Móng bị bệnh và cách khắc phục

mong-bi-benh-va-cach-khac-phuc

 

Ngày nay, rất nhiều chị em đi làm đẹp móng chân, tay với nhiều loại hình dịch vụ mới như vẽ móng, đắp nhũ, nối móng, đắp móng, đính đá… Việc làm này chỉ đem lại lợi ích thẩm mỹ, tăng thêm vẻ đẹp, sự quyến rũ cho chị em nhưng tác hại của nó thì họ chưa lường hết được.

Móng có nhiệm vụ gì?

Ngoài việc che đỡ va đập, móng còn giúp các đầu dây thần kinh bớt “kiêm nhiệm” ở phía mu tay, chân để tập trung sự tinh nhạy ở phía gan bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân. Thế nhưng, bình thường, chúng ta ít để ý tới tình trạng của móng tay vì cho rằng, móng hiện diện chỉ để cho đôi tay đỡ trống. Nhưng đến khi móng “gặp sự cố” như nấm, sần sùi, lồi lõm bất thường… mất rất nhiều thời gian và công sức để đưa móng trở về trạng thái ban đầu, chúng ta mới thấy hết tầm quan trọng của móng tay cũng như cách chăm sóc móng tay.

 

mong-bi-benh-va-cach-khac-phuc-1

Bảo vệ móng

Móng – một cấu trúc đặc biệt

Giống như tóc, móng có thành phần chính là sợi keratin, có nghĩa là các tế bào chế. Vì vậy người ta không cần nuôi dưỡng nó trực tiếp. Móng tay, móng chân ở trạng thái khỏe mạnh sẽ bóng, phía góc dưới hơi đục và càng ra phía ngoài càng trong. Trên móng có thể có những rãnh dọc rất mịn, nhìn xuyên qua móng thấy có màu đỏ hồng (do những mạch máu phía dưới nuôi dưỡng). Còn khi móng gặp “sự cố”, trên móng sẽ có biểu hiện như ở phiến móng có những mảng trắng, điểm trắng hoặc một đường ngang trắng, móng biến đổi màu sắc (đục), tăng sừng (có những vẩy ở vùng móng).

Các sự cố ở móng chủ yếu là do thiếu hụt dinh dưỡng, ngâm nước kéo dài, sử dụng các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc móng không đúng. Trong đó, tổn thương móng xuất phát từ việc làm đẹp không đúng cách chiếm vị trí hàng đầu. Cắt móng với dụng cụ không sắc, giũa móng không đúng cách… sẽ làm đầu móng bị xơ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm xâm nhập, gây nấm móng, hư móng. Sơn móng tay thường xuyên, hay đắp móng giả cũng khiến da xung quanh móng bị kích ứng, còn móng thì yếu, khô giòn và dễ bị thương tổn (như teo móng, biến dạng móng…) do các hóa chất của sơn móng tay, của dung dịch trung hòa chất kết dính và chất tẩy rửa móng. Các loại hóa chất này kích ứng những phần da quanh móng, gây viêm ngứa, dị ứng và làm móng ngày càng vàng, mỏng dần và mất đi độ bóng, làm mất đi lớp bảo vệ móng và rối loạn dinh dưỡng. Khi làm móng, việc ngâm tay trong nước lâu để làm mềm móng cũng dễ gây bệnh nấm móng hoặc bị lây lan bệnh do dụng cụ không sạch.

Ngoài việc kiên nhẫn tuân thủ các biện pháp điều trị (việc điều trị thường kéo dài từ 3-6 tháng), bạn cần giữ tay khô, không tiếp xúc với hóa chất, xà phòng.

Muốn cho đôi tay mềm mại, mịn màng với những chiếc móng hồng khỏe mạnh, việc chăm sóc móng tay cũng rất quan trọng. Bước đầu tiên để có bàn tay mềm mại là tẩy bỏ da chết: Dùng bọt xà phòng để tẩy nhẹ, rồi dùng gel dạng hạt để tẩy đi các tế bào chết, da khô. Bước tiếp theo là cung cấp dinh dưỡng và massage tay để có đôi tay khỏe đẹp: Lấy một lượng kem dưỡng da thoa đều vào lòng bàn tay, mu bàn tay, thoa vào kẽ giữa các ngón và thoa đều hết các đầu ngón tay. Sau đó, dùng ngón tay cái massage bằng cách ấn vào phần giữa các kẽ ngón tay. Cuối cùng là chăm sóc và tạo dáng móng: đổ vài giọt dầu dưỡng vào trong nước ấm rồi ngâm tay vào để các viền da quanh móng mềm ra, giúp tẩy bỏ dễ hơn. Sau đó, dùng kìm và giũa để cắt tỉa móng tay và tạo hình dáng cho móng.

Những thói quen không tốt cần phải thay đổi như không đeo găng tay khi làm việc nhà, sơn móng tay chân thường xuyên, cắt móng tay quá sâu, ăn uống không đủ chất… vì đó chính là những tác nhân khiến móng bị khô, gãy, yếu và hư hỏng. Thay vì đưa tay lên miệng cắn thì bạn hãy dùng kìm cắt móng hay giũa móng. Bạn nên uống nhiều nước, ăn các thức ăn có chứa nhiều canxi như sữa, phomat, các loại cá…

Khi móng tay có dấu hiệu bất thường như nấm móng, rối loạn dưỡng móng, viêm da dị ứng do tiếp xúc với hóa chất… nếu không được phát hiện và điều trị đúng, kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng phiền toái, khiến bệnh ngày càng nặng và lan sang các móng khác. Vì thế, nếu thấy trên móng tay xuất hiện các dấu hiệu bất thường kéo dài trên 1 tuần, bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu.

Rate this post

Viết một bình luận