Chúng ta thường quen thuộc với câu nói ‘màu xanh hy vọng’, điều này cũng không phải là ngẫu nhiên, màu xanh vốn được xem là màu tượng trưng của phương Đông, nó thể hiện cho những điều tốt đẹp và sinh sôi của vạn vật.Bạn đang xem: Màu xanh hy vọng là màu gì
Màu xanh là màu tượng trưng của phương Đông
Theo ngũ hành thì màu xanh là thuộc về Mộc, đây là màu sắc chủ đạo tương ứng với hướng Đông. Màu trắng thuộc Kim, tương ứng với hướng Tây. Màu đỏ thuộc Hỏa, tương ứng với hướng Nam. Màu đen thuộc Thủy, tương ứng với hướng Bắc. Màu vàng thuộc Thổ là ở trung tâm.
Bạn đang xem: Màu xanh hy vọng là màu gì
Trong chữ Hán thì chữ Thanh – 青 (màu xanh) là do chữ Sinh – 生 (sinh sôi nảy nở) và chữ Đan – 丹 (khoáng thạch màu đỏ) tạo thành. Trong “Thuyết văn giải tự” có nói rằng: “Màu xanh là màu sắc của phương Đông”.
Trong “Thích Danh” của tác giả Lưu Hy có viết rằng: “Màu xanh là màu sắc tượng trưng cho sự sinh sôi và sự sống của vạn vật”. Chữ Sinh – 生 là thể hiện hình ảnh của cây cỏ mọc trồi lên khỏi mặt đất; vì vậy chữ Thanh – 青 phản ánh hình ảnh mùa xuân cây cỏ đâm chồi nảy lộc.
Màu xanh thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp (ảnh thuthuatnhanh)
Màu xanh thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp (ảnh thuthuatnhanh)
Có rất nhiều từ liên quan đến chữ Thanh – màu xanh và đều có ý nghĩa tốt đẹp. Ví dụ như để chỉ các cô gái xinh đẹp người ta dùng từ “thanh nga”; những cuốn sách mang sự kiện lịch sử được gọi là “thanh sử”; những người đức cao vọng trọng, tính cách cao quý được gọi là “thanh vân chi sĩ”; bầu trời trong xanh cao quý được gọi là “thanh thiên”; thể hiện sự coi trọng thì người ta dùng từ “thanh nhãn” tức là mắt xanh…
Màu xanh thường dùng để nói đến những điều tốt đẹp
Trong các điển tích cổ cũng hay nói về màu xanh. Màu xanh hay được dùng để mô tả đôi mắt của Đức Phật; hoặc là dùng để thể hiện tấm lòng chiêu mộ nhân tài của bậc đế vương; có khi là để khuyến khích thế hệ trẻ chăm chỉ học tập…
Bức tượng Phật có mắt màu xanh đậm, đôi má màu hồng phấn, khoác áo cà sa màu tím được khai quật ở Afghanistan (ảnh Khoahoc.tv)
Bức tượng Phật có mắt màu xanh đậm, đôi má màu hồng phấn, khoác áo cà sa màu tím được khai quật ở Afghanistan (ảnh Khoahoc.tv)
Phật môn rất coi trọng màu xanh, các tăng nhân thường dùng “thanh liên” (đoá sen xanh) để mô tả đôi mắt của Đức Phật. Đóa sen xanh sống trong bùn lầy nhưng không bị nhiễm bẩn. Những người thờ cúng tượng Phật khi nhìn chăm chú vào đôi mắt của Ngài, sẽ cảm nhận được ở trong đó sự từ bi và khoan dung rộng lớn.
Xem thêm: Bài Tập Trắc Nghiệm Hóa 10 Chương 1 Có Đáp Án, Trắc Nghiệm Hóa 10 Có Đáp Án Và Lời Giải Chi Tiết
Người xưa còn cho rằng màu xanh là được chiết xuất từ cỏ lam mà ra. Màu xanh là một loại màu sắc pha trộn giữa màu xanh lá cây và màu xanh lam. Tuân Tử có nói trong “Khuyến học” rằng: “Màu xanh lấy từ màu lam nhưng xanh hơn lam; băng hình thành từ nước nhưng lạnh hơn nước”. Tuân Tử muốn dùng cách nói ví von này để khuyến khích người đời sau; nếu như kiên trì học tập thì có thể đạt được thành công còn lớn hơn là người đi trước.
Màu xanh hy vọng truyền thừa qua nhiều thế hệ
Hoa sen xanh thường được dùng để mô tả đôi mắt của Đức Phật (ảnh Pinterest)
Hoa sen xanh thường được dùng để mô tả đôi mắt của Đức Phật (ảnh Pinterest)
Màu xanh hy vọng là một màu tích cực trong văn hóa phương Đông; ẩn chứa trong nó hàng ngàn ý nghĩa tốt đẹp; lưu giữ ở trong những điển cố; mang theo những lời chúc phúc và ý nguyện của tiền nhân, để con cháu đời sau có thể sử dụng lâu dài.
Xem thêm: Có Mấy Hình Thức Thừa Kế Theo Pháp Luật Dân Sự Việt Nam? ?
Màu xanh không những thể hiện sự cao quý, tràn đầy sức sống; mà trong sự diễm lệ còn mang dáng vẻ tự do tự tại như áng mây bay, như chim hạc sải cánh trên bầu trời. Màu xanh thanh bạch tinh tế vẫn truyền thừa như thế từ ngàn đời nay.