Mẫu Lệ là gì? Tác dụng – Cách dùng – Bài thuốc chữa bệnh – Dược liệu





07/04/2021

Dược liệu

Vị thuốc mẫu lệ còn có nhiều tên gọi khác nhe lệ cáp, mẫu cáp, vỏ hàu… được dùng để trị thanh nhiệt, chỉ thống, hóa đờm, ra khí hư, băng huyết do có vị mặn, tính hàn. Cũng chính bởi có tính hàn nên thường không được sử dụng cho những trường hợp bệnh bị hư do lạnh. Để tìm hiểu rõ hơn về vị dược liệu này, mời quý vị và các bạn tìm hiểu bài viết sau đây của chúng tôi.

Mẫu lệ
Hình ảnh vị thuốc mẫu lệ dùng trị bệnh

TỔNG QUAN

Tên gọi

  • Tên thường gọi: mẫu lệ
  • Tên gọi khác: Vỏ hàu, Vỏ hà, Lệ phòng, Lệ cáp, Tả sác, Hải lệ tử sác, Hà sông, Hầu cồn,…
  • Tên khoa học: Ostrea spp
  • Tên dược: Concha Ostreae
  • Họ: Mẫu lệ (danh pháp khoa học: Ostreidae)

Đặc điểm dược liệu mẫu lệ

Mẫu lệ vốn là tên thuốc trong y học cổ truyền của vỏ hàu – một loài sinh vật, nhuyễn thể sinh  sống dưới biển. Dược liệu vỏ vẫn còn nguyên mảnh hình tam giác dài hoặc hình bầu dục, dày mỏng, to nhỏ không đều. Mặt bên ngoài màu xám nhạt hoặc màu xám pha tía, đường vân cong hằn rõ, phần mép cong. Mặt bên trong vỏ hàu là màu trứng sữa và nhẵn bóng. Chất vỏ khá nặng và cứng, đập khó vỡ.

Hàu khoảng 1-2 tuổi có tấm vẩy bằng và mỏng xốp, có lúc lại ở dạng long lanh. Hàu từ 2 tuổi trở đi có mảnh vẩy bằng phẳng, có lúc ở mé sau nổi, chìm thành dạng sóng nước nhỏ. Vơi những con hàu sống nhiều nắm, vỏ cứng và dày như đá, những tấm vẩy xếp tầng lên nhau.

Phân bố địa lý

Hàu chủ yếu thường sinh sống tại vùng nước mặn và bám chặt vào mỏm đá. Hàu gần như không có khả năng di chuyển. Vỏ hàu, mẫu lệ thường mỏ ra để thở và săn bắt mồi. Nhìn chung,  hàu là loại động vật ăn tạp, không chỉ ăn thực vật sống lơ lửng trong nước mà còn ăn cả động vật, chủ yếu là loại khuê tảo. Mùa sinh đẻ hàu nhiều nhất là khoảng từ tháng 7-10, đặc biệt là vào tháng 8-9.

Hàu sống nhiều tại những vùng biển nước mặ như: Sông Bạch Đằng (Hải Phòng), Tiên Yên (Quảng Ninh), Diêm Điền (Thái Bình), Lạch Trường (Thanh Hóa), Sông Chanh (Quảng Bình)…

Bộ phận dùng

– Bộ phận dùng: Mai vỏ cứng. Mỗi vỏ con hàu dày, to bằng bàn tay, trắng xám và không bị lẫn với các loại vỏ khác, dùng loại không vụn là tốt nhất.

Thu bắt, sơ chế và bảo quản

– Thu bắt: Vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 3 hằng năm là một trong những thời điểm tốt nhất để khai thác hàu vì lúc này hàu thường rất béo và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng vỏ hàu – mẫu lệ để làm thuốc thì có thể thu nhặt vỏ hàu quanh năm.

– Sơ chế: Sau khi vỏ hàu được thu nhặt xong thì mang rửa sạch rồi phơi khô. Tiếp theo là thực hiện bào chế dược liệu theo những cách sau:

  • Cho những vỏ hàu vào nồi đất, dùng đất sét trét thật kín, nung đến khi thấy vỏ chín đỏ là được. Cuối cùng mang tán vỏ hàu thành bột mịn là có thể sử dụng được.
  • Thực hiện xếp gạch lên 3 phía, mang trải phần than củi lẫn trấu, sau đó thì xếp thêm 1 lớp dược liệu lên trên. Thực hiện làm liên tục như vậy cho đến khi hết dược liệu. Tuy nhiên, cũng cần phải để 1 lỗ ở giữa để có thể thông hơi. Lớp trên cùng yêu cầu phải là lớp trấu và than để vỏ hàu được nướng đều hoàn toàn. Sau đó, thực hiện đốt từ dưới lên trên để làm chín vỏ hàu. Khi thấy vỏ hàu đã chín xong thì mang tán thành bột mịn.
  • Nếu như số lượng không có quá nhiều thì có thể thực hiện nung vỏ hàu trực tiếp lên than hồng cho đến khi đỏ rồi mang tán thành bột mịn là dùng được.
  • Nếu dùng sống thì giã vụn hoặc có thể nung thật kỹ đến khi chín thì mang tán bột mịn.
  • Sử dụng bột mẫu lệ cùng với giấm, tẩm theo tỷ lệ 1kg bột ngâm cùng 100ml giấm.

– Bảo quản: Để bột mẫu lệ tại nơi khô ráo, thoáng mát.

Bột mẫu lệ
Bột mẫu lệ được tán nhỏ từ vỏ hàu nung

Thành phần hóa học bột mẫu lệ

Theo các nghiên cứu, trong thành phần của vị thuốc mẫu lệ có chứa khoảng 80%-90% canxi phosphat, canxi carbonat, canxi sulfat… Ngoài ra, trong thành phần còn có chứa nhôm, sắt oxid, magne, chất hữu cơ. Tuy nhiên, sau khi nung lên thì những chất hữu cơ không còn nữa.

TÁC DỤNG MẪU LỆ

Tính vị, quy kinh

Mẫu lệ có vị mặn, sáp và tính hàn quy vào kinh Thận – Đởm – Can. 

Theo Đông y

Theo Giáo sư – tiến sỹ khoa học Đỗ Tất Lợi, chủ biên cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, vỏ hàu mang đến nhiều công dụng chính như:

  • Điều trị các chứng mồ hôi quá nhiều, đổ mồ hôi trộm 
  • Thận yếu, di tinh, mộng tinh (do thận suy yếu). 
  • Phụ nữ bị bạch đới, khí hư. 
  • Chủ trì: Thương hàn nóng lạnh, sốt rết nhiều ngày, tích khối, kết hạch, đau dạ dày, đới hạ, âm hư kết hạch, thiếu canxi, lao phổi….

Theo y học hiện đại

– Có thể sử dụng để làm thuốc cản quang ở liều từ 150-200g. 

– Canxi carbonat trong dược liệu có khả năng làm giảm viêm loét, trung hòa axit trong dạ dày, cải thiện một số triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đau dạ dày….

Tác dụng của mẫu lệ
Tác dụng của mẫu lệ

CÁCH DÙNG – LIỀU LƯỢNG

Mẫu lệ được sử dụng ở dạng thuốc bột là chủ yếu. Ngoài ra, mẫu lệ cũng được dùng ở dạng sắc uống, mỗi ngày dùng khoảng 12-40g. 

Lưu ý khi sử dụng mẫu lệ

  • Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. 
  • Người bị bệnh hư nhưng nóng nhiều không nên dùng, hư mà có lạnh cũng không dùng. 
  • Thận bị hư không có hỏa, tinh lạnh tự ra thì không nên dùng. 
  • Tốt nhất nên dùng cam thảo, ngưu tất, viễn chí, xà sàng tử làm sứ. Kỵ dùng ngô thù du, ma hoàng, tân di. 
  • Nếu âm hư mà không có hỏa, tiêu chảy thuộc hàn khí thì không được dùng. 
  • Uống sau bữa ăn khoảng 20-30 phút để mang tác dụng tốt nhất. 
  • Có thể uống khi còn nóng hoặc để nguội đều được. Có thể uống lạnh nhưng không nên quá lạm dùng vì sẽ làm giảm công dụng của thuốc. Tốt nhất là uống khi còn nóng. 
  • Trong quá trình dùng nên kiêng ăn rau muống, đồ tanh, đỗ xanh, rượu, đồ cay, bia và những chất kích thích vì có thể làm mất tác dụng của thuốc hoặc phản tác dụng. 

MỘT SỐ BÀI THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU MẪU LỆ

Bài thuốc mẫu lệ trị cơ thể hư yếu, tự ra mồ hôi, tân dịch không bền chặt, đặc biệt là vào ban đêm, phiền muộn, hơi thở ngắn

  • Chuẩn bị: Mẫu lệ (đã tẩm nước gạo và nung đỏ), rễ ma hoàng, mỗi vị 30g hoàng kỳ. 
  • Thực hiện: Tán tất cả thành bột mịn, mỗi lần dùng khoảng 9g mẫu lệ sắc cùng với 100 hạt tiểu mạch, 450ml nước, còn lại 300ml. Sắc xong thì vớt bỏ bã, sử dụng nước chia làm 2 lần uống và dùng hết trong ngày. 

Bài thuốc mẫu lệ trị băng huyết ra không ngừng, khí hư kiệt

  • Chuẩn bị: Mỗi vị 90g mẫu lệ, miết giáp. 
  • Thực hiện: Mang tất cả những vị này tán thành bột mịn, mỗi lần chỉ cần dùng 4g, ngày dùng khoảng 3 lần. 

Bài thuốc mẫu lệ trị ra mồ hôi trộm

  • Chuẩn bị: Lượng bằng nhau đỗ trọng, mẫu lệ. 
  • Thực hiện: Mẫu lệ phơi khô, nung đỏ. Đỗ trọng phơi khô rồi mang cả 2 vị tán nhỏ, rây bột mịn, mỗi lần uống khoảng 1 thìa cà phê với chút rượu. Ngày uống khoảng 2-3 lần. Hoặc có thể dùng 8g mẫu lệ cùng với nước sắc ma hoàng, hoàng kỳ (mỗi vị 6g). 

Bài thuốc mẫu lệ chữa sưng đau ngọc hành của trẻ em

  • Dùng mẫu lệ và nung đỏ, tán thật nhỏ, trộn với đào nhân giã nát (nhớ sử dụng lượng bằng nhau).
  • Thêm một chút nước cho ướt và đắp lên vùng sưng.

Bài thuốc mẫu lệ chữa di mộng tinh

  • Dùng khoảng 30g dây tơ hồng, 50g lộc giác sương, 10g mẫu lệ.
  • Trộn đều lộc giác sương và mẫu lệ đã tán bột, uống mỗi ngày khoảng 8-16g với nước sắc dây tơ hồng.

ĐỊA CHỈ MUA VỊ THUỐC MẪU LỆ

Hiện nay, vị thuốc mẫu lệ đang được bán tại rất nhiều phòng khám Đông y, nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, bạn chỉ nên mua tại những đơn vị chuyên cung cấp vị thuốc sạch, có đầy đủ giấy tờ kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không nên mua vị thuốc mẫu lệ tại những cơ sở không có địa chỉ rõ ràng, không có các cam kết đảm bảo và giá quá rẻ, dễ gây nên tình trạng “tiền mất tật mang”. 

Trên đây là những thông tin về vị thuốc mẫu lệ, hi vọng sẽ mang đến sự hữu ích dành cho quý vị và các bạn. Nếu muốn tìm hiểu về các loại dược liệu khác của Việt Nam, bạn hãy xem tại: https://onplaza.vn/duoc-lieu.html

Rate this post

Viết một bình luận