Marketing thương mại là gì: Vũ khí tối thượng của doanh nghiệp

Với những sinh viên đang theo học trong ngành marketing, thậm chí là ngay cả những người đang hoạt động trong lĩnh vực này cũng chưa chắc đã hiểu rõ Marketing thương mại là gì. Vậy hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây của timviec365.vn để hiểu rõ hơn về marketing thương mại nhé.

1. Nghiên cứu về Marketing thương mại là gì?

1.1. Tìm hiểu chung về ngành marketing

Marketing chính là quá trình xây dựng những thành quả từ người sử dụng và những người thân thiết với người sử dụng nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Mục đích cao nhất của truyền thông thương mại đó chính là trở thành cầu nối vững chắc giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Tìm hiểu chung về ngành marketing Tìm hiểu chung về ngành marketing

Đây là một hoạt động vô cùng cần thiết trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, gồm những hoạt động hướng đến sự thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng thông qua quá trình tiếp thị.

Việc làm marketing – pr

1.2. Marketing thương mại là gì?

Marketing thương mại được hiểu một cách đơn giản là hoạt động tổ chức và điều hành những công việc giúp đạt được mục tiêu tiêu thụ hàng hóa một cách tốt nhất. Mục tiêu to lớn nhất của Marketing thương mại chính là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu lại được trong quá trình tham gia vào thị trường bán hàng.

Hoạt động marketing thương mại xuất hiện nhằm đáp ứng những yêu cầu của thị trường. Đặc biệt, với xã hội phát triển như hiện nay thì marketing thương mại trở thành điều không thể thiếu trong việc bán hàng và sự phát triển nhanh chóng của những điểm bán hàng.

Marketing thương mại là gì Marketing thương mại là gì

Marketing thương mại chính là sự giao thoa hài hòa giữa 3 yếu tố đó là: khách hàng, các điểm bán hàng và thương hiệu. Nhiệm vụ của nó là tìm ra và thực hiện những biện pháp giúp cho khách hàng có thể nhận biết được sản phẩm một cách tốt nhất. 

Vậy có những hình thức tiếp thị thương mại nào được các doanh nghiệp sử dụng rất phổ biến trong chiến lược marketing của doanh nghiệp mình?

2. Các hình thức Marketing thương mại phổ biến

2.1. Triển lãm thương mại

Đây là một phương thức tương tác vô cùng tuyệt vời để có thể kết nối được với những đối tác tiềm năng của doanh nghiệp. Những triển lãm như vậy sẽ giúp tăng sự nhân thức về thương hiệu và thể hiện được giá trị thương hiệu của bạn với những đối thủ cạnh tranh khác.

Triển làm thương mại Triển làm thương mại

Những triển lãm này cũng giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút thêm những nhà bán lẻ, những đối tác mới, bởi có những nhà phân phối tham gia triển lãm thương mại để tìm kiếm thương hiệu phù hợp để có thể hợp tác và mang lại lợi nhuận cho họ.

Nếu doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức này đúng cách và phát huy được hết những tiềm năng của nó thì sẽ tạo nên những kết quả ấn tượng và giúp đối tác có nhận thức đúng nhất về thương hiệu.

2.2. Hình thức xúc tiến thương mại

Hoạt động có mục đích thúc đẩy và tìm kiếm cơ hội bán hàng và cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp kinh doanh một cách hiệu quả hơn.

Hình thức xúc tiến thương mại Hình thức xúc tiến thương mại

Bằng việc đưa ra những ưu đãi và khuyến mãi thì doanh nghiệp có thể cải thiện được mối quan hệ với các đối tác của mình. Những ưu đãi này nhằm thúc đẩy nhập sản phẩm của doanh nghiệp bạn và phân phối nó ra thị trường. 

Những ưu đãi dành cho khách hàng có thể là: giảm giá, quà tặng, chiết khấu phần trăm hoặc những ưu đãi về chính sách vận chuyển hàng hóa,…

2.3. Phát triển thương hiệu

Hoạt động marketing thương mại chỉ hiệu quả khi mà thương hiệu của bạn đã được doanh nghiệp quảng bá một cách mạnh mẽ. Tất cả các nhà cung cấp sản phẩm trên thị trường đều mong muốn sản phẩm của họ bán ra được tiêu thị nhiều.

Phát triển thương hiệu Phát triển thương hiệu

Và để có thể làm được điều đó thì việc xây dựng thương hiệu vững chắc và tạo được niềm tin của khách hàng đối với thương hiệu là điều vô cùng cần thiết.

2.4. Hoạt động truyền thông, quảng bá

Thực hiện việc quảng cáo thương hiệu và sản phẩm trên các phương tiện truyền thông như là báo chí, website, google, email,…. Bên cạnh đó cũng cần tận dụng được sự phát triển của công nghệ hiện nay và sử dụng những nền tảng mạng xã hội phổ biến như: facebook, zalo, instagram,…

Hoạt động truyền thông, quảng bá Hoạt động truyền thông, quảng bá

Có thể hoạt động truyền thông sẽ tốn khá nhiều chi phí, tuy nhiên thì những lợi ích mà nó thu về được sẽ là rất lớn và xứng đáng với chi phí đã bỏ ra. Hoạt động PR còn giúp doanh nghiệp có thể nâng cao được hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.

Xem thêm: Marketing cho người mới bắt đầu học hiệu quả nhất hiện nay

2.5. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ với khách hàng

Đây là một khía cạnh thường xuyên bị bỏ qua trong công tác tiếp thị, điều này sẽ khiến cho các đối tác trở nên không muốn hợp tác với doanh nghiệp nữa. Cần phải tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các nhà phân phối, cho họ thấy được những lợi ích khi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.

Xây dựng mối liên kết chặt chẽ với khách hàng Xây dựng mối liên kết chặt chẽ với khách hàng

Hãy giao tiếp thường xuyên và có trách nhiệm với đối tác của mình để hai bên đều có thể đạt được lợi ích về doanh thu và lợi nhuận. Bản chất của Marketing thương mại chính là thiết lập mối quan hệ có lợi đôi bên giữa nhà sản xuất và các nhà cung ứng.

CV xin việc đẹp

3. Những bước lập kế hoạch Marketing thương mại hiệu quả nhất

Việc lên kế hoạch là điều vô cùng quan trọng để có thể triển khai được chiến dịch tiếp thi thương mại. Vậy bạn đã biết những bước lập kế hoạch chưa?

3.1. Xác định được các đối tượng 

Marketing thương mại ở đây chỉ hướng tới 3 đối tượng chính đó là: Doanh nghiệp, các đơn vị phân phối sản phẩm và những khách hàng mua sản phẩm

– Đối với khách hàng: Cần xác định được những đối tượng mua hàng, tìm hiểu về độ tuổi, giới tính, phương thức mua hàng và thu nhập của họ,…

Xác định được các đối tượng Xác định được các đối tượng

– Đối với các đơn vị phân phối: Đây chính là khách hàng của doanh nghiệp, tùy thuộc vào mặt hàng mà doanh nghiệp kinh doanh thì có thể lựa chọn những nhà phân phối khác nhau.

– Doanh nghiệp: Cần xác định được vị trí hàng hóa của doanh nghiệp và độ bao phủ của loại hàng hóa đó có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành hay không. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong phần xác định mục đối tượng.

3.2. Xác định mục tiêu của chiến lược kinh doanh hợp lý

Qua những công tác phân tích tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thì cần phải tìm ra những điểm hạn chế và cải thiện những điểm đó trong chiến dịch tiếp theo.

Hoạch định được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của chiến lược cần phải đạt được để nhìn vào đó và phấn đấu, nỗ lực hết sức.

3.3. Đưa ra ý tưởng và lựa chọn phương án tối ưu nhất

Việc lên ý tưởng cần sự kết hợp của nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp như: đội ngũ nghiên cứu thị trường, đội ngũ nhân viên sale, đội ngũ nhân viên marketing,…

Đưa ra ý tưởng và lựa chọn phương án tối ưu nhất Đưa ra ý tưởng và lựa chọn phương án tối ưu nhất

Khi các phòng ban cùng phối hợp với nhau để đưa ra ý tưởng thì sẽ có được cái nhìn tổng thể nhất về chiến lược. Điều này cũng tránh được trường hợp đưa ra những quyết định vội vàng và chưa thực sự chỉn chu.

Khi các ý tưởng được đưa ra thì sẽ tiến hành lựa chọn một ý tưởng phù hợp nhất với chiến lược hiện tại của công ty. 

3.4. Phân công công việc đến từng bộ phận

Chuyển giao công việc đến từng bộ phận có liên quan đề thực hiện việc triển khai, cần phải có sự thống nhất giữa các phòng ban để chiến lược đạt được hiệu quả một cách tối đa nhất.

3.5. Dự đoán trước khó khăn và theo dõi tiến độ công việc

Cần phải lường trước được những khó khăn trong quá trình thực hiện chiến lược để có được những biện pháp khắc phục kịp thời và phù hợp. 

Thường xuyên theo dõi tiến độ công việc và xu thế biến động của thị trường và người tiên dùng, để có thể triển khai chiến lược kinh doanh tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về Marketing thương mại là gì và một số chia sẻ liên quan về hoạt động này trong doanh nghiệp. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về lĩnh vực này.

Khoa marketing trường Đại học Thương mại

Học ở đâu để trở thành một Marketer? Khoa Marketing trường Đại học Thương Mại thì sao? Tìm hiểu về trường qua bài viết dưới đây nhé!

Khoa marketing trường Đại học Thương mại

Chia sẻ:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Rate this post

Viết một bình luận