Mẹ khéo dụ con “ăn mãi không ngán”

Mẹ không cần phải “hao tâm tổn sức” nhiều, chỉ cần một chút thay đổi nhỏ cũng khiến bé ăn “thun thút”.

Không ít mẹ chia sẻ rằng, giai đoạn bé ăn dặm khiến họ cực kì đau đầu, lo lắng, thậm chí là stress bởi có quá nhiều vấn đề xảy ra: Bé không chịu ăn, bé ăn quá “chọn lọc”, bé không tăng cân,… Thậm chí có mẹ phát khóc khi mất cả buổi chuẩn bị món cháo ngon lành cho con, nhưng đến bữa bé lắc đầu quầy quậy rồi gạt đổ tất cả. Hậu quả là con còi cọc, ốm yếu và luôn trong tình trạng sợ hãi bữa ăn. Khi đó, nhìn bé nhà hàng xóm mũm mĩm đáng yêu, lại có thể “măm măm” tô cháo một cách hết sức ngon lành, chắc hẳn mẹ đã rất “thèm thuồng”. Vậy thì, làm thế nào để con cũng “ăn ngoan” như vậy? Mẹ hãy tham khảo các cách sau đây để cải thiện tình hình nhé!

Thay đổi thực đơn

Dù cho ngày nào mẹ cũng cố công thay đổi các loại rau, thịt, hoa quả… để nấu cho bé những tô cháo màu xanh, vàng, đỏ,… khác nhau, thì với con điều đó cũng… chẳng có gì lạ! Bởi đối với bé, vẫn chỉ là một vòng tuần hoàn của những tô cháo chán ngắt mà thôi. Thay đổi thực đơn ở đây là mẹ thử nghĩ cách làm mới việc nấu nướng của mình. Chẳng hạn, thay vì hầm nhừ và xay mịn tất cả, mẹ hãy cắt nhỏ và để riêng từng loại thức ăn, và tán cơm nhỏ để bé ăn thay cháo. Rất có thể bé sẽ thích thú vì được trải nghiệm cách ăn hết sức mới mẻ, với những mùi vị khác lạ. Và thật tuyệt vời làm sao khi mẹ có thể nhìn bé chén sạch phần thức ăn của mình. Lúc này, mẹ mới nên thay đổi liên tục các loại thực phẩm để bé ngon miệng hơn và không bị ngán.

Đa dạng hóa thực phẩm

Rất nhiều mẹ cho rằng, cứ phải thực phẩm “sang chảnh” thì mới tạo hương vị ngon và giàu dinh dưỡng cho con. Hoặc có những mẹ lại nghĩ: “Rau nào cũng là rau, thịt nào cũng là thịt” và để con ăn cả tuần những món được chế từ một loại rau/thịt có sẵn. Thế nhưng sự thật là trong mỗi loại thực phẩm đều chứa những dưỡng chất có lợi cho cơ thể, và hương vị thì vô cùng đa dạng. Thế nên mẹ hãy cố gắng làm phong phú bữa ăn của con bằng các loại thực phẩm khác, miễn là nó phù hợp với độ tuổi của bé. Như thế, bé vừa ăn ngon hơn vì “lạ miệng”, mà dinh dưỡng cũng được cung cấp đầy đủ để con phát triển tốt nhất.

{keywords}

Thay đổi cách ăn giúp bé ngon miệng hơn. (Ảnh minh họa)

Cho con thử những món mới

Nếu bé đang tỏ ra ngán ngẩm với bột, cháo, cơm nát,… sao mẹ không cho con thử “nhấm nháp” một chút phở, mỳ hay bánh gạo,… Trẻ con luôn thích thú với những thứ mới, lạ, nên mẹ sẽ không ngạc nhiên nếu con ăn hết cả bát phở một cách ngon lành. Vì thế, mẹ hãy thỏa sức sáng tạo ra những món ăn lạ từ thực phẩm quen thuộc, như bánh gạo, bánh cuốn,… giúp bé hứng thú với chuyện ăn uống hơn.

Để bé ngồi cùng mâm với bố mẹ

Điều duy nhất mẹ cần làm lúc này là “đôn” cao ghế ăn của con lên, để bé có thể ngồi cạnh bố, mẹ và mọi người trong bữa cơm. Thay vì cảm giác bị “cách ly” làm con thấy buồn bã. Chắc chắn không khí vui vẻ sẽ khiến bé thấy ngon miệng hơn. Đặc biệt là khi thấy mọi người xung quanh ăn uống một cách ngon lành, con cũng sẽ “bắc chước” như vậy với phần thức ăn của mình. Từ đó, mẹ vừa đỡ mất công bón thức ăn cho con, mà bé lại có thể “giải quyết” sạch bóng các món trong đĩa của mình. Lúc ấy, mẹ cũng đừng quên tặng bé một lời khen để khích lệ tinh thần con những bữa sau nhé!

Đừng phiền lòng nếu con thích “bốc bải”

Nhiều mẹ thường nhăn mặt, cau có khi con cứ thích bốc thức ăn và tự cho vào miệng, khiến mấy phút sau mặt mũi bé thì lem nhem và quần áo cũng dây bẩn hết cả. Thật mất vệ sinh và bất lịch sự làm sao! – Mẹ nghĩ thế và cố gắng ngăn con lại. Sau đó, mẹ hì hụi bón cho con ăn bằng thìa, nhưng bé đã khóc toáng lên và nhè hết thức ăn ra rồi.

Vậy thì đừng “cấm cản” bé làm gì, vì hầu hết trẻ con đều thích tự cầm nắm thức ăn như thế. Chúng cũng không có khái niệm ăn thế nào là “chuẩn mực” cả. Nên cách tốt nhất là mẹ hãy rửa tay thật sạch cho bé trước bữa ăn, và làm thật nhiều món để bé có thể tự cầm được như rau, củ, quả luộc, bánh gạo,… Bé sẽ thích thú và ăn nhiều hơn đấy!

“Hấp dẫn” con bằng màu sắc

Những món ăn được trình bày đẹp, màu sắc bắt mắt không chỉ hấp dẫn trẻ con mà cả người lớn cũng vậy. Vì thế, đây là cơ hội để mẹ thỏa sức sáng tạo cách trình bày thức ăn cho con. Những màu sắc rực rỡ từ rau củ, những hình thù ngộ nghĩnh mẹ tạo ra từ cơm hay bánh trái sẽ gây sự chú ý cho con. Kết quả là bé muốn nhai “nhồm nhoàm” mọi thứ trên đĩa chứ không còn “bơ” những bữa ăn “nhạt nhẽo” thường ngày nữa.

{keywords}

Đừng ép con

Nếu bé không thích ăn, hoặc không muốn ăn thêm, mẹ đừng cố ép con làm gì. Cách đó chỉ khiến bé bị “ức chế” với thức ăn và làm giảm sự thích thú, ngon miệng vào bữa sau. Tốt nhất, mẹ hãy dọn dẹp ngay để kết thúc bữa ăn của bé, và đợi đến đúng bữa sau mới lại cho con ăn. Ngay cả khi “nửa chừng nửa buổi” mà con kêu đói, mẹ cũng không nên lập tức mang đồ ăn ra. Hãy để bé nhận thấy bữa ăn quan trọng như thế nào. Hơn nữa, nếu đói bụng một chút thì con sẽ ăn ngon và nhiều hơn.

Nói “không” với ăn vặt

Bim bim, khoai tây chiên, thức ăn nhanh, kẹo, bánh… là những thứ bé thường thích ăn bất cứ lúc nào. Tiếc là chúng không hề tốt cho sức khỏe của con, lại làm giảm sự ngon miệng vào bữa chính nữa. Vì vậy, mẹ đừng chiều con “vô tội vạ” bằng đồ ăn vặt, để không phải đau đầu nhức óc nghĩ cách cho con ăn thêm vài thìa cơm, cháo. Nên để bé tự nguyện làm điều đó với cái dạ dày “sạch”. Chắc hẳn bé sẽ tăng cân ngay thôi.

Thay đổi đĩa, thìa ăn

Không nhất thiết phải sắm thật nhiều những chiếc đĩa, thìa, tô xinh xắn và có màu sặc sỡ để bé chú ý. Đôi khi, mẹ chỉ cần thay bằng một chiếc tô đơn giản, 1 cái muỗng to hơn bình thường,… Với bé, khái niệm “mới lạ” đơn giản là như vậy. Giống như khi bố mẹ mua thật nhiều đồ chơi đẹp về nhà, mà bé lại suốt ngày thích nghịch một chiếc điều khiển cũ, hay một cái… thùng các tông vậy. Đó là lý do khiến con hứng thú hơn nhiều với bữa ăn được đựng trong chiếc tô canh to tướng, hay một thứ gì đó tương tự. Hiển nhiên, khi đó con sẽ ăn được nhiều và hấp thụ tốt hơn nữa.

(Theo Khám phá)

(Theo Khám phá)

Rate this post

Viết một bình luận