Mâm quả cưới miền Nam gồm những gì? Ý nghĩa của từng mâm quả

Mâm quả cưới miền Nam gồm những gì? Ý nghĩa của từng mâm quả

Ngày cưới là ngày quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người chính vì thế mọi thứ chuẩn bị cho đám cưới phải chỉn chu và hoàn hảo nhất. Tại Việt Nam, mâm quả cưới của 3 miền có đôi chút khác biệt, mang nhiều hàm ý riêng, là lời chúc phúc cho cặp đôi trong ngày vui chung của 2 họ. Bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem mâm quả cưới miền Nam gồm những gì nhé!

Trầu cau trong mâm quả cưới miền Nam

Dù ở miền Bắc, miền Nam hay miền Trung ngày cưới không thể thiếu được những mâm quả. Đây được xem như đồ vật tượng trưng cho lễ nghĩa, cho tấm lòng thành mà nhà trai muốn dành cho nhà gái. Ở miền Nam sẽ có 6 mâm quả trong đám hỏi tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục của từng địa phương lễ vật cưới cũng có sự thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên trầu cau thì không thể thiếu.

Trầu cau là thứ không thể thiếu trong mâm quả cưới miền Nam

Theo quan niệm của người dân miền Nam, trầu cau là sinh vật quan trọng nhất, mang ý nghĩa về mong muốn gắn kết, sự thưa hỏi chính thức của nhà trai với nhà gái. Nếu như người miền Bắc thường chuẩn bị số cau chẵn thì người miền Nam lại chuẩn bị số cau lẻ, đơm theo quy tắc 1 quả cau 2 lá trầu. Thông thường, tráp cau sẽ có tổng cộng 105 quả và 210 lá mang ý nghĩa về sự hạnh phúc, đủ đầy. Ngoài bày biện trong tráp cưới, trầu cau còn được têm cánh phượng và bày trên bàn tiệc trong ngày cưới mang đến nhiều điều may mắn.

Rượu, trà và nến

Trong mâm quả cưới miền Nam tráp cưới thứ hai sẽ bao gồm nến, trà và rượu. Đây là mâm quả thể hiện mong ước được tổ tiên chứng giám và chúc phúc cho cuộc hôn nhân sắp tới. Rượu là đồ vật tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân với đầy đủ cay, đắng, ngọt, bùi. Tuy nhiên đôi vợ chồng trẻ sẽ vẫn nỗ lực và cố gắng để vượt qua tất cả.

Rượu trên mâm quả thể hiện cho cuộc sống hôn nhân với đầy đủ các cung bậc cảm xúc khác nhau

Ngoài rượu trong tráp hỏi thứ 2 còn có trà và cặp nến có khắc hình long phụng. Cặp nến này sẽ được đặt lên bàn thờ tổ tiên tại gia đình nhà gái. Chỉ có người miền Nam và miền Trung mới cần có cặp nến long phụng, tráp cưới của người miền Bắc không cần phải có nến. Trà Tân Cương là thứ đồ uống có hương vị dịu nhẹ, chan chát nơi đầu lưỡi và ngọt lịm nơi cuống họng. Ý nghĩa của trà là dù cho cuộc sống hôn nhân có muôn vàn khó khăn thì cuối cùng cũng sẽ vượt qua được tất cả nên như cặp đôi biết nỗ lực, cố gắng.

Bánh xu xê trong tráp cưới

Có rượu, có trà, có trầu cau đương nhiên cũng không thể thiếu được bánh ngọt. Người miền Nam thưởng sử dụng bạn xu xê để xếp vào tráp hỏi mang sang nhà gái, loại bánh này tượng trưng cho sự hòa hợp giữa trời và đất, thể hiện mong ước về sự gắn bó, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của cặp vợ chồng trẻ. Ngoài ra một số gia đình còn sử dụng bánh cốm thay cho bánh xu xê hoặc sử dụng kết hợp cả 2 loại bánh đều được.

Bánh xu xê (bánh phu thê)

Sự khác biệt trong văn hóa của mỗi vùng miền là không thể tránh khỏi. Điều này tạo nên những nét đặc trưng riêng, đi sâu vào tâm khảm của người dân từng địa phương. Bánh xu xê ngày cưới của người miền Nam thường được nắm theo hình vuông sau đó gói lại một cách tỉ mỉ bằng lá dứa bên trên có dán chữ hỷ thể hiện tấm lòng thành của nhà trai.

Tráp hoa quả kết rồng phượng

Mâm quả cưới miền Nam nếu như thiếu đi mâm hoa quả kết rồng phượng thì quả thật là điều vô cùng thiếu sót. Miền nam được xem là nơi có khí hậu ôn hòa, hoa quả, trái cây đa dạng, phong phú. Chính vì thế những tráp cưới “chất” đầy hoa quả không thể thiếu trong ngày trọng đại nhất.

<span class=Tráp hoa quả kết rồng phượng

tượng trưng cho một cuộc sống ấm no, hạnh phúc” width=”800″ height=”600″ />

Tráp hoa quả kết rồng phượngtượng trưng cho một cuộc sống ấm no, hạnh phúc” width=”800″ height=”600″ />

Mâm hoa cưới miền Nam với tráp hoa quả thường bao gồm các loại như nho, táo, mãng cầu, xoài, đu đủ… Bên trên có đan xen thêm các loại lá kết thành hình rồng phượng vô cùng đẹp mắt. Mâm lễ vật này mang ý nghĩa về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đủ đầy, mong ước cặp đôi sẽ sống sung sướng đến đầu bạc răng long. Thường thì người dân miền Nam sẽ không chọn những loại quả có vị chua, chát hay nhưng quả có cái tên không mấy may mắn như lựu, chuối…

Tráp quả chính là điểm khác biệt trong mâm quả cưới miền Nam với miền Bắc. Tại miền Bắc rất ít địa phương lựa chọn hoa quả để đem đến nhà gái, một phần vì hoa quả khá nặng, khó di chuyển. Tuy nhiên dù phong tục mỗi nơi có khác nhau nhưng tấm lòng thành nhà trai dành cho nhà gái là không hề thay đổi.

Mâm xôi gấc trong lễ cưới người miền Nam

Nếu như người miền Bắc có mâm xôi, con lợn quay trong tráp quả thì người miền Nam cũng sử dụng xôi gấc để biểu đạt tâm ý. Xôi gấc là loại xôi có màu đỏ thuận tự nhiên, mang ý nghĩa về một cuộc hôn nhân nồng nàn, gắn bó và yêu thương lẫn nhau. Sau một thời gian tìm hiểu cả cô dâu và chú rể đã quyết định đi đến hôn nhân, mâm xôi này chính là tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân viên mãn sau này.

Mâm xôi gấc tượng trưng cho tấm lòng son sắt

Sự kết dính của mâm xôi thể hiện tấm lòng chung thủy, son sắt, sự gắn kết cùng nhau vượt qua khó khăn và gian khổ. Mâm xôi có thể có thêm gà luộc, hoặc chỉ có xôi tùy vào sự thỏa thuận của hai bên nhà trai và nhà gái. Nhưng thường thì ngày nay người ta hay chọn xôi không để đảm bảo vệ sinh và tiện cho việc vận chuyển.

Heo quay trên mâm quả

Heo là loài vật có ngoại hình to lớn, được nuôi để phục vụ cho đời sống của người dân. Ngày cưới trong phong tục của người miền Nam cần phải chuẩn bị một mâm quả bên trên đặt một chú heo quay. Tráp cưới này xuất hiện cả trong phong tục cưới của người miền Bắc từ rất lâu. Heo quay nên chọn những con có bề ngoài không quá to, cũng không quá nhỏ, cân đối nhằm thể hiện sự trọn vẹn trong hôn nhân cũng như dễ dàng hơn cho việc di chuyển tráp từ nhà trai sang nhà gái.

Tráp cưới hỏi của người miền Nam thường có thêm heo quay để thể hiện mong ước về cuộc sống hôn nhân đủ đầy

Nếu như tráp quả mang hương vị ngọt ngào thể hiện mong muốn về một cuộc hôn nhân lãng mạn, tráp rượu hội tụ đầy đủ những cung bậc cảm xúc trong cuộc hôn nhân thỉ tráp heo quay với vị béo ngậy của thịt lại dung hòa cho tất cả. Heo quay mang hàm ý về một cuộc sống sung túc, đồ ăn đầy đủ, no ấm và bình yên. Nếu như trong mâm quả cưới miền Nam xôi gấc không sử dụng gà luộc thì người ta thường sẽ dùng lợn quay để thay thế đem đến sự may mắn.

Mâm quả cưới miền Nam với 6 tráp khác nhau thể hiện mong muốn về một cuộc hôn nhân viên mãn, sự nghiêm túc cũng như ước vọng được trở thành thông gia giữa hai họ. Mọi thứ chuẩn bị cho đám cưới phải hoàn hảo và trọn vẹn nhất làm tiền đề chắc chắn tạo lập hạnh phúc sau này của các cặp đôi.

Bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn 6 tráp trong mâm quả cưới miền Nam. Ngày nay, số tráp cũng như các đồ vật trên mâm có thể thay đổi tùy thuộc vào phong tục của từng địa phương. Tuy nhiên tấm lòng thành của nhà trai dành cho nhà gái là điều không thể chối bỏ.

Rate this post

Viết một bình luận