Mệt mỏi chán ăn là bệnh gì? Cách lấy lại cảm giác ngon miệng

Những ai đã từng trải qua cảm giác mệt mỏi chán ăn chắc hẳn là người thấu hiểu nhất những khó chịu cùng tác động tới sức khỏe do tình trạng này gây ra. Vậy đâu là nguyên nhân, giải pháp là gì và có thể phòng tránh được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

5/5 – (10 bình chọn)

1. Mệt mỏi chán ăn là gì?

Đây là tình trạng cơ thể có cảm giác không còn sức lực để thực hiện bất kỳ hoạt động nào, ăn uống không ngon miệng, không muốn ăn. Trạng thái này có thể xuất hiện thoáng qua hoặc nhiều người gặp phải mệt mỏi chán ăn kéo dài. Có thể đi kèm với một số triệu chứng khác, thường là:

– Mệt mỏi chán ăn đắng miệng

– Mệt mỏi chán ăn đau bụng

– Mệt mỏi chán ăn sụt cân

– Mệt mỏi khó thở buồn nôn chán ăn

– Mệt mỏi chán ăn mất ngủ

– Đau đầu, hay cáu gắt

– Sụt cân chán ăn

Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính. Tuy nhiên, đối tượng thường gặp nhất là người già mệt mỏi chán ăn, trẻ mệt mỏi chán ăn và phụ nữ.

Mệt mỏi chán ăn

Mệt mỏi chán ăn

2. Nguyên nhân gây mệt mỏi chán ăn

Mệt mỏi chán ăn là triệu chứng bệnh gì là thắc mắc của không ít người khi gặp phải hiện tượng này. Nó có thể xuất phát từ việc sinh hoạt thiếu khoa học, vấn đề tâm lý, tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý cần phát hiện và điều trị kịp thời.

2.1. Lối sống thiếu khoa học

Thói quen thức khuya, dậy muộn, làm việc quá sức, tập luyện thể thao quá độ… dễ khiến cơ thể mất đi lượng năng lượng cần thiết. Ăn không đúng giờ, thiếu bữa, không cân bằng dinh dưỡng, rượu bia quá độ… cũng góp phần khiến cơ thể suy nhược.

Hay thức khuya gây mệt mỏi chán ănHay thức khuya gây mệt mỏi chán ăn

2.2. Căng thẳng kéo dài gây mệt mỏi chán ăn

Yếu tố tâm lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất. Người thường xuyên lo lắng, căng thẳng, áp lực vì công việc, gia đình thường dễ mệt mỏi, buồn bã. Từ đó cũng dẫn đến mất cảm giác ngon miệng.

2.3. Tác dụng phụ của thuốc

Khi sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài, có thể bạn sẽ gặp phải hiện tượng buồn ngủ, buồn nôn, người uể oải, giảm cảm giác thèm ăn. Các loại thuốc có thể kể đến như: Thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc ngủ, codeine…

2.4. Mệt mỏi chán ăn do chức năng gan kém

Câu trả lời đầu tiên cho mệt mỏi chán ăn là bệnh gì chính là các vấn đề liên quan tới chức năng gan. Đây là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ, chuyển hóa chất dinh dưỡng và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Việc chức năng gan suy giảm, mắc các bệnh lý như: Viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ … có thể gây cản trở quá trình này. Vì thế cơ thể vừa không được nạp đủ chất dinh dưỡng vừa bị tích tụ độc tố. Nó thường đi kèm với các triệu chứng dễ nhận thấy là mụn nhọt, mẩn ngứa, nước tiểu sậm màu, vàng da

Mệt mỏi chán ăn do chức năng gan kémMệt mỏi chán ăn do chức năng gan kém

2.5. Hội chứng biếng ăn

Chứng biếng ăn là một dạng rối loạn ăn uống, gây suy giảm khẩu vị, thậm chí sợ ăn. Bệnh chán ăn cần được điều trị kịp thời vì nếu kéo dài có thể gây biếng ăn mạn tính, thiếu cân, gầy yếu. Cơ thể có thể bị kiệt sức, giảm sức đề kháng thậm chí là dẫn tới tử vong.

2.6. Thay đổi nội tiết tố

Đây là nguyên nhân phổ biến gây mệt mỏi chán ăn ở phụ nữ. Tùy từng giai đoạn nội tiết tố trong cơ thể thay đổi sẽ gây ra hiện tượng này. Đó có thể là mệt mỏi chán ăn chậm kinh, tiền kinh nguyệt, thời kỳ kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh…

Đặc biệt phụ nữ thường bị mệt mỏi chán ăn khi mang thai vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Những hiện tượng chán ăn, buồn nôn, cơ thể mỏi mệt vào tam cá nguyệt đầu tiên thường được gọi là ốm nghén. Trong khi đó, lượng hormone đột ngột tăng cao vào 3 tháng cuối để chuẩn bị cho sự ra đời của em bé, cơ thể nặng nề, sự chèn ép của thai nhi cũng khiến mẹ bầu mệt mỏi hơn. Sau quá trình sinh nở, nhiều bà mẹ cũng gặp phải tình trạng mệt mỏi chán ăn sau sinh.

2.7. Mệt mỏi chán ăn hậu Covid-19

Trong thời gian gần đây, nhiều người sau khi khỏi Covid-19 có thể gặp phải tình trạng mỏi mệt, suy kiệt, bải hoải, ăn uống không ngon miệng. Nó kéo dài từ một tuần tới vài tháng sau khi người bệnh âm tính. Tình trạng này là do những tổn hại do virus gây ra đối với cơ thể. Thêm vào đó là sự căng thẳng, lo lắng trong quá trình trước và trong khi mắc bệnh. Hoặc là sau khi khỏi bệnh lập tức làm việc quá sức trong khi cơ thể cần thêm thời gian để phục hồi.

2.8. Các bệnh lý khác gây mệt mỏi chán ăn

Ngoài các trường hợp kể trên, một số bệnh lý dưới đây cũng có thể là lý do cho trạng thái của bạn.

Thiếu máu: Khi bạn bị thiếu máu dẫn đến cơ thể bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Từ đó gây ra một loạt các vấn đề như hoa mắt, chóng mặt, uể oải, ăn không ngon…

Bệnh lý tiêu hóa: Các vấn đề liên quan tới đường tiêu hóa có thể cản trở khả năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn. Tình trạng rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày… có thể gây đầy hơi, ợ chua, đau bụng, buồn nôn… Người bệnh mất cảm giác ngon miệng.

Bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh này thường xuyên có cảm giác khát nước đi kèm tiểu nhiều. Lượng đường trong máu không ở mức bình thường khiến người bệnh rất hay bị mệt mỏi, không muốn ăn.

Viêm đường hô hấp: Triệu chứng điển hình của bệnh là sốt, ho, đau họng. Mệt mỏi, ăn uống không ngon thường là dấu hiệu đi kèm.

Bệnh tuyến giáp: Tuyến giáp có chức năng điều tiết việc chuyển hóa năng lượng và khả năng miễn dịch. Cường giáp, suy giáp có thể làm cho cơ thể cảm thấy không còn sức lực, cảm giác chán ăn.

Suy tuyến thượng thận: Chức năng của tuyến thượng thận khi bị suy yếu sẽ làm tăng sinh cortisol. Chất này có thể khiến người bệnh bị chán ăn, đau đầu, buồn nôn, đi ngoài…

Các bệnh lý khác gây mệt mỏi chán ănCác bệnh lý khác gây mệt mỏi chán ăn

3. Cách xử lý mệt mỏi chán ăn giúp lấy lại cảm giác ngon miệng

Không có câu trả lời chung cho mệt mỏi uể oải chán ăn phải làm sao, chán ăn mệt mỏi nên uống thuốc gì. Bởi tùy thuộc nguyên nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Nếu vấn đề bắt nguồn từ tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể xem xét đổi loại thuốc hoặc sử dụng các thuốc bổ trợ. Đối với các yếu tố tâm lý nghiêm trọng có thể cần liệu trình điều trị từ bác sĩ tâm lý.

Một số trường hợp bệnh lý cần dùng thuốc như bệnh tuyến giáp, suy tuyến thượng thận, tiểu đường, viêm loét dạ dày, viêm đường hô hấp… Thậm chí, đối với trường hợp diễn biến nặng có thể phải tiến hành phẫu thuật.

Trường hợp người gặp phải các vấn đề về gan có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ bổ gan, tăng cường chức năng gan. Từ đó hỗ trợ giảm triệu chứng chán ăn, mệt mỏi do chức năng gan kém.

Đôi khi tình trạng này chỉ xuất hiện thoáng qua hoặc biến mất khi người bệnh thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng. Dưới đây là một vài gợi ý:

3.1. Mệt mỏi chán ăn nên ăn gì kiêng gì?

Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị và phục hồi.Vậy mệt mỏi chán ăn nên ăn gì, chán ăn nên ăn gì kiêng gì để cải thiện? Hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm nên ăn và nên hạn chế.

– Cung cấp đủ thực phẩm giàu năng lượng như: Ngũ cốc, trứng, sữa…

– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều kẽm, vitamin B, E để kích thích vị giác như: Thịt lợn, thịt gà, hàu, trái cây, rau xanh…

– Uống đủ lượng nước mỗi ngày. Tình trạng khát, mất nước của cơ thể cũng có thể khiến bạn cảm thấy choáng váng, mệt mỏi.

– Hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn, có gas… Vì chúng sẽ tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây khó tiêu.

Ngoài ra nên chia nhỏ bữa ăn, ăn thành nhiều bữa với lượng thức ăn ít hơn thay vì bữa chính với lượng lớn thức ăn. Bạn cũng có thể chọn bát đĩa lớn để đựng thức ăn. Điều này sẽ đánh lừa thị giác khiến bạn cảm thấy dễ dàng ăn hết phần thức ăn hơn.

Mệt mỏi chán ăn nên ăn gìMệt mỏi chán ăn nên ăn gì

3.2. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Những thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày có thể giúp ích trong trường hợp này.

– Lựa chọn công việc cần ưu tiên để xử lý trước, lùi lại những công việc ít quan trọng hơn. Điều này sẽ giúp bạn bớt căng thẳng, có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn.

– Đa dạng những cách thức để tạo sự thư giãn, thoải mái cho tinh thần. Đó đơn giản có thể chỉ là ngâm mình trong bồn nước tắm, massage…

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc. Giấc ngủ ban đêm lý tưởng nên kéo dài 8 tiếng. Hãy tạo những điều kiện thuận lợi nhất để có chất lượng giấc ngủ tốt.

– Sắp xếp 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao. Tuy nhiên, không nên tập quá sức, tập với cường độ cao vì nó có thể gây phản tác dụng.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt giúp giảm mệt mỏiĐiều chỉnh chế độ sinh hoạt giúp giảm mệt mỏi

4. Cách phòng tránh

Một số biện pháp có thể hạn chế được phần nào khả năng gặp phải tình trạng này. Nó đồng thời cũng hỗ trợ tạo dựng một nền tảng sức khỏe tốt.

– Thay đổi thực đơn hàng ngày, thử những món ăn mới lạ có thể khiến bạn cảm thấy thích thú hơn với bữa ăn và tăng cảm giác ngon miệng.

– Duy trì nếp sinh hoạt điều độ. Cố gắng giữ trạng thái cân bằng giữa công việc và gia đình để có thời gian nghỉ ngơi. Không nên thức khuya.

– Để giải tỏa căng thẳng có thể nghe nhạc, đọc sách, trò chuyện cùng người thân, bạn bè…

– Rèn luyện thể lực đều đặn để nâng cao sức khỏe, kích thích ăn ngon.

– Khám sức khỏe định kỳ. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý có thể gây nên tình trạng chán ăn mệt mỏi.

Những thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ điều trị. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan tới mệt mỏi chán ăn đừng ngần ngại liên hệ với tổng đài 0343 44 66 99 để được giải đáp.

Rate this post

Viết một bình luận