Mang bầu 37 tuần nên làm gì để tốt cho em bé – Codegiamgia.com

Tuần 37 là tuần gần cuối của thai kì, trước khi mẹ bầu sinh con. Vì vậy đây là giai đoạn nhạy cảm thay đổi về tâm sinh lý, các mẹ phải cực kì chú ý đến cơ thể cũng như chế độ dinh dưỡng để con sinh ra được khỏe mạnh.

Vậy mang bầu tuần 37 nên làm gì để tốt cho em bé? Cùng tham khảo bài viết ngay sau đây nhé!

Sự phát triển của thai nhi 37 tuần tuổi như thế nào?

Thai nhi 37 tuần tuổi phát triển như nào?

Khi bước sang tuần 37, bé của mẹ sẽ có kích thước cỡ một bó rau cải, dài khoảng 48 cm tính từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 2,85kg

Lúc này, bé đã phát triển với đầy đủ khả năng phối hợp các bộ phận để các ngón tay bé có thể nắm bắt. Khi thấy ánh sáng, bé có thể quay mặt về phía trong của tử cung.

Đầu của thai nhi 37 tuần tuổi lúc này đang nằm gọn trong khoang chậu, được bao quanh và che chở bởi khung xương chậu. Tư thế này giúp bé có chỗ trống rất cần thiết để mông và chân của bé phát triển thêm ở những ngày cuối cùng trong bụng mẹ.

Mang bầu 37 tuần cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

Sau tuần 37, mẹ sẽ mất đi các lớp nhầy niêm mạc tử cung để tránh bị nhiễm trùng. Các lớp nhầy có thể bị mất đi trong vòng vài tuần, vài ngày hoặc vài giờ trước khi chuyển dạ.

Lớp nhầy này thường dày đặc, màu vàng và có thể nhuốm máu. Khi cổ tử cung mở ra để chuẩn bị cho việc sinh nở, các lớp nhầy này sẽ được thải ra khỏi cơ thể. Hãy chắc chắn rằng mẹ trao đổi với bác sĩ về bất kỳ chất dịch nào mà cơ thể thải ra trong giai đoạn thai nhi được 37 tuần tuổi.

Một số triệu chứng thường gặp ở cơ thể mẹ

Sưng ở một số vị trí trên cơ thể

Trong những tuần cuối của quá trình mang thai, vết sưng ở mắt cá chân là dấu hiệu bình thường. Tuy vậy, nếu mẹ bị sưng quá mức ở chân, lòng bàn tay, sưng mặt và mắt bị húp hay tăng cân đột ngột, hãy báo cho bác sĩ.

Kiểm tra độ giãn nở của tử cung

Để chuẩn bị cho việc đón bé chào đời, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung từ độ giãn, mở cho tới vị trí của chúng. Ngoài ra, khoảng cách của em bé với xương chậu cũng được xem xét.

Đốm máu

Khi thai nhi 37 tuần tuổi, cổ tử cung của bạn dễ bị kích thích. Do đó, một vài đốm máu trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai là bình thường, đặc biệt là sau khi quan hệ. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy nhiều máu, hãy đến bác sĩ ngay vì đó là dấu hiệu cho thấy có vấn đề ở nhau thai.

Đầy hơi

Do lượng hormone progesterone trong cơ thể gia tăng, bạn sẽ cảm thấy đầy hơi. Hãy thử giảm tình trạng khó chịu này bằng cách chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và uống nhiều nước.

Vết rạn da

Sự thay đổi của bà bầu ở tuần thứ 37 có thể dễ dàng nhận thấy với một số vết rạn trên bụng, hông, đùi, cánh tay. Nguyên nhân do làn da bị căng quá mức khi bạn đang tăng cân nhanh. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước và thoa dầu hoặc kem chống rạn da.

Khó ngủ

Rất nhiều phụ nữ mang thai khó ngủ trong giai đoạn cuối của quá trình mang thai. Các hoạt động như yoga và thiền hoặc tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp ích cho bạn trong giai đoạn này.

Buồn nôn hoặc tiêu chảy

Sự phát triển của thai nhi 37 tuần tuổi có thể chèn đường tiêu hóa của bạn. Từ đó, bạn dễ mệt mỏi, đồng thời cũng dễ cảm thấy buồn nôn hoặc tiêu chảy. Đây còn có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Các cơn co thắt Braxton Hicks

Các cơn co thắt cổ tử cung diễn ra thường xuyên hơn khi quá trình mang thai bước vào tuần thứ 37. Một số bác sĩ tin rằng những cơn co thắt lẻ tẻ này đang làm săn chắc cơ, hỗ trợ cho quá trình trẻ thoát khỏi cổ tử cung của bạn.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Trong tháng cuối của thai kỳ, nếu mẹ gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng sau đây, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức:

Nếu mẹ bị chảy máu đỏ tươi tạo thành một hoặc hai đốm máu vào bất cứ lúc nào trong tháng này, hãy gọi cho bác sĩ ngay. Đây có thể là một dấu hiệu của đứt nhau thai, một vấn đề nghiêm trọng trong đó nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung.

Trong tuần thai thứ 37 nếu mẹ đau bụng dữ dội và liên tục, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Mặc dù điều này không phổ biến nhưng nó có thể là một dấu hiệu của nhau bong non.

Việc hoạt động của bé giảm phần nào trong vài ngày trước khi sinh là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, việc giảm tần số của chuyển động có thể là một tín hiệu rằng có điều gì đó không ổn.

Để kiểm tra cử động của bé, hãy nằm nghiêng về bên trái và tính số lần chuyển động mà mẹ cảm nhận được. Nếu mẹ nhận thấy ít hơn 4 cử động trong mỗi giờ hoặc lo lắng về chuyển động của bé giảm xuống, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Mang bầu tuần 37 nên bổ sung dưỡng chất gì?

Ưu tiên chất béo lành mạnh

Thực phẩm giàu chất béo bão hòa nên được loại bỏ khi mẹ ở thai kì tuần 37. Các chất béo lành mạnh như bơ, dầu ô liu, bơ hạt rất có lợi cho mẹ và em bé khi mang thai. Chị em nên lưu ý bổ sung hai đến ba phần chất béo lành mạnh mỗi ngày nhé

Cung cấp Carbohydrate

Carbohydrate bao gồm đường, tinh bột và chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau quả và các sản phẩm từ sữa… Khi đã mang thai tuần 37, mẹ bầu nên hạn chế tinh bột nên ăn các loại đậu, ngũ cốc hoặc quả mơ khô.

Cung cấp 90 đến 100 gram protein mỗi ngày

Protein rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé, đặc biệt là não của trẻ nhỏ. Bạn nên bổ sung thịt gia cầm nạc, thịt bò nạc, cá ít thủy ngân và thực phẩm từ sữa bao gồm phô mai, sữa và sữa chua.

Bổ sung Canxi mỗi ngày – đáp án cho câu hỏi mang thai tuần 37 nên ăn gì?

Canxi là dưỡng chất thiết yếu trong suốt quá trình mang thai đối với cả mẹ và bé sau khi sinh xong. Bổ sung canxi đầy đủ sẽ giúp bé phát triển hệ xương, răng một cách tốt nhất.

Theo lời khuyên của các chuyên gia thì mẹ nên bổ sung khoảng 1200 – 1500 mg canxi/ngày là tốt nhất. Mẹ bầu nên bổ sung canxi từ trứng, sữa, các loại tôm, cá nhỏ, các loại rau củ như đậu đỗ.

Ngoài ra các mẹ nên ăn những loại thức ăn tươi, nóng sốt, được nấu chín và đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm. Bạn nên tránh uống rượu hoặc những chất kích thích như café hay những loại nước ngọt có ga. Thay vào đó bạn có thể uống các loại nước hoa quả có pha thêm một ít gừng, nước lọc để tránh bị chứng ợ hơi làm phiền mà lại giúp cung cấp nguồn vitamin cũng như khoáng chất đầy đủ.

Lời khuyên của bác sĩ về thai nhi 37 tuần

tuần thứ 37, nếu mẹ sợ hãi và lo lắng trong khi chuyển dạ, mẹ sẽ sinh khó khăn hơn. Sự căng thẳng sẽ kích hoạt một loạt các phản ứng trong cơ thể và cuối cùng có thể gây trở ngại cho việc sinh nở. Các chuyên gia gọi nó là chu kỳ căng thẳng – sợ hãi – đau đớn.

Trong giai đoạn mang thai 37 tuần, để giữ cho mình khỏi bị quá căng thẳng, mẹ cần bàn luận với bác sĩ hoặc chồng để tìm ra cách để thư giãn nhất có thể, nhằm đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Massage tầng sinh môn

Việc massage tầng sinh môn (vùng da giữa âm đạo và trực tràng) có thể giúp kéo giãn nhẹ nhàng vùng đáy chậu, từ đó có thể tránh được tình trạng rạch tầng sinh môn trong quá trình sinh bé.

Trước tiên hãy đảm bảo tay của bạn (hoặc tay người massage sạch sẽ và móng được cắt ngắn. Tiếp theo, bôi trơn ngón tay trỏ và ngón tay cái bằng dầu ô liu và đặt chúng vào bên trong âm đạo của mẹ bầu, sâu khoảng 5-6 cm. Trượt ngón tay từ từ về phía hậu môn. Mở hai ngón tay thành hình chữ V để kéo căng đáy chậu (khi nào thấy ngứa ran nhẹ thì ngưng).

Điều này giúp kéo căng da, giống như cách mà đầu bé chui ra khỏi âm đạo. Bạn có thể massage tầng sinh môn hàng ngày cho đến khi đến lúc sinh con.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Mẹ sẽ gặp bác sĩ hàng tuần kể từ bây giờ cho đến khi em bé ra đời. Đừng ngạc nhiên nếu bác sĩ thực hiện một hoặc nhiều lần kiểm tra vùng xương chậu. Việc kiểm tra này có thể giúp bác sĩ xác nhận vị trí sinh của em bé.

Trong suốt quá trình kiểm tra khung xương chậu, bác sĩ cũng có thể kiểm tra cổ tử cung của mẹ để xem nó đã mềm, giãn ra và mỏng đi bao nhiêu. Thông tin này sẽ được hiển thị bằng con số và tỷ lệ phần trăm.

Như vậy, tuần thai thứ 37 là giai đoạn quan trọng khi mẹ có thể chuyển dạ bất kì lúc nào. Hy vọng những lời khuyên ở trên sẽ giúp mẹ bầu có thêm kiến thức để chăm sóc bản thân và chuẩn bị tâm lý vững vàng trước ngày sinh.

Rate this post

Viết một bình luận