Mẹ bầu 37 tuần ra dịch trắng: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Mẹ bầu 37 tuần ra dịch trắng là tình trạng thai phụ có thể gặp phải ở tam cá nguyệt thứ ba. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị của hiện tượng này trong bài viết dưới đây. 

Hàng triệu trẻ em đã phát triển
khả năng ngôn ngữ của mình
thông qua các ứng dụng học tập
của Monkey

Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn miễn phí về sản phẩm và lộ trình học cho con.

Dịch nhầy cổ tử cung là gì?

Dịch nhầy hay còn gọi là nút nhầy cổ tử cung vốn là chất dịch đặc nằm ngay ở cửa cổ tử cung. Nhờ dịch nhầy mà cổ tử cung không bị mở ra trong suốt thai kỳ cho đến khi chuyển dạ. 

Chúng có tác dụng như tấm khiên chắn bảo vệ thai nhi, ngăn không cho các vi khuẩn bên ngoài âm đạo xâm nhập vào gây nên tình trạng nhiễm trùng tử cung. 

Dịch nhầy cổ tử cung thường được tiết ra từ các tuyến ở bên trong và xung quanh cổ tử cung, với thành phần chủ yếu là glycoprotein hoặc mucin. Các thành phần này giúp ức chế vi khuẩn khiến chúng không thể vào tử cung được. 

Dịch nhầy cổ tử cung là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách nhận biết chất nhầy cổ tử cung

Khi mẹ bầu 37 tuần ra dịch trắng, hãy quan sát kỹ chất dịch tiết ra, nếu có các đặc tính sau đây thì chính là dịch nhầy cổ tử cung: 

  • Về kết cấu: Có kết cấu tương đối đặc và gần giống như thạch; Chất nhầy không quá lỏng hoặc chỉ sền sệt như chất nhầy ở mũi.

  • Về màu sắc: Thường có màu trắng trong suốt, có thể có màu hồng hoặc có lẫn chút máu màu đỏ, nâu hoặc hồng.

  • Về lượng dịch: Lượng dịch nhầy tử cung tiết ra sẽ không quá nhiều, khoảng từ 1 đến 2 muỗng canh.

  • Về mùi: Thường không có mùi hôi khó chịu.

Nhận biết chất nhầy cổ tử cung. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân thai 37 tuần ra dịch nhầy màu trắng

Nếu mẹ có dịch nhầy màu trắng xuất hiện ở tuần thai 37, đó có thể là dấu hiệu của cơn chuyển dạ, nhưng cũng đơn giản chỉ là do các vấn đề viêm nhiễm âm đạo gây nên. Mẹ bầu 37 tuần ra dịch trắng hãy chú ý những biểu hiện kèm theo để biết nguyên nhân do đâu.

Nguyên nhân phổ biến

Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu 37 tuần ra dịch trắng:

Hiện tượng chuyển dạ

Bình thường, nút nhầy sẽ không bị bong ra cho đến khi cơn chuyển dạ xảy ra. Tuy nhiên, có lúc chất nhầy bị bong gần với thời điểm chuyển dạ và có trường hợp sẽ bong ra trước ngày dự sinh của bé vài ngày hoặc vài tuần.

Khi phụ nữ mang thai chuyển dạ, cổ tử cung bắt đầu giãn nở để mở ra, chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp tới của mẹ. Tử cung giãn nở làm bong nút nhầy. Chất dịch nhầy tử cung sẽ được đẩy ra ngoài qua âm đạo. Đây chính là hiện tượng mẹ bầu 37 tuần ra dịch trắng do quá trình chuyển dạ.

Cảnh giác với hiện tượng chuyển dạ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ở tháng cuối thai kỳ, dịch nhầy tử cung thường có màu trắng và chảy ra với một lượng vừa phải. 

Nếu thai phụ thấy xuất hiện dịch nhầy ở âm đạo, kèm với đau bụng kéo dài và tử cung co thắt mạnh có thể là mẹ đang chuyển dạ. Hãy gặp bác sĩ để khám thai, chẩn đoán để xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Do quan hệ tình dục

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên quan hệ ở tam cá nguyệt đầu tiên và hạn chế quan hệ trong tam cá nguyệt thứ ba. 

Ở tuần thứ 37 của thai kỳ, em bé đã khá lớn, nếu mẹ bầu lựa chọn tư thế yêu phù hợp thì vẫn có thể duy trì việc quan hệ.

Khi quan hệ có thể sẽ kích thích cổ tử cung và các cơ vùng âm đạo tiết ra nhiều chất dịch nhầy hơn so với bình thường, khiến mẹ bầu 37 tuần ra dịch trắng. Tình trạng này không có gì lạ nên mẹ bầu đứng lo lắng quá.  

Quan hệ tình dục là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do quá trình kiểm tra cổ tử cung

Gần tới thời điểm sinh, phụ nữ mang thai thường phải đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Mục đích của việc này là để chẩn đoán tình trạng thai nhi và mẹ, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ sinh nở sắp tới. 

Các bước thăm khám thai có thể bao gồm kiểm tra cổ tử cung của mẹ. Thao tác thăm khám tác động vào cổ tử cung có thể làm cổ tử cung bị kích thích. Hành động này là một trong số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mẹ bầu 37 tuần ra dịch trắng.

Quá trình kiểm tra cổ tử cung của thai phụ có thể khiến ra nhiều dịch trắng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số nguyên nhân khác do viêm nhiễm

Ở tuần thai thứ 37, nếu mẹ bầu ra dịch nhầy màu trắng đục, có mùi hôi làm vùng kín rất khó chịu thì có thể thai phụ đang bị mắc một số các loại bệnh phụ khoa dưới đây.

Viêm âm đạo

Dịch nhầy tử cung thông thường chỉ có màu trắng, không có mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu tuần 37 ra dịch trắng mà có màu hơi đục hoặc ngả vàng, còn có mùi tanh hôi, đặc biệt vùng kín bị ngứa rát khó chịu thì có khả năng cao thai phụ đã bị viêm âm đạo do nấm candida.

Khoảng 10% đến 20% phụ nữ mang thai bị tình trạng viêm âm đạo do nấm. Nguyên nhân thường do sự thay đổi hormone và hệ thống miễn dịch của cơ thể mẹ hoặc do mẹ bầu vệ sinh không đúng cách. 

Viêm âm đạo do nấm ở mức độ nhẹ, không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Nếu tình trạng viêm nặng sẽ khiến mẹ rất khó chịu. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần thăm khám sớm khi phát hiện mình bị viêm âm đạo.

Cẩn trọng với dấu hiệu viêm âm đạo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhiễm trùng âm đạo

Nếu viêm âm đạo là do nấm gây ra thì nhiễm trùng âm đạo là do vi khuẩn mà thành.

Khi vùng kín mẹ bầu 37 tuần ra dịch trắng và ngửi thấy mùi tanh, có thể đó là dấu hiệu bị nhiễm trùng âm đạo do tạp khuẩn. Chuyên gia khuyến cáo đây là bệnh lý phụ khoa khá nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả thai phụ và thai nhi.

Một khi mẹ bầu bị nhiễm trùng âm đạo, các vi khuẩn gây bệnh sẽ sinh sôi phát triển cực kỳ nhanh và xâm nhập vào cổ tử cung. 

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm nước ối bị nhiễm trùng và gia tăng nguy cơ em bé bị sinh non. Vì vậy, mẹ bầu cần khám ngay và điều trị nhiễm trùng âm đạo theo sự chỉ định của bác sĩ.

Hiện tượng nhiễm trùng âm đạo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phân biệt dịch nhầy cổ tử cung và dịch âm đạo

Trong suốt thời kỳ mang thai, bà bầu thường tiết ra nhiều dịch âm đạo. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người có thai. 

Nếu Mẹ bầu 37 tuần ra dịch trắng, không dễ để phân biệt được chất dịch đó là dịch nhầy cổ tử cung hay là dịch âm đạo thông thường trong thai kỳ.

Thai phụ có thể dựa vào những dấu hiệu sau để phân biệt:

  • Dịch tiết âm đạo: Thường là lớp dịch mỏng, dạng chất lỏng loãng hơi nhầy; chất dịch trong hoặc có màu trắng sữa, không có mùi hoặc có mùi nhẹ, xuất hiện trong suốt thai kỳ nhất là 3 tháng cuối.

  • Dịch nhầy cổ tử cung: Là dịch nhầy dạng đặc sệt, là một khối gần giống như thạch, đôi khi có lẫn với một vài vệt máu và thường chỉ xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ ba khi mẹ bầu chuyển dạ.

Mẹ cần phân biệt rõ giữa dịch tiết âm đạo và dịch nhầy cổ tử cung. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bà bầu tuần thứ 37 ra dịch trắng có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân làm xuất hiện dịch trắng mới có thể khẳng định mẹ bầu 37 tuần ra dịch trắng có nguy hiểm hay không.

Trường hợp dịch trắng chỉ là dịch âm đạo tiết ra trong thai kỳ thì hiện tượng này là bình thường và mẹ bầu không phải lo lắng. 

Nếu dịch trắng là do nút nhầy cổ tử cung bong ra trong quá trình chuyển dạ của mẹ thì chị em cần phải cẩn thận. Trường hợp này, các mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.

Nhưng nếu dịch nhầy xuất hiện nhiều ở tuần thai 37 mà nguyên nhân là do tình trạng viêm nhiễm âm đạo thì các mẹ cần hết sức chú ý. Viêm âm đạo và nhiễm trùng âm đạo không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. 

Tùy từng trường hợp mà triệu chứng ra dịch trắng ở tuần thai thứ 37 có thể nguy hiểm hoặc không. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Như vậy, khí hư ra nhiều khi mang thai ở tuần 37 chủ yếu là hiện tượng sinh lý, phụ nữ mang thai không cần phải quá lo lắng. 

Tuy nhiên, bạn không được mất cảnh giác. Nếu nhận thấy hiện tượng bất thường, người mang thai nên theo dõi kỹ mọi biểu hiện và đi kiểm tra sớm. 

Thai phụ bị ra nhiều khí hư khi mang thai tháng cuối cần làm gì?

Khí hư được tiết ra trong suốt quá trình mẹ bầu thai nghén. Tuy nhiên, ở 3 tháng cuối, chất dịch sẽ ra nhiều hơn. 

Nếu khí hư ra nhiều, các mẹ hãy làm những điều sau đây để cơ thể dễ chịu hơn.

  • Vệ sinh âm đạo sạch sẽ và thực hiện thường xuyên: Nên dùng các loại dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, chiết xuất thiên nhiên, thân thiện với bà bầu để không ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn: Không nên vận động quá sức và mang vác đồ vật nặng; Hãy dành nhiều thời gian cho việc nghỉ dưỡng và bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

  • Lựa chọn đồ lót thoáng mát, rộng rãi: Điều này sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn; Tuyệt đối không chọn những bộ trang phục bó sát cơ thể và không thấm hút mồ hôi.

Nên vệ sinh âm đạo sạch sẽ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Bà bầu tuần 37 đau bụng lâm râm: Nguyên nhân và cách điều trị

Những dấu hiệu chuyển dạ khác

Bên cạnh dấu hiệu chuyển dạ rõ rệt nhất là bong nút nhầy, còn có một số dấu hiệu chuyển dạ khác báo hiệu mẹ sắp sinh, bao gồm:

Giai đoạn tiền chuyển dạ

Giai đoạn này diễn ra một vài tuần trước khi cơn chuyển dạ thật xảy ra, với các dấu hiệu như:

  • Đi tiểu rất nhiều lần.

  • Tử cung bị co thắt nhẹ với tần suất không nhiều.

  • Bị đau cơ, khớp tại vùng chậu.

  • Tăng tiết dịch âm đạo.

  • Cơ thể mệt mỏi.

Đau khớp tại vùng chậu là một trong những dấu hiệu tiền chuyển dạ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giai đoạn chuyển dạ

Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu sau đây chứng tỏ mẹ đã bước vào giai đoạn chuyển dạ thật sự: 

  • Vùng bụng bị đau thắt từng cơn, cảm giác đau không giảm mà càng ngày càng tăng.

  • Dịch âm đạo nhiều hơn và có chất nhầy màu hồng, có thể pha lẫn với chút máu.

  • Âm đạo ra nước loãng, có mùi hơi tanh và màu trắng đục.

Dấu hiệu chuyển dạ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu 37 tuần ra dịch trắng đừng quá lo lắng, căng thẳng. Nếu là dấu hiệu của chuyển dạ thì mẹ hãy an tâm là em bé đã phát triển khá hoàn thiện ở tuần này. Chúc mẹ và bé luôn bình an trong suốt thai kỳ!

Signs of labor: Know what to expect – Truy cập ngày 23/05/2022

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/signs-of-labor/art-20046184

Mucus Plug – Truy cập ngày 23/05/2022

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21606-mucus-plug

Vaginal discharge during pregnancy – Truy cập ngày 23/05/2022

https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/vaginal-discharge-during-pregnancy_270

Rate this post

Viết một bình luận