãi để tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

2.4. Cá chép cúng ông Táo

cúng ông Táo gồm những gì

Cần chọn cá chép khỏe mạnh có màu sắc bắt mắt, không cần quá to

Tương truyền rằng, cá chép là phương tiện duy nhất đưa ông Táo trở về thiên đình chầu Ngọc Hoàng nên nhà nhà thường mua một vài con cá chép nhỏ vào ngày 23 tháng Chạp để thả vào chậu nước đặt kế mâm cúng. Sau khi lễ cúng hoàn tất, bạn sẽ thực hiện phóng sanh cá chép để ông Táo lấy đó làm phương tiện đi về Trời.

Khi chọn mua cá chép tiễn ông Táo, bạn không cần phải cố tìm kiếm những con cá to mà chỉ cần chọn cá khỏe mạnh, màu sắc bắt mắt, bơi lội linh hoạt, toàn thân nguyên vẹn, không bị trầy xước hay bị tróc vảy. Một bí quyết để chọn mua cá là bạn dùng tay khuấy nhẹ vào mặt nước, nếu thấy cá bơi nhanh là cá khỏe, kiểm tra xem mang cá có màu đỏ tươi hay không, mắt cá có sáng hay không. Nếu những tiêu chí trên đều đáp ứng được thì bạn có thể chọn mua.

Việc thả cá chép sau khi làm lễ cúng ông Táo khá quan trọng vì bước này giúp hoàn thành quy trình làm lễ cúng. Khi thả cá, bạn hãy đặt 3 con cá chép sống trong chậu nước gần mâm cúng và phóng sinh nhẹ nhàng ra sông hồ trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Theo truyền thuyết, cá chép sẽ hóa thành rồng đưa ông Công ông Táo về trời.

3. Nên cúng ông Công, ông Táo về trời vào giờ nào đẹp nhất?

Dựa theo phong tục dân gian truyền lại, mâm cúng và lễ cúng ông Công ông Táo cần phải đặt ở bàn thờ trong bếp. Trong khi cúng, gia chủ phải để lửa trong bếp cháy rực và thắp 3 nén nhang ở cạnh bếp. Trước đó, gia chủ cần chuẩn bị 1 ly gạo đặt cạnh bếp để cắm nhang.

Lễ cúng cần được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Khi bắt đầu cúng, gia chủ đọc bài cúng ông Công ông Táo theo phong tục. Tùy thuộc vào điều kiện và thời gian mà chủ nhà có thể cúng vào buổi trưa hoặc chiều tối của ngày 22 tháng Chạp đều được. Tuy nhiên, các chuyên gia văn hóa cho rằng, thời gian tốt nhất để cúng tiễn ông Táo về trời là từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Vì thế, gia chủ hãy cố gắng thu xếp thời gian và chuẩn bị đầy đủ lễ vật để cúng vào đúng thời gian trên.

Tục lệ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời cũng là thủ tục chuẩn bị một năm mới yên vui. Sau khi thắp nhang và hoàn thành bài khấn, gia chủ hãy thắp thêm 1 tuần nhang nữa, đợi đến khi nhang tàn thì làm lễ tạ, hóa vàng mã cùng bài vị cũ và phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo chầu trời. Đến trưa ngày 30 Tết, ông Táo sẽ trở về hạ giới và tiếp tục công việc của mình.

Trong miền Nam, cách cúng ông Táo sẽ không trút lư nhang và thay cọng mới. Một số nơi còn không có tục thả cá chép trôi sông, hóa vàng hoặc mũ thờ vì họ không thờ những đồ lễ này.

cúng ông Táo gồm những gì

Dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa sau khi cúng ông Táo

Ngày 23 tháng Chạp cũng được xe, là ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán. Khi hoàn thành buổi cúng, gia đình sẽ bắt tay vào dọn dẹp, lau chùi bàn thờ, nhà cửa, trang trí không gian cho ngồi nhà, chuẩn bị cho ngày tết sắp đến.

4. Bạn nên lưu ý gì khi cúng ông Táo?

Dù cúng ông Táo là một phong tục tập quán không còn quá xa lạ nhưng bạn cũng cần phải cử hành lễ cúng này một cách trang nghiêm và tuân theo đầy đủ tất cả các bước. Sau khi nắm được mâm cúng ông Táo gồm những gì thì bạn cần lưu ý những điều sau để lễ cũng được thêm trọn vẹn:

  • Lễ cúng tiễn ông Táo cần được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp (nhằm ngày 23/12 Âm lịch).

  • Trước khi cúng bạn cần lau dọn sạch sẽ bàn thờ, rửa sạch đồ thờ, bày biện vật dụng ngay ngắn, cẩn thận thay nước trong tách.

  • Trước khi đọc văn khấn cúng ông Táo, người cúng phải ăn mặc nghiêm túc, tắm rửa sạch sẽ, kín đáo và lịch sử để thể hiện sự tôn kính của gia chủ dành cho các quan thần.

  • Các lễ vật cúng và đồ cúng phải được đặt ở bàn thờ trong phòng bếp nhưng cũng có gia đình đặt mâm cúng ở trên bàn thờ gia tiên và mâm cúng lễ ở dưới bếp.

  • Trong khi cúng, bạn phải để lửa trong bếp cháy rực, mâm cỗ đầy đủ thì gia chủ mới sung túc ấm no.

  • Khi đọc văn khấn, bạn cần đọc với thái độ thành tâm, nghiêm túc, đọc to, rõ ràng, rành mạch.

  • Bên cạnh bếp, bạn hãy đặt 1 ly gạo và cắm 3 nén nhang.

  • Sau khi nhang đã cháy hết phân nửa, gia chủ hãy mang lễ cúng bao gồm áo mũ, tiền vàng, hài đi hóa và thả cá chép.

  • Trong khi cúng, gia chủ không nên cầu xin gia đình được sung túc hay phú quý mà hãy xin ông Táo bẩm báo điều tốt đẹp, giảm bớt nói những điều không hay xảy ra trong năm.

5. Những kiêng kỵ cần tránh khi cúng ông Táo

5.1. Không nên cúng tiễn ông Táo sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp

cúng ông Táo gồm những gì

Không nên cúng tiễn ông Táo sau 12h trưa ngày 23 tháng Chạp

Bạn cần ghi nhớ là không nên cúng lễ ông Công, ông Táo sau 12h trưa ngày 23 tháng chạp vì thời điểm sau 12 giờ trưa là lúc các ông Công ông Táo đã trở về trời. Lễ cúng cần phải được hoàn thành trước khi ông Táo trở về chầu Ngọc Hoàng, vì thế gia chủ có thể tùy theo công việc và điều kiện thời gian để cúng ông táo vào buổi trưa hay buổi tối ngày 22 tháng Chạp hoặc vào sáng ngày 23 tháng Chạp.

5.2. Không nên đặt mâm cúng lễ ở dưới bếp

Nhiều người quan niệm rằng ông Công ông Táo là những vị thần cai quản bếp núc nên việc đặt mâm cơm và lễ vật cúng ở trên bếp là hợp lý nhất. Thế nhưng theo quan niệm của các chuyên gia phong thủy, nếu trong gia đình không có ban thờ táo quân thì phải thắp nhang ở bàn thờ thần linh hoặc bàn thờ gia tiên chứ không nên đặt lễ cúng ở dưới bếp. Nguyên nhân là từ xưa đến nay, bàn thờ được xem là nơi để hai thế giới âm dương giao tiếp. Trong khi cúng, bạn cần bật cho bếp lửa cháy rực, mâm cỗ đề huề thì cả nhà quanh năm mới ấm no.

5.3. Không nên ném cá chép từ trên cao xuống

Trong ngày 23 tháng Chạp cúng ông Táo, cá chép sẽ đưa ông Táo về trời nên các gia đình cần thả cá từ từ để tránh làm cá chết. Bạn tuyệt đối không được ném cá từ trên cao xuống sông hoặc để nguyên cá trong túi bóng rồi quăng xuống nước. Cách làm này chẳng những làm mất đi mục đích thả cá ban đầu, mất ý nghĩa tâm linh mà còn khiến môi trường ô nhiễm.

Một mâm cúng ông Táo thịnh soạn là cách bày tỏ lòng biết ơn tới vị thần cai quản bếp núc trong ngôi nhà và là lời cầu mong cho một năm mới hứa hẹn nhiều điều bình an, sung túc, may mắn. Mong rằng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn biết cần chuẩn bị cúng ông táo gồm những gì để có một mâm cúng đầy đủ nhất. Chúc bạn một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý!

Chạy Bộ Lúc Nào Là Tốt Nhất? Vào Sáng Sớm Hay Vào Ban Đêm? - ảnh 4

Elipsport – Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Câu hỏi thường gặp

Ngày cúng ông Táo có nguồn gốc thế nào?

Truyền thuyết ông Táo được bắt nguồn từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng khi đến Việt Nam thì được chuyển thành sự tích hai vị thần ông và 1 vị thần bà: thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc. Do cảm động sâu sắc trước sự chung thủy và tình cảm nồng đậm của ông Táo nên người dân đã bắt đầu thờ cúng Ông Táo cùng với hy vọng ông sẽ giữ lửa cho căn bếp của gia đình mình.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Một mâm lễ mặn cúng ông Táo đầy đủ nhất cần phải có: 1 con gà trống luộc nguyên con, chéo cánh ngâm hoa. Nếu không có gà luộc thì bạn có thể thay thế bằng 5 lạng thịt lợn luộc; 1 đĩa xôi gấc, bạn có thể thay thế bằng xôi lá nếp, xôi nếp cẩm hay xôi đậu; 1 đĩa giò heo; 1 cái bánh chưng; 1 tô canh chân giò nấu măng hoặc thay thế bằng các loại canh khác; 1 đĩa rau xào thập cẩm; 1 đĩa chả chiên; 1 đĩa thịt nấu đông; 1 chén gạo đầy; 1 chén muối trắng

Lễ chay cúng ông táo gồm những gì?

Tùy theo điều kiện và văn hóa gia đình mà bạn cũng có thể chuẩn bị mâm cỗ chay để cúng tiễn ông Táo. Mâm lễ cũng có thể được gia giảm hay biến tấu vừa phải nhưng vẫn cần đầy đủ. Nhiều gia đình chọn làm mâm cơm chay với các món rau xào, trầu cau, hoa quả vẫn đảm bảo thịnh soạn và chu đáo.

Đồ lễ cúng ông táo gồm những gì?

Ngoài một mâm cơm mặn thì các gia đình còn chuẩn bị thêm lễ vật để cúng đưa ông Táo về trời bao gồm: 3 chiếc mũ bao gồm 2 cái cánh chuồn dành cho Táo ông và 1 cái không có cánh chuồn dành cho Táo bà; 3 bộ quần áo giấy gồm 2 bộ nam và 1 bộ nữ; 2 đôi hài nam cho Táo ông và 1 đôi hài nữ cho Táo bà; Tiền vàng mã; 1 đĩa trầu cau nhỏ; 1 bình hoa cúc; 1 đĩa trái cây tươi; Rượu hoặc trà; Nhang; 9 cây nến đỏ; 3 con cá chép, nếu mua được 3 con cá đủ 3 màu đỏ, trắng, vàng là tốt nhất.

Nên rút, tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Táo?

Việc tỉa chân nhang cuối năm trước khi đón tết Nguyên đán thích hợp nhất là sau khi cúng ông Táo về trời. Đây là thời điểm ông Táo đã đi nên chúng ta cần tranh thủ dọn dẹp bàn thờ để đón rước ông Táo trở về.

Rate this post

Viết một bình luận