Lượt xem: 995
Nội dung chính
- Vì sao bút bi tắc mực, không ra mực?
- Những trường hợp nào được xem là bút tắc mực khi sử dụng.
- Bút bi tắc không ra mực vì những lý do sau.
- Cấu tạo và cách hoạt động của cây viết bút bi.
- Làm như thế nào xử lý đúng cách bút khi bị tắc mực.
- Cách xử lý bút tắc mực:
- Video liên quan
Bút viết bi tắc mực vì sao? Câu hỏi mà chúng ta nghĩ đến khi đôi lúc gặp phải những chiếc bút bi mới mua nhưng không ra mực. Hay chiếc bút khi đang sử dụng còn mực cũng viết không được. Xử lý ra sao hay làm như thế nào khi gặp bút bi tắc mực. Xem những mẹo xử lý bút viết bi tắc mực như thế nào nhé.
Vì sao bút bi tắc mực, không ra mực?
Để hiểu vì sao viết bi tắc mực không ra mực, nắm bắt xử lý vấn đề. Lướt qua nội dung bên dưới nhé.
Những trường hợp nào được xem là bút tắc mực khi sử dụng.
Chiếc bút bi bị tắc mực thể hiện qua những trường hợp sau:
-
Không ra mực khi viết, kể cả khi đó là cây bút mới mua.
-
Viết, ghi chép được nhưng bị đứt nét chữ; chỗ có mực chỗ không có mực.
-
Đang viết bình thường, bị rơi và không ra mực. Trường hợp này bút có thể bị tắc mực hoặc bị hư vĩnh viễn.
Bút bi tắc không ra mực vì những lý do sau.
Bút tắc mực bị ảnh hưởng bởi hai điều chính đó là viên bi lăn và mực bút.
_ Khi viết, viên bi lăn tròn đều giúp mực được đưa ra đều đặn. Mực tắc bị ảnh hưởng bởi điều này xảy ra.
-
Bề mặt bi lăn đóng cặn cản trở bi chuyển động. Chất liệu giấy không tốt góp phần trong vấn đề này.
-
Bút bị rơi làm ảnh hưởng chuyển động viên bi.
_ Mực bút bi bị ảnh hưởng bởi sự bay hơi của dung môi; làm mực bút bi cô đặc hơn.
-
Khiến nó khó di chuyển dưới tác dụng của trọng lực, để tiếp xúc bi lăn khi viết.
-
Giảm tác dụng bôi trơn để tránh bị tắc nghẽn cho bi của chất béo có trong phụ gia của hỗn hợp mực viết bi.
Để rõ hơn điều này, chúng ta tìm hiểu đôi chút về cấu tạo của chiếc bút bi, mực bút bi và cơ chế hoạt động.
Cấu tạo và cách hoạt động của cây viết bút bi.
Viết bút bi có cấu tạo như thế nào?
Bút bi có hình trụ trụ thuôn dài khoảng 14 – 15 cm; gồm hai phần chính là vỏ bút, ruột bút. Với bút bi bấm hay bút bi xoay có bộ phận điều chỉnh bút; bút bi có nắp không có bộ phận này.
-
Vỏ bút thường được làm từ nhựa là chính, đôi khi là nguyên liệu kim loại. Tạo nên sự đa dạng về màu sắc cũng như kiểu dáng; người sử dụng cảm thấy thích thú và thoải mái lựa chọn sử dụng.
-
Ruột bút là nơi chứa ống mực thường làm bằng nhựa dẻo, nhựa cứng hoặc kim loại. Ngòi bút nối liền ruột bút; có chứa viên bi lăn làm bằng kim loại không gỉ tránh bị hoen sét. Bi lăn chuyển động tròn đều giúp cho mực ra đều; độ thanh đậm của nét chữ là do kích thước viên bi này.
-
Mực bút bi là loại bột nhão chứa thuốc nhuộm pha trộn trong dung môi dầu, chất kết dính, chất màu và các phụ gia khác. Tạo ra một hỗn hợp mịn có khả năng khô nhanh chóng khi tiếp xúc với giấy.
Cách hoạt động của bút viết bi.
Trong hoạt động của bút, chi tiết quan trọng nhất trong bút bi chính là viên bi lăn dẫn mực nằm trong hốc lăn ngay ngòi viết. Bi lăn có đường kính khoảng từ 0,7 – 1mm ; đóng vai trò là nắp giữ cho mực trong ống không bị chảy ra và bị khô.
-
Cơ chế hoạt động khi viết; trọng lực sẽ đẩy mực xuống và thấm lên phía trên mặt của viên bi. Khi ngòi bút di chuyển trên giấy, viên bi sẽ xoay tròn và sẽ kéo mực xuống mặt giấy. Mực trong ống không bị khô vì vẫn được viên bi bịt kín khỏi không khí bên ngoài.
Đến đây chúng ta đã có thể trả lời câu hỏi “tại sao bút bi tắc không ra mực?”.
Làm như thế nào xử lý đúng cách bút khi bị tắc mực.
Trong dân gian, mọi người thường rỉ tai nhau các mẹo xử lý. Các mẹo này chính xác để xử lý nguyên nhân gây tắc mực liên quan bi lăn và mực bút. Xin tổng hợp tại đây để bạn tham khảo.
Tại sao lại thổi hay vẩy mạnh bút. Điều này giúp gia tăng lực đẩy kết hợp trọng lực giúp đưa mục xuống tiếp xúc viên bi. Vì đôi khi trong hỗn hợp mực có những phân tử khí làm cản trở sự lưu chuyển mực trong ống ruột kín. Thông thường, mọi người hay làm điều này đầu tiên khi chiếc bút viết bị tắc mực.
Dung môi có thể dùng ở đây là cồn. Nó giúp hỗn hợp mực lỏng hơn và có khả năng bay hơi không tồn đọng trong mực. Tháo ruột bút ra để vào dung dịch cồn sau 6-9 phút; sau đó lấy ra và lau khô. Ta làm điều này khi thổi hay vẩy mạnh bút không hiệu quả, vì có thể mực bút đã khô đặc hơn làm viết không ra mực.
Chiếc bật lửa được sử dụng để hơ nóng đầu bút làm phần mực đông tan ra giúp bút ra mực lại bình thường. Tương tự, có thể bọc kín ruột bút bi rồi thả vào tô nước nóng từ 5-7 phút để làm nóng.
Những cách xử lý trên áp dụng khi chúng ta dự đoán bị tắc do liên quan đến mực bút bi. Tiếp theo chúng ta làm như thế nào khi bút tắc mực liên quan viên bi lăn.
Viết với lực ấn bút lên giấy hay gôm giúp loại bỏ cặn bám trên mặt viên bi. Giúp mực mới tiếp xúc mặt bi tốt hơn và bi chuyển động tốt hơn để kéo mực xuống. Sử dụng lực ấn bút vừa phải không cần quá mạnh như để trút bỏ sự bực dọc nhé.
Trong trường hợp bút rơi và sau đó không ra mực. Dùng cách viết trên các mặt vật cứng, tốt nhất ta viết lên thanh sắt hay miếng sắt. Vì khi rơi, đầu bi có thể va chạm mặt cứng làm biến dạng viên bi. Khiến bi không thể quay tròn trong hốc lăn nơi đầu bút. Viết trên mặt vật cứng với lực đè tương đối sẽ giúp viên bi hoạt động bình thường trở lại. Nếu việc này không hiệu quả, đồng nghĩa bạn sẽ có một chiếc bút mới trong tương lai.
Đến đây bài viết đã hết rồi, butbiquangcao hy vọng có thể giúp ích cho các bạn phần nào trả lời cho câu hỏi “Tại sao bút bi bị tắc không ra mực?”. Qua bài viết, chúng ta thấy được những yếu tố hóa học, vật lý ẩn hiện cuộc sống qua vấn đề xử lý như thế nào khi bút bi tắc mực.
Đôi lúc dọn dẹp bàn làm việc bạn phát hiện ra một đống bút từ thuở nào. Do bút để quá lâu nên mực khô cứng lại và viết không ra. Hay đôi khi, ngay cả mới mua về vẫn có những chiếc bút tắc mực. Lúc này mà mang vứt đi là cực kỳ phí phạm đấy. Bởi bạn có thể áp dụng cách sau, chỉ vài phút là bút ra mực ngay thôi.
Vật dụng cần dùng lúc này chính là chiếc máy sấy tóc quen thuộc.
Cách xử lý bút tắc mực:
Nếu lấy bút ra thấy còn đầy mực nhưng khi viết lên giấy thì không ra nét nào như thế này.
Bước 1:
– Lúc này bạn chỉ cần cầm bút quay ngòi bút hướng xuống sàn. Cầm bút quay ngược xuống như thế sẽ giúp mực dễ dồn về phía ngòi bút nhé.
Bước 2:
– Sau đó dùng máy sấy tóc để sấy nóng bút. Bạn sấy toàn bộ thân bút để mực khô sẽ tan ra hết. Sấy trong vòng 1 – 2 phút thôi, sấy lâu quá sẽ làm hỏng cả vỏ bút đấy.
Bây giờ thử viết lại xem, bút ra mực như lúc mới mua về luôn nhé.
Dùng cách đơn giản này sẽ “cứu” được cả đống bút viết không ra và tiết kiệm được khối tiền đấy.
Nguồn: 응가츄
Nếu ngòi bút bi của bạn bị cứng (khô mực, bị kẹt bụi) hoặc ống mực bị vào khí, cây bút của bạn có thể sẽ không hoạt động được.Tuy nhiên bạn có thể sử dụng các mẹo sau để cây bút có thể hoạt động ngon lành trở lại
1/ Viết tự do lên tờ giấy trắng hoặc bìa cứng. Đừng viết chữ, mà hãy viết những nét nghệch ngoạch, vẽ vào đó những đường cong hay những đường zích zắc, đôi khi đây là tất cả những gì cây bút của bạn cần để có thể hoạt động bình thường trở lạị.
2/Thổi : Nếu bạn có thể gỡ được ruột bút ra hảy thử thổi vào phần cuối của ống mực trong vài giây, hoặc bạn cũng có thể thổi từ đầu bi của bút, cách này đôi khi cũng làm cây bút của bạn hoạt động trở lại.
3/Lắc cây bút bi của bạn: Đôi khi cây bút của bạn không ra mực chỉ vì nó cấn một chút không khí trong đó. Bạn hãy cầm lấy cuống bút vảy mạnh theo chiều trọng lực xuống, bằng cách này sẽ làm thoát phần không khí đó ra và cây bút của bạn lại có thể viết bình thường.
4/Viết vào các mặt phẳng tương đối sần sùi như đế giày, mặt bàn, bìa sổ, cách này sẽ làm tăng ma sát cho viên bi trong bút của bạn, nếu nó bị tắc bởi một lượng mực khô hay một hại bụi siêu nhỏ nào đó, khi tăng ma sát thế này sẽ giúp viên bi trong ngòi bút có thể lăn trở lại.
5/Viết lên cục tẩy.Tương tự cách trên, cục tẩy là 1 mặt phẳng sần sùi, sẽ giúp tăng ma sắt và làm viên bi có thể lăn dc bình thường.
6/Ấn mạnh ngòi bút: Đa số những viên bi của bút bi có thể “thụt” vào một chút, khi bạn ấn(chỉ ấn chứ không viết nhé) sẽ tạo một chút không gian để mực có thể chạy ra ngoài, làm phần bi ướt hơn một chú, ma sát sẽ mượt hơn một chút.
7/Bọc kín cây bút lại rồi cho nó vào một bát nước nóng, để khoảng 6 phút, sau đó lấy cây bút ra đợi cây bút nguội hẳn rồi viết thử, nếu cây bút không hoạt động do tắc mực thì sau khi làm điều này cây bút chắc chắn sẽ hoạt động trở lại.
8/Dùng bật lửa làm nóng phần ngòi bút, tương tự tác dụng của như cách trên,việc này cũng sẽ làm những phần mực bị khô tan ra,giúp nó hoạt động lại bình thường.
9/ Ngâm bút trong dung dịch cồn từ 5-10 phút
Một vài lưu ý:
- Đôi khi vì chất lượng kém, cây bút của bạn chỉ là
hư thật rồi
, nên nếu đã thử hết các cách trên mà vẫn không thành công thì mua một cây bút mới đi nhé.
-
Đừng hút
, mà hãy thổi nhé, hút không khéo là bạn sẽ có cả mồm mực đấy.
- Luôn mang theo ít nhất là 2 cây bút trong người, phòng trường hợp bạn không thể làm cây bút tắc mực của mình hoạt động trở lại được.
-
Nếu có thể, hãy mở cây bút của bạn ra đầu tiên
. Nếu bạn vẽ ngệch ngoạc lên giấy vài lần mà vẫn không có tác dụng, đôi khi cây bút của bạn đã thật sự hết mực hoặc phần khí bị tràn vào ống mực quá lớn(vô tình bạn dốc ngược cây bút của mình lên trong vài ngày). Việc mở bút ra và xem được phần mực trong ruột bút sẽ giúp bạn biết mình cần làm gì chứ không lãng phí thời gian thử các cách không hiệu quả.
- Hãy cẩn thận khi vẩy bút, đôi khi mực quá lỏng hoặc ngòi bút không khít sẽ làm mực bắn đầy ra ngoài đấy, tốt nhất bạn nên vẩy bút ở ngoài trời.