Mẹ có biết trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì nhanh khỏi bệnh?

Từ xưa, khi trẻ mắc các bệnh ngoài da, ông bà ta thường cho trẻ tắm lá như là một trong những bài thuốc trị bệnh hữu hiệu. Vậy, trẻ mắc tay chân miệng tắm lá gì mới phù hợp?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus có tên coxsackievirus gây ra. Đối tượng bị nhiễm bệnh thường là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Bệnh tay chân miệng thường tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày nếu bé mắc bệnh ở dạng nhẹ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan, cần có những phương pháp điều trị và chăm sóc để trẻ nhanh khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe. 

Trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì để mau khỏi bệnh?

Tắm cho trẻ bị tay chân miệng bằng thảo dược từ thiên nhiên là một trong những phương pháp trị bệnh hiệu quả.

Trẻ bị tay chân miệng nên tắm lá gì

Ngoài việc tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì cách tắm rửa, vệ sinh cho trẻ bị tay chân miệng hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng để giúp tình trạng bé mau khỏi bệnh. Có rất nhiều phụ huynh băn khoăn rằng có nên tắm cho bé khi bị tay chân miệng không, các chuyên gia y tế đã khẳng định việc kiêng cữ gió, tránh ánh sáng và không tắm cho bé khi bị tay chân miệng là những quan niệm sai lầm. 

Ngoài ra, để bệnh nhanh khỏi, cha mẹ hay người chăm sóc trẻ không được chọc vỡ bóng nước cũng như đắp các loại lá cây (theo dân gian truyền miệng) chưa có kiểm chứng của chuyên gia y tế để hạn chế tình trạng nhiễm trùng da rất nguy hiểm. Thay vào đó, mẹ có thể đun nước lá tắm cho bé giúp hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng mụn nhọt ở da khá hiệu quả như lá chè xanh, lá rau sam, bạc hà, lá nhọ nồi… 

Lá chè xanh

trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì nhanh khỏi: lá chè xanh

Cho bé tắm lá chè xanh là cách chữa bệnh tay chân miệng được ông bà thường áp dụng.

Trong các loại thảo dược từ tự nhiên, lá chè xanh đã được nghiên cứu cho thấy có chứa chất kháng khuẩn có khả năng chống nhiễm trùng. Do vậy, nếu vẫn chưa biết bệnh tay chân miệng tắm lá gì thì bệnh mau khỏi thì nên dùng lá chè xanh nhằm giảm các nguy cơ nhiễm trùng khi các nốt bọng nước bị vỡ.  

Để pha nước tắm, mọi người nên chọn lá chè tươi, sạch để tránh các hóa chất như thuốc trừ sâu, chất kích thích gây hại cho da. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch lá chè, vò nhẹ và ngâm trong nước sôi từ 10 đến 15 phút. Sau đó pha loãng với nước lạnh để tắm.

Lá rau sam

Theo Đông y, trong lá rau sam có chứa các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn giúp các vết lở loét ở các bọng nước bị vỡ mau lành và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn cho cơ thể. Ngoài ra, lá rau sam có tính mát, giàu vitamin C. Chính vì vậy, tay chân miệng tắm lá gì nhanh khỏi, cha mẹ có thể lấy lá rau sam rửa sạch rồi đun soi với nước để tắm cho trẻ bị tay chân miệng hoặc xay làm nước uống cho trẻ để tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Lá nhọ nồi

Khi trẻ bị tay chân miệng, mẹ nên sử dụng lá nhọ nồi để tắm cho trẻ. Bởi lá nhọ nồi có tính hàn, không độc, có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn. Khi xay lá nhọ nồi lấy nước để uống còn có tác dụng hạ sốt hiệu quả khi trẻ mới phát bệnh.

Lá bạc hà

tay chân miệng tắm lá gì: lá bạc hà

Lá bạc hà rất tốt cho người bị tay chân miệng.

Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu, chất chống oxy hóa và vitamin tốt cho cơ thể. Lá bạc hà có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, thanh nhiệt và giải độc. Vì vậy, khi trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng, mẹ có thể đun lá bạc lấy nước uống hoặc tắm để các triệu chứng của bệnh mau hết và cơ thể được thoải mái, hết khó chịu.  

Lá diếp cá

Giống như bạc hà hay lá rau sam, diếp cá cũng có công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng. Do đó có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng. Nếu người bị tay chân miệng tắm lá gì tốt cho cơ thể thì bạn có thể xay lấy nước uống hoặc đun lá để tắm cũng đều mang lại hiệu quả cao.

Lá chè vằng

Lá chè vằng giúp thanh nhiệt, phòng ngừa mụn nhọt hiệu quả. Không những vậy, nó còn giúp vết thương nhanh lành nên rất thích hợp đun nước tắm cho trẻ bị tay chân miệng.

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm và chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, khi nghi ngờ bé bị tay chân miệng cần phải đưa con đi khám ngay. Bác sĩ hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc trẻ tại nhà hiệu quả nhất. Bạn cần chú ý việc giảm sốt cho con, cho bé uống nước thường xuyên để tránh tình trạng mất nước có thể xảy ra. Ngoài việc bị bệnh tay chân miệng tắm lá gì để nhanh lành vết thương, mẹ nên cho bé súc miệng bằng các loại thảo dược nêu trên hoặc nước súc miệng dành riêng cho người mắc căn bệnh này.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chân tay miệng

Ngoài ra, bạn cần lưu ý những điều sau để giúp giảm triệu chứng bệnh cho trẻ tại nhà:

– Cho bé ăn thức ăn lỏng, uống nhiều nước hoặc sữa đã được làm mát hoặc làm lạnh để giúp con không bị đau họng khi nuốt và tránh mất nước. Nếu bé gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn, bạn hãy chia nhỏ khẩu phần ăn của con và cho bé ăn từng chút một. Ngoài ra, những món ăn vặt lạnh như kem hoặc thạch cũng rất có ích cho trẻ bị bệnh này.

– Nếu miệng bé bị tổn thương do mụn nước: Bạn cần tránh cho con dùng thức ăn mặn, cay hoặc chua vì có thể khiến các vết loét trong miệng con thêm nghiêm trọng hơn.

– Vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ để bảo vệ đề kháng da, giữ cho các vùng da bị tổn thương luôn sạch, thoáng.

– Trẻ và người chăm sóc trẻ phải rửa tay với xà phòng sát khuẩn thường xuyên và đúng cách.

– Bôi xanh methylen lên các vết loét giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

– Để giảm sốt cho con: Bạn có thể cho trẻ dùng thuốc paracetamol hoặc ibuprofen theo đúng liều lượng và cách thức mà bác sĩ đã hướng dẫn. Lưu ý là tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Aspirin có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ em, một căn bệnh hiếm gặp nhưng lại gây tử vong.

– Trong thời gian trẻ bị bệnh, bạn không nên đưa con tới chỗ đông người nhằm hạn chế bệnh lây lan ra cộng đồng.

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì. Nếu cha mẹ vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay hotline 19001806 để được tư vấn và đặt lịch khám cùng các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Rate this post

Viết một bình luận