Mất máu dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống. Ở mức độ nhẹ, bệnh gây mệt mỏi, choáng váng. Nguy hiểm hơn, mất máu còn ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng trong cơ thể, đe dọa sự sống. Vật người bị mất máu ăn gì để bổ sung sức khỏe nhanh chóng?
Những nguyên nhân gây mất máu nhiều
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất máu nhiều, có thể do tai nạn, sau phẫu thuật hoặc yếu tố di truyền. Người bệnh có thể mất các tế bào hồng cầu khi bị chảy máu. Đặc biệt thường gặp trong các trường hợp chảy máu kéo dài mà người bệnh có thể không nhận thấy gồm:
- Các bệnh về đường tiêu hóa như trĩ, viêm dạ dày và ung thư.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin hoặc ibuprofen, có thể gây loét và viêm dạ dày.
- Kinh nguyệt kéo dài, chảy máu nhiều
Khi mất máu ở mức nghiêm trọng khiến cho cơ thể không được cung cấp máu đầy đủ nên các hoạt động chức năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này làm cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, không có đủ sức khỏe, đe dọa tính mạng. Nếu không cấp cứu hoặc nạp dưỡng chất kịp thời, cơ thể sẽ suy nhược. Vậy mất máu ăn gì để bổ sung sức khỏe nhanh chóng?
Dấu hiệu thiếu máu do mất máu nhiều
Khi cơ thể bị mất máu nhiều, số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi và lượng huyết sắc tố giảm khiến cho oxy cung cấp các mô tế bào trong cơ thể bị thiếu, gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Lúc này, nếu không biết mất máu ăn gì để bổ sung chất kịp thời, cơ thể sẽ phản ứng và báo động cho người mất máu một số dấu hiệu thiếu máu trầm trọng:
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi: Thiếu máu ở mức nghiêm trọng khiến cho cơ thể không còn đủ sức, thậm chí đầu óc choáng váng,.. Lúc này, các bạn cần phải biết mất máu ăn gì để bổ sung kịp thời dưỡng chất cho cơ thể hồi phục.
- Hoạt động thần kinh bị rối loạn, trí tuệ sa sút: người bị thiếu máu do mất máu sẽ khó tập trung bất cứ việc gì, dễ quên. Khả năng tư duy và nhận thức của não bộ bị giảm, hệ thần kinh bị tổn hại.
- Rối loạn vận động: Người bị thiếu máu sẽ cảm thấy nhức mỏi tay chân, tê bì. Ngoài ra, họ còn bị đau cổ, gáy, xương sống nên khả năng vận động kém.
- Rối loạn thị giác: Do lượng máu không được đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu hoạt động của mắt nên người bị thiếu máu do mất máu quá nhiều sẽ bị giảm hoặc mất cân bằng thị lực.
- Thai kỳ gặp nhiều nguy hiểm: Phụ nữ mang thai bị thiếu máu do mất máu vô cùng nguy hiểm, bởi nó không chỉ khiến cả mẹ và bé thiếu dinh dưỡng mà còn tăng nguy cơ sinh non, băng huyết, bào thai bị suy dinh dưỡng,…
- Thở nhanh, thở gấp: Thiếu máu do mất máu nên tim không đủ oxy từ đó đập nhanh hơn, tăng cảm giác chóng mặt và hoa mắt. Thiếu máu trong thời gian này gây suy tim cùng nhiều nội tạng khác, nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến tử vong nếu không biết mất máu nên uống gì để bổ sung sức khỏe kịp thời.
Mất máu ăn gì để bổ sung sức khoẻ?
1. Thực phẩm giàu sắt
Sắt đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể bao gồm vận chuyển oxy, hỗ trợ miễn dịch và kích thích các enzym hoạt động. Chính vì thế, trong thực đơn “mất máu nhiều ăn gì” chắc chắn không thể bỏ qua nhóm thực phẩm giàu chất sắt. Bổ sung chất sắt từ thực phẩm không những nuôi dưỡng tế bào tốt hơn mà còn giảm tình trạng thiếu máu do mất máu. Các thực phẩm thuộc nhóm này điển hình có thể kể đến như:
- Thịt đỏ: bò, lợn, thịt nai, cừu…
- Những loại động vật có vỏ như trai, sò, ốc
- Các loại đậu, hạt: đậu nành, hạt bí ngô,…
- Socola đen: Là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều sắt nhất, cứ mỗi 28 gam sô cô la đen cung cấp cho cơ thể 19%.
- Cá: đặc biệt là cá ngừ với khoảng 85 gam cá ngừ cung cấp 1,4 miligam sắt, xấp xỉ 8% nhu cầu cơ thể.
2. Thực phẩm giàu vitamin B
Các loại vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng đối sức khỏe con người. Đặc biệt vitamin B12 và vitamin B9 (axit folic) còn tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, rất có lợi cho quá phục hồi thể trạng ở những bệnh nhân bị mất máu. Vì thế, trong thực đơn của người bệnh sẽ không thể thiếu nhóm thực phẩm giàu vitamin B. Điển hình trong nhóm này có thể kể đến:
- Rau xanh
- Các loại đậu
- Măng tây
- Gan bò
- Cá hồi
- Cá ngừ
- Các loại trái cây: chanh, chuối, dưa vàng, cà chua, cam và trứng, rau đậm màu,
- Sữa và chế phẩm từ sữa
- Các loại hải sản: tôm, cua, hàu,…
3. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Vitamin C giúp sắt hấp thụ tốt hơn, ngừa bệnh thiếu máu, phòng chống viêm, nhiễm trùng, hình thành collagen. Vì thế nó cũng không thể thiếu trong danh sách mất máu nên ăn gì bổ. Tiêu biểu cho nhóm thực phẩm này phải kể đến các loại trái cây xoài, cam, nho, ổi, dây tây,…giàu vitamin C.
Việc bổ sung vitamin C tự nhiên từ trái cây sẽ giúp cơ thể giữ và hấp thụ tốt sắt, nhờ đó quá trình chuyển hóa các chất được vận chuyển bởi hồng cầu trở nên tốt hơn.
4. Thực phẩm giàu vitamin E
Vitamin E là một loại vitamin tan trong chất béo có khả năng chống oxy hóa và ổn định màng tế bào. Một số thử nghiệm lâm sàng[1] đã chỉ ra rằng vitamin E có thể được sử dụng trong điều trị mất máu như một tác nhân tạo hồng cầu hữu hiệu. Các loại thực phẩm giàu vitamin E bạn có thể bổ sung vào thực đơn mỗi ngày của mình bao gồm:
- Dầu mầm lúa mì
- Hạt hướng dương
- Bào ngư
- Thịt ngỗng
- Đậu phộng
- Cá hồi
- Bơ
- Xoài
- Củ cải xanh
5. Cân nhắc sử dụng viên uống bổ sung
Một số trường hợp hiểu rõ mất máu ăn gì để bổ sung sức khỏe nhưng khi cơ thể không hấp thụ được đủ dinh dưỡng bằng thực phẩm hàng ngày, các bạn nên cân nhắc sử dụng viên uống bổ sung.
Những thành phần trong viên uống bổ máu thường tổng hợp những chất giúp tế bào máu phát triển. Những chất này thường có trong thực phẩm ăn uống hàng ngày, nhưng do chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc khả năng hấp thụ kém khiến cơ thể thiếu dưỡng chất dẫn đến thiếu máu.
Mặt khác, mỗi loại thuốc bổ máu khác nhau thường sẽ có hàm lượng thành phần khác nhau, để lựa chọn loại phù hợp bạn cần thông qua sự tư vấn từ bác sĩ.
Nguồn tham khảo:
Diet plan for anemia
https://www.healthline.com/health/best-diet-plan-for-anemia#leafy-greens
What to eat after you lose blood
https://www.livestrong.com/article/495836-what-to-eat-after-you-lose-blood/
Vitamin B12 or folate deficiency anaemia
https://www.nhs.uk/conditions/vitamin-b12-or-folate-deficiency-anaemia/
20 Foods That Are High in Vitamin E
https://www.healthline.com/nutrition/foods-high-in-vitamin-e#TOC_TITLE_HDR_2