Mở cửa hàng chăm sóc thú cưng – Luật Hồng Phúc

Mở cửa hàng chăm sóc thú cưng

luat-hong-phuc-vn-MỞ CỬA HÀNG CHĂM SÓC THÚ CƯNGluat-hong-phuc-vn-MỞ CỬA HÀNG CHĂM SÓC THÚ CƯNG

Mở cửa hàng chăm sóc thú cưng

Thú cưng không chỉ là một vật nuôi mà còn là một người bạn thân thiết, gắn liền với cuộc sống của nhiều người và đặc biệt có những gia đình còn xem thú cưng như là thành viên trong gia đình. Vì vậy, với sự phát triển về kinh tế, nhu cầu tinh thần càng được qun tâm thì các thú nuôi càng được quan tâm, chăm sóc. Do đó, nhu cầu về dịch vụ chăm sóc thú cưng dần hình thành và phát triển.

Vậy, khi kinh doanh thông qua việc mở cửa hàng chăm sóc thú cưng thì cá nhân, tổ chức cần quan tâm đến những vấn đề pháp lý gì? Sau đây, luật Hồng Phúc xin gửi đến quý khách nội dung tư vấn về thủ tục mở cửa hàng kinh chăm sóc thú cưng như sau:

  1. Một số vấn đề về cửa hàng chăm sóc thú cưng
  2. Cửa hàng chăm sóc thú cưng là gì?

Cửa hàng chăm sóc thú cưng là địa điểm mà mà tại đó, thú cưng được chăm sóc, chăm nom, chích ngừa, thăm khám, chữa trị, cắt tỉa…  nhằm đảm bảo về mặt sức khỏe và ngoại hình một cách tốt nhất theo mong muốn của khách hàng.

Tùy vào tính chất mà cửa hàng lựa chọn thì thú cưng sẽ được cung cấp một, một số hoặc toàn bộ các dịch vụ liên quan đến một loại thú cưng nhất định (mèo, chó, rùa…) hay nhiều loại thú cưng khác nhau.

Cửa hàng chăm sóc thú cưng được mở dưới dạng là một doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ p     hần hoặc công ty hợp danh hoặc công ty tư nhân) hoặc dưới dạng hộ kinh doanh (một cá thể hoặc một hộ gia đình).

  1. Ưu, nhược điểm khi thành lập dưới dạng doanh nghiệp

Về ưu điểm: trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân thì các công ty có tư cách pháp nhân, được tham gia vay vốn với tư cách của một pháp nhân; được khấu trừ thuế giá trị gia tăng, xuất hóa đơn cho các đơn hàng…

Về nhược điểm: chịu sự quản lý chặt chẽ hơn của pháp luật; chế độ kê khai thuế phức tạp; mức thuế đóng hàng năm cao hơn so với hộ kinh doanh (20% trên tổng doanh thu)…

  1. Ưu, nhược điểm khi thành lập dưới dạng hộ kinh doanh

Về ưu điểm: chế độ kế toán, thủ tục thành lập và giải thể đơn giản; quy mô nhỏ gọn, đơn giản, dễ quản lý; được áp dụng mức thuế khoán…

Về nhược điểm: chịu trách nhiệm vô hạn đối với toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh; không có tư cách pháp nhân; không thể xuất hóa đơn cho khách hàng; không thuể khấu trừ thuế giá trị gia tăng …

  1. Nội dung cần chuẩn bị trước khi mở cửa hàng chăm sóc thú cưng
  2. Vốn điều lệ: là ngành nghề kinh doanh không có điều kiện về vốn pháp định nên các cá nhân, tổ chức kinh doanh cần có sự lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp với năng lực tài chính, định hướng kinh doanh…
  3. Tên:

Trường hợp 1: Thành lập doanh nghiệp: tên doanh nghiệp bao gồm loại hình doanh nghiệp (trách nhiệm hữu hạn, hợp danh, cổ phần, tư nhân) và phần tên riêng (tên riêng này có thể trở thành thương mại của doanh nghiệp sau này).

Trường hợp 2: Thành lập hộ kinh doanh: tên hộ kinh doanh bao gồm cụm từ “Hộ kinh doanh” và tên riêng (tên riêng này có thể trở thành thương mại của doanh nghiệp sau này).

  1. Trụ sở kinh doanh: Ngoại trừ nhà chung cư, cá nhân, tổ chức có thể đặt trụ sở kinh doanh tại bất kỳ địa chỉ nào đã được xác định địa chỉ giới hành chính (gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
  2. Mã ngành: Dù lựa chọn hình thức kinh doanh dưới dạng doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh thì cá nhân, tổ chức đều có thể lựa chọn một trong ba mã ngành sau làm mã ngành kinh doanh chính:
  • 9639: Hoạt động dịch vụ phục vụ cá nhân khác còn lại chưa được phân vào đâu (cụ thể: Dịch vụ chăm sóc, huấn luyện động vật cảnh)
  • 0162: Hoạt động dịch vụ chăn nuôi
  • 7500: Hoạt động thú y

Ngoài mã ngành chính, cá nhân, tổ chức được quyền lựa chọn một hoặc một số mã ngành còn lại trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam làm mã ngành bổ sung cho hình thức kinh doanh của mình.

  • Hồ sơ (01 bộ)
  1. Trường hợp 1: Thành lập doanh nghiệp
  2. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  3. Điều lệ công ty (không bao gồm doanh nghiệp tư nhân)
  4. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp, người đại diện theo ủy quyền kèm theo văn bản ủy quyền
  5. Danh sách thành viên/cổ đông (trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên)
  6. Trường hợp 2: Thành lập hộ kinh doanh
  7. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  8. Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh);
  9. Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh (các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh);
  10. Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh (các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh);
  11. Thủ tục
  12. Trường hợp 1: Thành lập doanh nghiệp
  13. Nộp hồ sơ

Nộp trực tiếp: Phòng đăng ký kinh doanh hoặc các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc phòng đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh nơi Công ty đặt trụ sở chính.

Nộp trực tuyến: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng đồng thời nộp hồ sơ gốc bản giấy tại Phòng Đăng ký kinh doanh khi nhận khết quả.

  1. Kết quả

Hồ sơ hợp lệ: cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

Hồ sơ không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định: ra một bản thông báo toàn bộ nôi dung cần sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ;

  1. Trường hợp 2: Thành lập hộ kinh doanh
  2. Nộp hồ sơ: trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh
  3. Kết quả

Hồ sơ hợp lệ: cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

Hồ sơ không hợp lệ: ra một bản thông báo nêu lý do và toàn bộ nôi dung cần sửa đổi, bổ sung trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ;

  1. Thủ tục cần làm sau khi được cấp giấy phép

Tùy thuộc vào hình thức kinh doanh mà cá nhân, tổ chức mở cửa hàng chăm sóc thú cưng sẽ tiến hành một, một số hoặc tất cả các công việc sau:

  • Mua chữ ký số điện tử để thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế điện tử;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;
  • Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài;
  • Làm biển hiệu;
  • Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử;
  • Góp vốn điều lệ đúng thời hạn. Đảm bảo các điều kiện kinh doanh trước khi kinh doanh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, trường hợp cửa hàng kinh doanh các dịch vụ liên quan đến tiêm phòng, chữa bệnh, khám bệnh, chuẩn đoán bệnh… cho thú cưng sẽ cần phải đáp ứng các điều kiện về hành nghề thú y: chứng chỉ hành nghề, đạo đức, sức khỏe… cũng như cơ sở vật chất trước khi tiến hành hoạt động.

Căn cứ pháp lý:

  1. Luật Thú y 2015;
  2. Luật Doanh nghiệp 2020;
  3. Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
  4. Quyết định 27/2018/QĐ-TTG về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

Như vậy Luật Hồng Phúc đã giới thiệu đến quý khách hàng trình tự thủ tục cửa hàng chăm sóc thú cưng theo quy định mới nhất. Qúy khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Hồng Phúc để được hỗ trợ thêm thông qua:

Hotline: 090 234 6164 – 0964 049 410

Emai: Info@luathongphuc.vn/hotrodangkycongty@gmail.com

 

Rate this post

Viết một bình luận