Mẹo chữa bệnh nổ mắt ở cá koi

Hiện tượng bệnh nổ mắt ở cá koi hay lồi mắt, đều là một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay. Những triệu chứng khi nhiễm bệnh gây nên tình trạng làm giảm sức khỏe của cá. Vậy phải làm thế nào để phòng tránh? Hãy cùng Koji Landscape tìm hiểu ở bài viết sau.

Xem thêm Dịch vụ thi công thiết kế hồ cá Koi bậc nhất

Xem thêm: THIẾT KẾ & THI CÔNG SÂN VƯỜN CHUYÊN NGHIỆP

Mục Lục

1/ Dấu hiệu và nguyên nhân bệnh nổ mắt ở cá koi

Dấu hiệu khi cá bị nhiễm bệnh nổ mắt thường có những dấu hiệu bơi kém, chán ăn hoặc bỏ ăn rất nhiều, mất phương hướng bơi lung tung lờ đờ xoay vòng.

Mắt của chúng sẽ bị tổn thương vì viêm nhiễm, quanh vùng mắt sẽ có các vết lở loét xuất hiện là một dấu hiệu dễ nhận biết khi cá mắc bệnh. Sau đó sẽ nổi thêm đốm mủ dưới da quanh mắt khi những đốm này vỡ ra sẽ tạo thành các đốm loét và gây nên tình tranh chảy máu xuất huyết nặng.

Cá koi khi bị bệnh nổ mắt sẽ có triệu chứng lồi mắt và viêm nhiễm

Nguyên nhân gây bệnh:

Do vi khuẩn Streptococcus Spp gây ra khiến mắt cá bị lồi, mờ đục hoặc bị mù. Bệnh nổ mắt cũng khiến gan, thận, tim, ống ruột của cá bị xuất huyết. Bệnh này là bệnh ngoài da, triệu chứng xảy ra là do sự dư thừa chất ở phía sau mắt làm cho mắt cá phình lên.

Đôi khi có thể là vi khuẩn hoặc do bị chấn thương vì cá va chạm vào hồ. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện khi nước hồ nuôi quá bẩn, bể/ hồ không được trang bị hệ thống lọc hoặc hệ thống lọc không đủ công suất. 

Bệnh lồi mắt ở cá koi xuất hiện ở các mùa, tuy nhiên thường nhiều nhất là vào mùa nắng nóng, trong điều kiện dòng nước chảy ít hoặc oxy kém, hệ thống lọc không hoạt động.

Bệnh còn xuất hiện ở những giai đoạn như lúc đàn cá của chúng đang yếu dần , cá bị sốc, hay điều kiện môi trường luôn bất lợi rồi giai đoạn cá giống, giai đoạn mà cá lớn thường dễ bị bệnh nhiều hơn so với cá nhỏ.

Bệnh này của cá thường lan truyền chủ yếu là từ những chú cá bị bệnh sang những chú cá khỏe, thông quá các chất bài tiết như nhớt , dịch , phân…vào chính môi trường nước mà chúng ta đang nuôi cá.

2/ Biện pháp chữa bệnh nổ mắt ở cá koi

Cách 1: Đầu tiên khi mới phát hiện cá bị bệnh, ta nên giảm lượng thức ăn hằng ngày để đảm bảo nguồn nước trong hồ luôn sạch sẽ không gây ảnh hưởng hơn tới bệnh của cá koi.

Chuẩn bị một hồ riêng để cách ly những chú cá đã nhiễm để chữa trị, pha thuốc với tỷ lệ theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Nếu nhà bạn nhiều cá thì có thể sử dụng kháng sinh Norfloxacin (hoặc Ciprofloxacin), Erythromycin, Florphenicol,…với lượng 15g – 25g / tấn cá / ngày, nên chia thành 2-3 lần trong ngày. Vào ngày thứ 2 sẽ thay 2/3 bể nước và áp dụng liên tục trong vòng 1 tuần.

Cách 2: Trộn vào thức ăn của cá: Anti S hoặc Flodoxy Sv hoặc Genta Doxy, sử dụng trong vòng khoảng 5 – 7 ngày (theo hướng dẫn trên bao bì).

Trong thời gian điều trị bệnh, nên tăng cường thức ăn chứa hàm lượng cao chất dinh dưỡng cho cá để hỗ trợ giúp cá nâng cao sức khỏe, nhanh phục hồi.

Có thể bổ sung thêm: C Mix 25%, Vitstay C Fort, Bioticbest For Export trộn vào thức ăn của cá, thay nước bể cá, có thể dùng thêm một số sản phẩm để làm sạch nước như: Sandi 267 hoặc Doha.

  • Bắt cá ra tắm nước muối nhẹ.

  • Giảm lượng thức trong thời gian bệnh.

  • Thay 25% nước , kiểm tra nước thường xuyên.

Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh hay thuốc điều trị nhiễm khuẩn bạn cần phải cách ly cá bị bệnh và sử dụng theo hướng dẫn liều lượng trên bao bì sản phẩm.

Bệnh nổ mắt ở cá koi cần được phát hiện sớm và điều trị

Xem thêm: Cá koi bị tróc vẩy chảy máu là bệnh gì? Chữa như thế nào?

Xem thêm: Cách trị bệnh lở loét nhiễm trùng ở cá koi

3/ Cách phòng tránh bệnh

Phòng bệnh bằng cách thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hồ và nguồn nước trong hồ. Đặc biệt khi thất cá xuất hiện những biểu hiện bất thường cần được cách ly và chữa trị ngay.

Không nên nuôi quá nhiều trong cùng 1 hồ cá thể tích bé vào thời tiết nóng, đây là điều kiện kén làm cá dễ nhiễm khuẩn và là môi trường tốt cho vi khuẩn xuất hiện.

Khi thay nước trong hồ cần chú ý thay đổi từ từ, tránh làm cá bị sốc, chưa kịp thích nghi sẽ dễ bị stress và cũng là điều kiện cho mầm bệnh phát triển vì khi đó sức đề kháng của cá sẽ yêu không để kháng lại được vi khuẩn.

Cách ly chữa trị riêng đối với những chú cá bị nhiễm bệnh, tránh lây lan sang những con khác trong hồ, trước khi mua cá mới về phải tắm qua nước muối 2-3% trong thời gian 10-15 phút để loại bỏ mầm bệnh.

Mua cá ở những đơn vị uy tín chất lượng, cá không bị nhiễm bệnh phát triển tốt, bơi khoe, dáng đẹp không bỏ ăn. Hệ thống lọc nước cũng cần được đầu tư đúng quy chuẩn để nguồn nước luôn trong trạng thái tốt và sạch nhất.

Koji Landscape đã chia sẻ tới quý khách những kinh nghiệm và cách chữa trị bệnh nổ mắt ở cá koi,  mong rằng quý khách sẽ vận dụng và điều trị thật hiệu quả cho đàn cá của mình. Nếu còn thắc mắc gì xin hãy liên hệ trực tiếp tới số hotline sau để nhận được tư vấn nhanh nhất:

Để sở hữu một hồ Koi đẹp cho không gian sống của gia đình bạn với mức giá phải chăng, hãy liên hệ với chúng tôi qua hot line 0912 879 919 – 097 555 9193 để có tư vấn và báo giá chi tiết nhất.
Xem thêm những kiến thức thú vị về cảnh quan sân vườn và hồ Koi TẠI ĐÂY
Xem thêm những thiết kế tuyệt tác của Koji Landscape TẠI ĐÂY

Rate this post

Viết một bình luận