Mẹ bầu thiếu máu thừa sắt có nguy hiểm không? Tại sao?

(01/06/2021)

Thiếu máu thừa sắt còn gọi là bệnh thiếu máu Thalassemia, là một căn bệnh di truyền. Mẹ bầu thiếu máu thừa sắt có nguy hiểm không? Tìm hiểu về bệnh Thalassemia ở bà bầu và những nguy cơ căn bệnh có thể mang lại.

Rate this post

Thiếu máu thừa sắt là bệnh gì?

Thiếu máu thừa sắt (Thalassemia) còn có tên gọi khác là bệnh tan máu bẩm sinh chiếm tỉ lệ cao trong số các bệnh bẩm sinh. Theo thống kê có đến 7% dân số thế giới mắc bệnh Thalassemia. Việt Nam có đến khoảng 5 triệu người mắc bệnh này, là một trong các nước thuộc nhóm nguy cơ cao. Hiện nay có khoảng 20.000 bệnh nhân Thalassemia ở nước ta cần được điều trị, điều trị thừng xuyên hoặc suốt đời.

Các bệnh nhân Thalassemia cần được truyền máu, sử dụng thuốc thải sắt cả đời. Chi phí cho 1 bệnh nhân Thalassemia thể nặng đến năm 30 tuổi lên đến vài tỉ đồng. Ngoài ra người bệnh còn không có khả năng lao động, sinh hoạt bình thường, là gánh nặng cho cả gia đình và xã hội.

Mỗi năm ở nước ta có khoảng 2.000 trẻ sinh ra bị mắc bệnh Thalassemia. Điều này không chỉ tạo ra những gánh nặng cho cả cộng đồng mà còn là sự bất hạnh của bản thân trẻ và gia đình. Vì thế, vấn đề phòng ngừa bệnh mỗi ngày một trở nên cấp thiết hơn.

Mẹ bầu thiếu máu thừa sắt có nguy hiểm không?

Thiếu máu thừa sắt (Thalassemia) còn có tên gọi khác là bệnh tan máu bẩm sinh

Mẹ bầu thiếu máu thừa sắt có nguy hiểm không?

Mẹ bầu thiếu máu thừa sắt rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của mẹ mà còn gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với em bé. Cụ thể bao gồm:

Đối với mẹ bầu

Mẹ bầu mắc bệnh thiếu máu Thalassemia thường xuyên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Và điều này lại là nguyên nhân khiến bệnh thiếu máu thừa sắt trở nên nghiêm trọng hơn.. Tim, gan của mẹ bầu cũng dễ bị tổn thương còn nội tiết tố thì bị ảnh hưởng. Do đó mẹ bầu thiếu máu thừa sắt cần được theo dõi thường xuyên.

Trong thai kỳ, thể tích máu của mẹ bầu tăng cao để có thể đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Các mẹ bầu bị thiếu máu Thalassemia có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 rất cao. Khi mẹ bầu căng thẳng bệnh tiểu đường có xu hướng nghiêm trọng hơn. Lúc này bổ sung axit folic là cách khắc phục tình trạng này rất hiệu quả. Bên cạnh đó, axit folic còn giúp giảm tỉ lệ thai nhi bị dị tật ống thần kinh và bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ.

Mẹ bầu thiếu máu thừa sắt có nguy hiểm không?

Axit folic giúp mẹ bầu thiếu máu thừa sắt giảm căng thẳng thần kinh rất hiệu quả

Đối với em bé

Mẹ bầu bị thiếu máu Thalassemia làm tăng nguy cơ thai nhi bị di truyền cho chứng bệnh này. Trẻ em bị thiếu máu thừa sắt trong những trường hợp như sau:

  • Nếu chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh thiếu máu Thalassemia 50% khả năng con sinh ra cũng mắc bệnh này.
  • Nếu cả bố và mẹ cùng bị thiếu máu Thalassemia con sinh ra có 25% bình thường, 50% mang gen Thalassemia lặn và 25% bị bệnh gen trội
  • Nếu bố và mẹ 1 người mang gen Thalassemia trội, 1 người mang gen lặn thì 100% con có gen Thalassemia trong người, 50% trong số này là gen trội với những biểu hiện bệnh rất rõ rệt.
  • Nếu bố và mẹ cùng bị thiếu máu Thalassemia thì con chắc chắn cũng mắc bệnh này

Nếu trẻ bị di truyền bệnh thiếu máu Thalassemia thì vẫn được sinh ra bình thường. Sau đó các triệu chứng của bệnh như mệt mỏi, vàng da, thở dốc, cơ thể tím tái, thường xuyên đâu đầu,… cũng sẽ xuất hiện rất nhanh. Sau đó trẻ trở nên kén ăn và bị nôn mửa sau ăn. Khiu này trẻ bắt đầu cần phải được điều trị. Nếu diễn biến bệnh trở nặng thì trẻ còn cần được điều trị thường xuyên bằng thuốc. Nếu bệnh rất nghiêm trọng, bên cạnh sử dụng thuốc trẻ còn cần được truyền máu thường xuyên, chi phí chữa bệnh cực kỳ tốn kém và cần điều trị đến hết đời.

Mẹ bầu thiếu máu thừa sắt có nguy hiểm không?

Trước khi kết hôn chúng ta nên thực hiện việc tầm soát Thalassemia cho cả 2 người để xác định có ai mang gen gây bệnh hay không

Để hạn chế nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh thiếu máu Thalassemia, trước khi kết hôn chúng ta nên thực hiện việc tầm soát Thalassemia cho cả 2 người để xác định có ai mang gen gây bệnh hay không. Khi đó bác sĩ sẽ có những tư vấn cụ thể và cần thiết, hoặc thậm chí thực hiện những can thiệp chuyên khoa để cặp đôi có thể sinh được những đứa con khỏe mạnh.

Rate this post

Viết một bình luận