Màu sữa mẹ như thế nào là tốt, bạn đã biết chưa?

Trong quá trình nuôi con bú mẹ nhận thấy sữa mẹ có sự thay đổi về màu sắc và mẹ luôn thắc mắc màu sữa mẹ như thế nào là tốt. Bởi rất có thể sự thay đổi màu sữa sẽ biểu đạt giá trị dinh dưỡng khác nhau trong sữa mẹ. 

Sữa mẹ thông thường sẽ chuyển màu như thế nào trong mấy tuần đầu sau sinh?

Sau khi sinh em bé, tùy cơ địa của mẹ mà tuyến sữa khác nhau. Sữa sẽ thay đổi rất nhanh từ thành phần cho đến màu sắc. Tuy nhiên, sữa mẹ thường được chia thành 3 giai đoạn chính đó là sữa non, sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành.

+ Trong giai đoạn sữa non:

Đây là giai đoạn kéo dài từ cuối thai kỳ đến vài ngày đầu tiên sau khi sinh con. Sữa non thường có màu vàng nhạt, vàng ruộm hay vàng đục đó là do loại sữa này có chứa rất nhiều beta-carotene. Loại sữa này rất tốt cho sự phát triển của bé nhưng lại chỉ xuất hiện trong 72 giờ đầu tiên.

Cụ thể nó có tác dụng kháng khuẩn, kháng thể dồi dào và giúp bảo vệ cũng như hỗ trợ đường tiêu hóa cho bé, giúp bé được phát triển khỏe mạnh.

 Trong giai đoạn đầu sữa mẹ sẽ thay đổi cả về số lượng và màu sắc
Trong giai đoạn đầu sữa mẹ sẽ thay đổi cả về số lượng và màu sắc

+ Sữa chuyển tiếp:

Loại sữa này sẽ xuất hiện sau vài ngày ngực mẹ tiết sữa non. Lượng sữa này sẽ tăng lên rất nhanh và có thể chuyển từ màu vàng sang màu trắng đục.

+ Sữa trưởng thành:

Khoảng hai tuần sau sinh, sữa mẹ sẽ chuyển thành sữa trưởng thành. Lúc này màu sắc của sữa mẹ cũng sẽ có sự thay đổi cụ thể là sẽ chuyển hẳn sang màu trắng trong và trắng đục như nước vo gạo. Ở giai đoạn này, sữa mẹ được phân ra thành 2 loại đó là sữa đầu cữ bú và sữa cuối cữ bú:

Sữa đầu: là lượng sữa đầu tiên chảy ra trong mỗi lần cho bé bú. Loại sữa này sẽ lỏng, ít chất béo hơn, chứa nhiều kháng thể và thường chỉ có tác dụng giúp bé bớt khát.

Sữa cuối: thường có màu trắng đục, màu nước vo gạo bởi khi bạn tiếp tục cho bé bú, hàm lượng chất béo trong sữa sẽ tăng. Đây là sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé.
Việc thay đổi màu sắc của sữa là một quá trình tự nhiên chính vì thế việc mẹ thắc mắc sữa mẹ có màu gì thì tốt là điều tất nhiên.

Những màu sắc khác của sữa mẹ

Ngoài những màu sắc thông thường trên thì trong một số trường hợp sữa mẹ cũng có màu sắc khác. Tuy nhiên không phải tất cả những màu sắc này đều không tốt cho bé. Hãy cùng xem sữa mẹ có màu gì khác nữa nhé?

Sữa mẹ có màu xanh lá cây: Bạn có thể thấy sữa mẹ có màu xanh lá sau khi bạn ăn các loại thực phẩm có màu xanh đậm như rau xanh hoặc một số loại thảo mộc.

Mẹ có thể thấy sữa màu xanh khi ăn các loại rau màu xanh đậm
Mẹ có thể thấy sữa màu xanh khi ăn các loại rau màu xanh đậm

Sữa mẹ màu hồng, cam và đỏ: Bạn có thể nhận thấy sữa mẹ có màu hồng, cam hoặc đỏ sau khi bạn ăn các loại thực phẩm có những màu này như củ dền, cà rốt, sử dụng nhiều nghệ, gấc, uống soda cam hay các loại đồ uống trái cây có màu đỏ hoặc cam… Song có một số trường hợp sữa mẹ có màu đỏ là do mẹ bị viêm, tắc tuyến vú và bạn nên đi khám bác sĩ để điều trị ngay.

Sữa mẹ có màu nâu, màu rỉ sét: Trường hợp sữa có màu này có thể do máu chảy vào ống dẫn sữa hoặc do bạn bị nứt đầu ti. Đa phần, các tình trạng này sẽ tự biến mất trong vài ngày và không gây hại gì cho bé. Nhưng nếu màu sắc này kéo dài hơn  một tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Sữa mẹ có màu nâu, rỉ sét có thể biến mất trong vài ngày
Sữa mẹ có màu nâu, rỉ sét có thể biến mất trong vài ngày

Sữa mẹ có màu đen: Việc sử dụng kháng sinh trong thời kỳ cho con bú thường không được khuyến khích. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp mẹ cần phải dùng kháng sinh Minocin (minocycline) để điều trị bệnh. Điều này thường khiến sữa mẹ có màu đen. Trong trường hợp này mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để tìm phương án thay thế.

Có rất nhiều màu sắc sữa mẹ mà mẹ có thể gặp trong quá trình nuôi con bú. Tuy nhiên hầu hết những màu sắc này đều do chế độ ăn uống hay sinh hoạt của mẹ nên không gây hại đến trẻ. Mẹ không cần thắc mắc màu sữa mẹ như thế nào là tốt mà hãy đảm bảo rằng mình có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi tốt để nâng cao chất lượng sữa mẹ.

Đọc thêm:

> Cách bảo quản sữa mẹ và sử dụng đúng cách mọi bà mẹ nên biết

> Hướng dẫn cách lấy lại sữa mẹ đã mất chỉ với vài bước đơn giản

Rate this post

Viết một bình luận