Bệnh phụ khoa là nỗi mặc cảm của nhiều chị em đặc biệt là những ai bị dài môi bé. Vậy môi bé bị dài do đâu, có cách nào để khắc phục không? “Giải cứu” môi bé trong vòng một nốt nhạc bằng những kiến thức trong bài viết dưới đây.
I – Môi bé và môi lớn là gì? Nằm ở đâu?
Tùy thuộc cơ địa mỗi người sẽ quy định màu sắc và kích cỡ hai môi khác nhau song chúng đều có điểm chung như sau:
-
Với môi lớn: Là hai vùng da xuất phát từ mu kéo dài xuống tầng sinh môn, kích thước từ 7.5 – 9.5cm, có khe rộng ở giữa và được cấu tạo bởi mô và cơ. Môi lớn có màu sắc tương tự da người, bề mặt mọc lông xoăn, đảm nhiệm chức năng bao bọc môi bé và khe âm đạo.
-
Với môi bé: Là hai lớp da nằm chính giữa môi lớn, chiều dài 3.5 – 4.5cm, rộng khoảng 0.7 – 1.2cm và được cấu tạo bởi mô liên kết. Khác với môi lớn, môi bé chỉ gồm một tầng biểu bì và một số dây thần kinh. Môi bé thường hồng hào, che phủ lỗ niệu đạo, âm đạo và âm vật.
Như vậy, môi lớn và môi bé đều thuộc “vùng tam giác mật” của các chị em, thực hiện nhiệm vụ giữ ẩm và “che chắn” vùng kín khỏi những tác động bên ngoài. Môi bé và môi lớn phát triển từ tuổi 14 (dậy thì) và hoàn thiện ở tuổi 18.
II – Nguyên nhân khiến môi bé dài hơn môi lớn
Xét dưới góc độ sinh học, môi bé nằm ở khu vực 2/3 môi lớn (tính từ mu) và nằm gọn gàng trong môi lớn. Tuy nhiên, không thiếu các trường hợp môi bé chùng nhão, nhăn nheo, xệ ra ngoài môi lớn 1 – 2 phân. Theo các chuyên gia, hiện tượng môi bé dài xuất phát từ 4 nguyên nhân:
1. Do cơ địa của chị em
Nhiều khảo sát đã chứng minh, 37.7% người có môi bé dài và nhăn nheo là do tính chất cơ địa. Cụ thể hơn, hình dạng của môi bé sẽ được quyết định bởi màu da, hoocmon sinh dục, nhóm máu và một phần hệ cơ.
Ví dụ: Những người da trắng thường có môi bé hồng hào, người có chỉ số hormone cao môi bé hay phì đại, người mang hệ cơ phát triển kích thước môi bé cũng sẽ phát triển.
Hơn thế, tính thẩm mỹ của môi bé cũng đến từ yếu tố di truyền. Cấu tạo “vùng kín” của người mẹ thế nào thì con gái gần như tương tự.
Cùng với đó, kích thước môi bé cũng tỷ lệ thuận với tạng người, vì vậy, phụ nữ châu Âu – châu Mỹ thường có môi bé lớn hơn so với phụ nữ châu Á.
2. Do bất thường nội tiết tố tuổi
Bên cạnh nguyên nhân cơ địa, môi bé dài cũng do quá trình lão hóa và rối loạn nội tiết tố. Theo thời gian, mọi bộ phận trên cơ thể bắt đầu già đi, môi bé không còn giữ được vẻ đẹp – độ săn chắc như ban đầu. Đặc biệt, môi bé chỉ đơn thuần là một liên kết mô, chúng sẽ “già hóa” nhanh hơn các vùng da khác gấp 1.5 – 2 lần.
Mặt khác, sự rối loạn nội tiết trong độ tuổi tiền mãn kinh có liên quan mật thiết tới tình trạng môi bé. Khi cơ thể không sản sinh đủ estrogen và collagen, môi bé sẽ trở nên khô hạn, biến dạng và xệ xuống.
3. Do QHTD nhiều
Đây là nguyên nhân chủ chốt làm môi bé thâm dài, quan hệ tình dục (QHTD) nhiều lần khiến môi bé trầy xước, đau rát và mất đi khả năng đàn hồi.
Không dừng lại ở đó, việc ma sát liên tục còn làm các mao mạch tổn thương, tấy sưng. Sắc tố da cũng biến đổi làm môi bé chuyển thâm nhanh chóng.
Bởi vậy, chị em nên xây dựng một chế độ “sinh hoạt” lành mạnh và điều độ. Tránh các hình thức bạo dâm, sử dụng sextoy hoạch thử nghiệm các tư thế nguy hiểm cho môi bé.
4. Do sinh sản nhiều lần
Cuối cùng, phần đông phái nữ bị môi bé dài là do quá trình sinh nở. Tại thời điểm vỡ nước ối, toàn bộ xương chậu và vùng háng sẽ tự động giãn nở.
Khi giãn nở lên tới cực điểm, các lớp da (trong đó có môi bé) cũng căng theo và trễ hẳn xuống khi em bé chào đời. Với các chị em đẻ từ 2 – 3 lần, form môi bé khó lòng lấy lại được.
Ở tình huống sinh mổ nhưng môi bé vẫn dài là do cơ thể người mẹ đang “nhạy cảm” và có những chuyển biến nhất định về sinh lý.
III – Môi bé dài có sao không?
Bất kỳ thay đổi nào về mặt cấu trúc đều gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và sắc đẹp. Với hiện tượng dài môi bé, chị em sẽ phải “đối diện” với các hậu quả:
1. Ảnh hưởng tới thẩm mỹ
Dù là “khu vực cấm” và bị che lấp bởi quần áo nhưng tính thẩm mỹ của vùng kín vẫn cần được đề cao. Môi bé dài làm “chỗ đó” kém gọn gàng, cảm giác như to hơn và thô kệch hơn. Sắc tố môi bé cũng không còn tươi tắn, khỏe mạnh mà tái nhợt và thâm sạm kém duyên.
2. Ảnh hưởng tới chuyện chăn gối
Không thể phủ nhận, môi bé bị dài là “rào cản” cực lớn trong chuyện gối chăn. Vẻ ngoài xấu xí, kém hấp dẫn sẽ làm “bạn tình” giảm đi ham muốn tình dục, lâu dần sẽ sinh ra chứng “lãnh cảm” gây ảnh hưởng cuộc sống vợ chồng.
Tiếp theo, nếu môi bé phì đại và bị lồi ra ngoài, người nữ sẽ thấy căng rát, nhói đau khi “nửa kia” làm chuyện ái ân. Độ “mẫn cảm” của dây thần kinh môi bé cũng kém hẳn khiến chị em khó bị kích thích hoặc đạt cực khoái. Cuộc yêu bỗng chốc trở nên “thảm họa” vì môi bé vừa “vô cảm” vừa không chịu được tần suất cọ xát lớn.
3. Gây khó chịu, viêm nhiễm
Hậu quả lớn nhất của triệu chứng dài môi bé là gây khó chịu, viêm nhiễm và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa. Bạn sẽ thấy môi bé sần lên, căng tức, nguy hiểm hơn là nổi mẩn vùng kín. Đây là “môi trường lý tưởng” cho vi khuẩn sản sinh dẫn đến sùi mào gà, mụn cóc sinh dục, viêm tiết niệu, viêm lộ tuyến tử cung…
Tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng môi âm hộ mở rộng cũng khiến bạn dễ tổn thương trong các hoạt động thể chất. Đặc biệt là những hoạt động gây áp lực lên vùng kín như: đạp xe đạp, đi xe máy, cưỡi ngựa…
4. Khó khăn khi muốn mặc đồ bó sát
Môi bé bị dài còn gây khó khăn trong việc lựa chọn phục trang đặc biệt là ‘antifan” của những chiếc quần bó sát. Sự kém “kín đáo” của môi bé khiến vùng cấm bị phơi bày một cách phản cảm, dù có dùng quần lót vẫn không thể “cứu cánh” được.
Tips hiệu quả cho các chị em là hãy ưu tiên những chiếc quần rộng rãi, có phần đũng thấp và độ co giãn hợp lý. Nếu bạn vẫn muốn mặc quần bó, tuyệt đối không được sơ vin mà hãy buông áo tự nhiên để che đi “nơi đó” nhé.
Riêng với quần lót, môi bé xệ không có nghĩa là bạn mặc quần lót dày để che đi chúng. Bạn nên mặc các loại quần chip thoáng mát, chất liệu ôm vừa phải và phần đũng (nơi tiếp giáp môi bé) có 2 lớp vải trở lên. Nếu làm được điều này, các nàng vẫn thoải mái diện đẹp mà không lo lộ môi bé đâu.
IV – Môi bé bị dài 1 bên liệu có bình thường không?
Xoay quanh chủ đề môi bé bị dài, nhiều KH chia sẻ bản thân cũng bị nhưng chỉ bị duy nhất một bên và lo rằng mình gặp biến chứng nặng. BVTM Kangnam xin khẳng định, môi bé dài 2 bên hay 1 bên đều là biểu hiện bình thường.
Cũng như hai chân của bạn, một chân nào đó sẽ dài hơn chân kia một chút. Môi âm hộ không thể khớp chính xác mà luôn có sự chênh lệch (nhỏ) ở kích thước hai bên. Không có sự chính xác tuyệt đối cho môi âm hộ mà đặc điểm – hình dạng phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.
V – Môi bé bị dài, thâm phải làm sao để khắc phục?
Trước những tác động tiêu cực của hiện tượng dài môi bé, các chuyên gia thẩm mỹ khuyên bạn cần thực hiện thu môi bé và làm hồng vùng kín. Hai phương pháp này giúp phái đẹp duy trì vẻ đẹp, sự hấp dẫn và sức khỏe sinh sản. Cụ thể:
1. PT Thu gọn môi bé
Nằm trong số các tiểu phẫu tạo hình môi bé HOT nhất hiện nay, thu gọn môi bé dựa trên cơ chế cắt bỏ da thừa, định hình form môi bé và điều chỉnh lại một số vùng cơ. Biện pháp thu môi bé mang lại những ưu điểm:
-
Tái cấu trúc môi bé, cho môi bé gọn gàng và săn chắc.
-
Khôi phục chức năng môi bé, kích thích độ “mẫn cảm’ của môi bé trong QHTD.
-
Ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín, giảm thiểu 99% viêm nhiễm phụ khoa.
-
Có tác động tới cả khe âm đạo và âm vật, giúp chị em luôn chặt khít như thuở đôi mươi.
Phần đa các tiểu phẫu thu gọn đều tạo form môi bé theo dạng chữ V và khâu liền bằng chỉ tự tiêu. Chị em sẽ phải nghỉ dưỡng từ 2 – 3 ngày và kiêng “làm tình” từ 5 – 6 tuần. Sau 2 tháng, môi bé hoàn toàn lành lặn và bạn trở lại sinh hoạt bình thường.
♻️♻️♻️ PHẢI ĐỌC: Cắt môi cô bé bao nhiêu tiền
2. Làm hồng vùng kín
Nếu như thu môi bé giúp “nơi ấy” lấy lại form hoàn hảo thì làm hồng vùng kín lại mang đến sự tươi trẻ và hấp dẫn cho môi bé. Nhờ sự hoạt động mạnh mẽ của các bước sóng Laser, người dùng sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt như:
-
Mọi sắc tố thâm được thu gọn và đánh bay trong 60 phút.
-
Môi bé trắng hồng, căng bóng và có độ đàn hồi cao.
-
Làm hồng không đau, không xâm lấn, không tổn thương đến hoạt động sinh lý.
-
Thúc đẩy cơ vòng âm đạo sản xuất collagen và giúp âm đạo/tuyến nhờn cân bằng độ ẩm.
-
Có thể QHTD sau 5 ngày thực hiện.
Trung bình một ca làm hồng vùng kín có giá từ 8 – 12 triệu đồng. Trong khoảng 3 ngày đầu tiến hành, chị em cần kiêng nước và giữ cho vùng kín không bị va đập mạnh nhé.
Môi bé bị dài tuy là vấn đề “tế nhị” nhưng bạn nên mạnh dạn tới các cơ sở uy tín để khắc phục và xử lý triệt để. Qua bài viết trên đây, BVTM Kangnam hy vọng các chị em sẽ yêu sức khỏe – sắc đẹp của “cô bé” nhiều hơn để luôn “thăng hoa”, mặn nồng trong chuyện chăn gối nhé.
5/5 – (1 vote)