Mang thai sinh đôi: Mẹ cần chuẩn bị gì?

Mẹ vừa thăm khám bác sĩ và biết tin mình mang song thai. Cảm xúc bất ngờ xen lẫn lo lắng vì không biết nên chăm sóc thai kỳ ra sao để cặp sinh đôi thật khoẻ mạnh. Vậy mẹ đừng bỏ lỡ những gợi ý trong bài viết sau để có một thai kỳ khoẻ mạnh nhé.

 

Cứ 80 phụ nữ mang thai sẽ có 1 người mang song thai. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng nhé, với nền Y học tân tiến, hầu hết các trường hợp mang song thai đều không gặp vấn đề gì.

 

Mang thai sinh đôi là hiện tượng kỳ diệu!

Mang thai sinh đôi: Mẹ cần chuẩn bị gì

Bác sĩ có thể sẽ phát hiện mẹ mang song thai trong lần siêu âm đầu tiên. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mang thai đôi, cụ thể như: yếu tố di truyền, tuổi tác, dinh dưỡng và còn do sự hấp thu ánh sáng; vì ánh sáng kích thích quá trình rụng trứng. Theo thống kê ghi nhận số lượng trẻ sinh đôi tăng trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 (tháng có cường độ ánh sao cao). Ở các khu vực Bắc Âu, tỷ lệ sinh đôi xuất hiện nhiều hơn do hiện tượng ngày dài hơn đêm (Theo nghiên cứu về Sinh Đôi. T12/2000; 3 (4): 189-201). Bên cạnh đó, các biện pháp điều trị vô sinh cũng góp phần vào việc mang song thai.

 

Có 2 hình thức sinh đôi, bao gồm:

  • Sinh đôi cùng trứng xuất hiện khi một trứng được thụ tinh chia ra. Hai đứa trẻ này trông rất giống nhau và sẽ có cùng giới tính.

 

  • Sinh đôi khác trứng được hình thành từ 2 trứng tách biệt nhau và có thể giống hoặc không giống nhau. Hai đứa trẻ có thể không cùng giới tính.

 

Những rủi ro có thể xảy ra khi mang song thai

  • Đối với trẻ sinh đôi: có nguy cơ sinh non, thiếu cân, một trong 2 bào thai chậm phát triển, suy thai.

  • Đối với mẹ bầu: có nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường, xuất huyết, phù nề, đau lưng, tăng cân quá mức, có nguy cơ phải sinh mổ.

Phụ nữ mang song thai sẽ được bác sĩ theo dõi kỹ

  • Khám lâm sàng định kỳ 2 tuần 1 lần, hoặc mỗi tuần tuỳ theo chỉ định của bác sĩ.

 

  • Mẹ sẽ cần được siêu âm thường xuyên để kiểm tra sự phát triển của thai nhi

 

  • Đặt phòng hồi sức sau sinh ở lầu 3 của bệnh viện

 

Những lưu ý về chăm sóc thai kỳ song thai

Mang thai sinh đôi: Mẹ cần chuẩn bị gì

  • Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều ngay từ khi biết mình mang thai đôi. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ ngưng làm việc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ cần tránh làm những việc nặng cũng như cần hạn chế đi du lịch nhé. Thời gian nghỉ thai sản của mẹ sẽ dài hơn: 12 tuần trước khi sinh và 22 tuần sau khi sinh.

 

  • Lúc này, một chế độ ăn uống đa dạng là rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ sinh đôi, nhưng mẹ cũng cần cân nhắc về cân nặng nhé. Theo khuyến nghị, mỗi ngày mẹ cần nạp thêm 300 calo.

 

  • Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bổ sung một số thực phẩm bổ sung như sắt, folate, canxi,…

 

  • Mẹ có thể tham gia các lớp học tiền sản từ tháng thứ 5 trở đi.

 

Mang thai sinh đôi thường sinh ở tuần nào?

Nếu quá trình mang thai sinh đôi của mẹ không gặp vấn đề gì thì ngày vượt cạn sẽ không thay đổi nhiều so với ngày sinh dự tính.

 

  • Trung bình, thai kỳ song thai sẽ kéo dài 37 tuần, ngắn hơn so với mang thai một (40 tuần).

 

  • Mẹ vẫn có thể được sinh thường nếu trẻ sinh đôi và mẹ đều khoẻ mạnh. Trong trường hợp suy thai hoặc bé thứ 2 không xoay đầu, mẹ sẽ được chỉ định mổ đẻ.

 

 

Mang thai sinh đôi chính là một hành trình phiêu lưu nhiều thử thách. Để biết thêm kinh nghiệm và có cơ hội trao đổi với các mẹ bầu đang mang song thai hay với ba mẹ có trẻ sinh đôi, đừng ngần ngại tham gia tại đây: Sinh đôi UK www.twinsuk.co.uk

 

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm các bài viết hữu ích để chuẩn bị cho hành trình mang thai thật suôn sẻ:

Bạn đã chuẩn bị tâm lý khi mang thai?

Bí quyết mặc đẹp khi mang thai

Khám thai và những điều mẹ bầu nên biết

 

Mang thai sinh đôi: Mẹ cần chuẩn bị gì

Rate this post

Viết một bình luận