Theo các chuyên gia dinh dưỡng , việc kiêng đồ tanh trong 3 tháng đầu là không có cơ sở. Thay vì thực đơn chỉ có thịt, đậu nành, trứng, sữa để cung cấp chất đạm, mẹ nên bổ sung thêm cá vào thực đơn hàng ngày.
Theo quan niệm trước đây, phụ nữ sau sinh thường phải kiêng ăn đồ tanh trong 3 tháng đầu để không bị đau bụng hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, sản phụ ăn các loại thức ăn tanh như: cá, ốc… sau sinh còn bị xem là sẽ ức chế ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau mổ, khiến vết thương lâu lành.
Cá rất tốt nhưng mẹ mới vừa vượt cạn xong cũng không nên ăn cá sau khi sinh. Bởi cơ thể của mẹ khi vừa trải qua sinh nở còn rất yếu, chưa nên ăn đồ tanh.
Những thực phẩm giàu omega 3 (DHA) và các dưỡng chất bao gồm: các loại cá chích, cá mòi, cá thu, cá hồi… sẽ giúp phát triển cho trí não của trẻ cũng như giúp mắt bé sáng hơn.
Các mẹ sinh thường có thể ăn cá sau khoảng 15 ngày – Ảnh minh họa: Internet
Các mẹ sinh thường có thể ăn cá sau khoảng 15 ngày chứ không phải 3 tháng như quan niệm trước đây. Khi nào thấy cơ thể hồi phục, mẹ có thể bổ sung thêm cá vào thực đơn hàng ngày của mình.
Trong trường hợp mẹ mổ thì không nên ăn đồ tanh quá sớm như các loại cá, ốc… vì ăn cá sau sinh mổ dễ gây ức chế quá trình đông máu, khiến vết thương lâu lành hơn. Tốt nhất mẹ hãy cố gắng kiêng 1 tháng để vết mổ được hồi phục rồi mới nên ăn các thực phẩm tanh.
Mẹ sau sinh ăn được cá gì?
Các axit béo omega-3 được truyền cho trẻ thông qua sữa mẹ, hầu hết các chuyên gia đều nhất trí rằng phụ nữ cho con bú nên ăn cá – Ảnh minh họa: Internet
Quyển hướng dẫn Nhu cầu dinh dưỡng Hoa Kỳ năm 2015 đã khuyến cáo phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên ăn 8 đến 12 oz (227 – 340g) các loại hải sản có chứa ít thủy ngân mỗi tuần. Tuy nhiên thật khó để biết loại cá nào là tốt nhất.
Mẹ sau sinh ăn được cá gì còn tùy thuộc vào khẩu vị của mẹ. Tuy nhiên, các loại cá lành nhất được ông bà khuyên dùng là: cá trê, cá lóc (cá quả), cá chép, cá trắm cỏ, cá bống… hay một số loài cá giàu chất dinh dưỡng như cá hồi, cá ba sa. Mẹ sau sinh cần tuyệt đối tránh các loại cá nhiều thủy ngân như các loại cá biển, cá thu, cá ngừ đại dương.
Sản phụ ăn cá hồi sau sinh
Phụ nữ sau sinh nên lựa chọn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp và giới hạn 373.5g/tuần để ngăn ngừa phát tán hàm lượng thủy ngân. Trong các loại cá, cá hồi được xem có chứa hàm lượng thủy ngân thấp so với các loại cá khác như: cá mập, cá kiếm, cá bạc má…
Đặc biệt ăn cá hồi sau sinh gần như cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho sản phụ. Trong cá hồi có chứa nhiều Omega 3 và các chất dinh dưỡng khác giúp bồi bổ nguồn sữa mẹ, cung cấp lượng DHA cần thiết giúp cho hệ thần kinh của bé phát triển một cách tốt nhất.
Nếu chế độ ăn của người mẹ có cá hồi, đồng nghĩa rằng hàm lượng Omega 3 (DHA) trong nguồn sữa mẹ đã tăng lên, giúp cho não bé phát triển, bé sẽ được thông minh và nhanh nhẹn hơn.
Mặc dù lượng thủy ngân trong cá hồi được cho là thấp nhưng cũng cần ăn với số lượng vừa phải – Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng DHA trong cá hồi còn đóng vai trò trong việc giảm bớt đi cảm giác lo lắng và phiền muộn sau sinh, giúp mẹ giảm căng thẳng, trầm cảm sau sinh.
Cần ăn cá hồi đã được chế biến, tránh ăn các món sống bởi lúc này hệ tiêu hóa của mẹ còn yếu, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và con.
Ăn cá diêu hồng sau sinh
Cá diêu hồng hay còn gọi là cá rô phi đỏ, loại cá thịt trắng ngon, lành tính, có thể chế biến thành các món ngon bổ khoái khẩu nhiều người. Tài liệu gần đây cho biết cá diêu hồng giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein, vitamin A, B, D và chất khoáng như: phospho và iod.
Cá diêu hồng ít chất béo hơn thịt nên dễ tiêu hóa, rất thích hợp cho sản phụ sau sinh – Ảnh minh họa: Internet
Thịt cá diêu hồng vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ khí huyết, ích tỳ vị, lợi ngũ tạng… phục hồi sức khỏe sau sinh hiệu quả.
Sản phụ ăn cá bống sau sinh
Theo như quan niệm của các cụ ngày xưa, bà đẻ chỉ được ăn cá bống kho khô, rau ngót và uống nước đun sôi. Tại nhiều gia đình, các bà, các mẹ phải ăn thực đơn đó đến cả 3 tháng 10 ngày (hết thời gian ở cữ).
Vì theo quan niệm cũ thì việc ăn da dạng các loại thực phẩm như bắp cải xanh, cá biển, thịt bò, rau muống… sẽ khiến “cửa mình” (cổ tử cung) lâu “khép lại” như thuở chưa mang thai.
Trong cá bống có chứa lượng collagen rất phong phú nên có tác dụng tăng cường sức khỏe và làm đẹp, đặc biệt lý tưởng cho da dẻ của chị em phụ nữ sau sinh – Ảnh minh họa: Internet
Có thể thấy, cá bống là một loại thực phẩm tốt cho sản phụ sau sinh. Trong Đông y, cá bống có vị ngọt mặn, tính bình, vào tỳ vị, can thận, có tác dụng kiện tỳ ích khí, hòa vị, bổ can thận, cường kiện cân cốt, hành huyết mạch, tiêu tích trệ, lợi thủy, an thai và tốt cho bà đẻ.
Sản phụ ăn cá chép được không?
Mẹ sau sinh ăn được cá gì thì phải kể đến cá chép. Cá chép chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho phụ nữ sau sinh, do đó chị em có thể ăn cá chép để cơ thể được hồi phục nhanh chóng hơn.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, thịt cá chứa nhiều protid làm tăng quá trình co lại của tử cung. Khi tử cung co bóp, các sợi cơ sẽ co ngắn lại, ép lên mạch máu giúp cho máu và dịch còn dính trong âm đạo được tống ra ngoài cơ thể.
Dùng một con cá chép tươi khoảng 500g, nấu chín với rượu vang hoặc mổ cá bỏ nội tạng, sấy khô và nghiền thành bột, dùng hàng ngày với rượu vang để điều trị chứng ứ máu tử cung sau sinh rất hiệu quả.
Mẹ sau sinh nên tránh ăn cá nào?
Năm 2004, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (U.S. Food and Drug Administration – FDA) và Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) xuất bản một hướng dẫn chung về hàm lượng thủy ngân trong cá.
Trong hướng dẫn này, họ xác định bốn loại cá mà phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ nhỏ không nên ăn bởi vì chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao. Bốn loại cá đó là: cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình. Trong đó cá thu là gần gũi nhất trong bữa ăn của người Việt. Vậy ăn cá thu sau khi sinh có nên không?
Cá thu là loại cá rất giàu dưỡng chất, nhưng hàm lượng thủy ngân trong cá thu (đặc biệt là cá thu vua) lại khá cao, không tốt cho bà mẹ và em bé. Một số loại cá khác cũng nhiều thủy ngân là: cá ngừ, cá đuối, cá tuyết, cá vược, cá kình, cá kiếm và cá mập…
Vì vậy thay vì ăn cá thu, các mẹ có thể ăn rất nhiều loại cá khác, cũng bổ dưỡng và ngon miệng không kém – Ảnh minh họa: Internet
Cơ thể có thể hấp thụ methyl thủy ngân từ cá. Dù thủy ngân không đi vào sữa mẹ với hàm lượng lớn, nhưng nếu lượng thủy ngân nhiễm vào sữa mẹ sẽ được hấp thụ bởi cơ thể trẻ đang bú. Trong giai đoạn này trẻ còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tác dụng của thủy ngân.
Nhiều nghiên cứu cho thấy thậm chí tiếp xúc với một liều rất nhỏ của methyl thủy ngân cũng có thể gây hại cho não đang phát triển và hệ thần kinh của bé. Ảnh hưởng có thể từ nhẹ tới nặng. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ (EPA), khả năng nhận thức (trí nhớ và sự tập trung), ngôn ngữ, kỹ năng di chuyển và thị giác có thể bị ảnh hưởng.
Trẻ sơ sinh (bao gồm thai nhi trong tử cung) và trẻ nhỏ dễ bị tổn thương nhất với sự tổn hại do methyl thủy ngân gây ra. Do đó phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần đặc biệt quan tâm tới loại cá được cảnh báo có hàm lượng thủy ngân cao.
Có thể thấy, mẹ sau sinh ăn được cá gì không chỉ phụ thuộc vào ý thích của mẹ mà còn rất nhiều yếu tố khác liên quan. Tuy nhiên không vì vậy mà mẹ bỏ qua cá. Một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm nhiều loại cá và động vật có vỏ có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch, đồng thời còn giúp trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện.