Montessori là một trong những phương pháp giáo dục được ưa chuộng hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng hiểu rõ montessori là gì? Cùng BachkhoaWiki khám phá chủ đề này nhé!
Montessori là gì? Tại sao phương pháp giáo dục montessori được rất nhiều phụ huynh quan tâm? Montessori có gì khác so với phương pháp giáo dục truyền thống? Nếu bạn là phụ huynh và đang loay hoay tìm câu trả lời về chủ đề thú vị này. Hãy cùng BachkhoaWiki khám phá trong bài viết sau đây nhé!
Advertisement
Montessori là gì?
Montessori là ai?
Maria Montessori là tên của một chuyên gia người Ý trong lĩnh vực y học, triết học, giáo dục học, nhân văn học… Bà là người phụ nữ đầu tiên giành được học vị Tiến sĩ Y khoa ở nước Ý và cũng là người sáng lập ra phương pháp học tập này.
Tháng 10/1907, bà Maria Montessori thành lập nhà trẻ đầu tiên với tên gọi Children House. Tại đây, bà dành những kinh nghiệm và giáo cụ giảng dạy của mình tập trung cho giáo dục mầm non.
Advertisement
Phương pháp giảng dạy của bà tập trung thúc đẩy tiềm năng phát triển của trẻ nhỏ trong môi trường tân thiện. Các giáo viên hướng dẫn được đào tạo bài bản và dụng cụ học tập sinh động, thông minh.
Advertisement
Phương pháp giáo dục của bà dần trở nên phổ biến. Lan rộng ra toàn cầu với tên gọi của chính bà: Montessori.
Phương pháp Montessori là gì?
Phương pháp Montessori là gì? Đây là phương pháp giáo dục trẻ em từ 0 đến 6 tuổi. Phương pháp Montessori đề cao việc học qua cảm giác. Chấp nhận sự riêng biệt khác nhau của từng đứa trẻ và khuyến khích chúng phát triển tùy theo khả năng và thời gian riêng của mình.
Montessori tập trung xây dựng nền tảng cho các bé ngay từ những năm đầu đời. Trẻ được phát triển đồng đều về mặt não bộ, khả năng thu nhận kiến thức cũng như hình thành những kỹ năng xã hội từ rất sớm. Các bé có kỹ năng học tập độc lập, tinh thần hợp tác và đoàn kết cao.
Montessori trở nên đặc biệt từ tư duy tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của từng đứa trẻ. Các bé sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức thực tế với những giáo cụ và phương pháp giảng dạy thân thiện nhất.
Những lớp học theo mô hình Montessori đảm bảo bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi bé.
Ví dụ về phương pháp Montessori
Dựa vào từng nguyên tắc của phương pháp Montessori, có thể đưa ra một số ví dụ như sau:
-
Đơn giản hóa: Hãy sử dụng cách diễn đặt đơn giản nhất tránh cách diễn đạt phức tạp. Ví dụ: Khi muốn con học về quả trứng. Hãy nói ngắn gọn và rõ ràng: Trứng. Không nên dùng câu dài như “quả trứng gà màu vàng”.
-
Bình tĩnh và kiên nhẫn: Đây là nguyên tắc khó thực hiện nhất. Bởi tính nghịch ngợm của các bé khiến bạn rất dễ mất bình tĩnh và nổi cáu. Ví dụ: Khi muốn bé làm một việc gì đó, hãy kiên nhân đợi bé tập trung và nhẹ nhàng nói: “Mẹ muốn nhờ con làm hộ mẹ việc … này được không?
-
Không có phần thưởng hay trừng phạt: Hãy chú trọng đến việc dạy con tự chịu trách nhiệm và coi đó là việc hiển nhiên. Không phải hành động vì phần thưởng hay bị phạt. Ví dụ: Nếu bé làm bẩn tường hoặc sàn nhà hãy để bé tự dọn.
-
Duy trì sự tập trung: Khi bé đang tập trung chơi với một món đồ nào đó, hãy để bé tập trung để tìm ra nhiều cách chơi của riêng mình, cũng như giải quyết vấn đề gặp phải trong lúc chơi. Ví dụ: Không nên nôn nóng giúp bé lắp lego để nhanh chóng hoàn thành. Hãy để bé tự khám phá.
-
Trực quan: Tạo điều kiện tối đa cho bé không gian và thời gian để tự mình trải nghiệm, khám phá.
Một số khái niệm có liên quan
Bằng Montessori là gì?
Cũng giống như các loại bằng cấp khác trong hệ thống giáo dục. Bằng Montessori là chứng nhận một cá nhân hay tổ chức đủ điều kiện để hoạt động giáo dục theo phương pháp Montessori.
Giáo viên Montessori là gì?
Giáo viên Montessori là người hướng dẫn chính trong các lớp học. Đây cũng là người tạo ra môi trường thoải mái nhất để trẻ tự do phát triển năng lực cá nhân. Các giáo viên sẽ dẫn dắt các bé tự do phát huy tài năng của bản thân mình một cách tốt nhất.
Chứng chỉ Montessori là gì?
Chứng chỉ là văn bằng chính thức chứng nhận do cơ quan giáo dục có thẩm quyền cấp về một trình độ học vấn nhất định, có giá trị pháp lý. Có hai tổ chức lớn cung cấp các chương trình chuẩn bị cho giáo viên ở Hoa Kỳ là Hiệp hội Montessori Internationale (AMI) và Hiệp hội Montessori Hoa Kỳ (AMS).
Các giáo viên phải trải qua 212 giờ lý thuyết, tối thiểu 540 giờ thực hành thực tế, hoàn thành 4 quan sát, 1 album tài liệu và trải qua 3 đợt giám sát thực địa.
Đây là yêu cầu cơ bản để các giáo viên có thể nhận được chứng chỉ giáo viên Montessori Quốc tế dành cho lứa tuổi 0-3 . Đây là chứng chỉ đạt tiêu chuẩn AMS và được chứng nhận bởi MACTE.
Giáo viên Montessori phải trải qua hơn 210 giờ lý thuyết, 720 giờ giảng dạy thực tế với giáo cụ Montessori, hoàn tất 46 bài tập, 8 bộ các bài giáo án về hoạt động cho trẻ.
Ngoài ra, giáo viên còn phải trải qua 3 đợt giám sát thực địa để có thể hoàn thành khóa đào tạo và nhận chứng chỉ giáo viên Montessori Quốc tế cho lứa tuổi từ 3-6. Chứng chỉ được chứng nhận bởi Hiệp hội Montessori Quốc tế (IAPM)
Giáo cụ Montessori là gì?
Giáo cụ Montessori là những dụng cụ học tập nhưng có xu hướng giống một dạng đồ chơi cho bé khám phá. Đây là những đồ dùng dạy học được chính người sáng lập ra phương pháp này – bà Maria Montessori nghiên cứu và thiết kế.
Ngày nay, giáo cụ Montessori cũng được các công ty giáo dục cải tiến nhiều về mẫu mã để đáp ứng nhu cầu dạy và học ngày cao hơn.
Trợ tá Montessori là gì?
Trợ tá Montessori là trợ lý cho giáo viên Montessori trong lớp học. Đây cũng chính là người làm mẫu và truyền cảm hứng, kết nối các bé với nhau.
Nội dung phương pháp giáo dục Montessori
Triết lý giáo dục của phương pháp Montessori là gì?
Phương pháp Montessori có triết lý là không xem các hoạt động trong lớp của trẻ là trò chơi mà là công việc, có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Các bé có nhiệm vụ tập trung tối đa để hoàn thiện công việc với kết quả cao nhất có thể.
Việc này vừa giúp rèn luyện tính kiên trì, vừa giúp các giáo viên cũng như trợ tá quan sát những điểm hạn chế của từng bé. Từ đó có những kế hoạch phù hợp để giúp bé cải thiện những khiếm khuyết này.
Nguyên tắc của phương pháp Montessori là gì?
Phương pháp Montessori bao gồm những nguyên tắc sau đây:
-
Tôn trọng, không áp đặt
-
Học tập đi kèm thực hành
-
Tạo môi trường thân thiện, không tồn tại phần thưởng hay trừng phạt
-
Không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ
-
Thiên nhiên truyền cảm hứng cho trẻ
-
Giáo viên, ba mẹ chỉ là người hỗ trợ, đồng hành cùng trẻ
Mục đích của phương pháp Montessori
Phương pháp Montessori có mục đích nuôi dưỡng động lực bên trong mỗi đứa trẻ. Tạo điều kiện tối đa để trẻ được khám phá theo những mối quan tâm của bản thân.
Lợi ích của phương pháp Montessori
Montessori là gì? Montessori mang đến nhiều lợi ích tích cực cho trẻ em. Chính vì thế đây là phương pháp giáo dục được rất nhiều phụ huynh lựa chọn. Những lợi ích tích cực mà Montessori mang đến bao gồm như sau:
-
Mang đến cho trẻ cơ hội phát triển các tiềm năng và trở thành công dân tốt, sống có trách nhiệm, được mọi người tôn trọng, năng lực làm việc tốt, ham học hỏi và ý thức học tập cao. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt
-
Trẻ học theo phương pháp Montessori từ nhỏ sẽ phát triển tính ngăn nắp và trật tự, hòa nhập với mọi người. Nâng cao khả năng tập trung và tính độc lập cao. Thiết kế lớp học, dụng cụ học tập và chương trình học hàng ngày giúp trẻ phát huy khả năng “tự thích nghi”.
-
Các bé được tự do hoạt động trong giới hạn. Trong không gian quy định bởi giáo viên, trẻ chủ động tham gia và tự quyết định mình sẽ tập trung học môn gì. Các nhà giáo dục Montessori hiểu rằng sự thỏa mãn nội tại sẽ kích thích tính tò mò và sự ham thích của trẻ, từ đó hình thành niềm đam mê học tập trong suốt cuộc đời.
-
Trẻ được khuyến khích để chủ động học hỏi, mở mang kiến thức.
-
Trẻ được tự do và khuyến khích đặt câu hỏi, tự tìm hiểu và thiết lập các mối liên hệ. Các bé sẽ tự tin, say mê và tự định hướng học tập cho chính mình. Chúng sẽ hình thành khả năng tư duy, kỹ năng làm việc theo nhóm và tính quyết đoán.
Các lĩnh vực của phương pháp Montessori
Thực hành cuộc sống
Trẻ được học các bài học liên quan đến tự phục vụ bản thân như mặc đồ, chuẩn bị đồ ăn…và chăm sóc môi trường xung quanh như lau dọn bàn ghế, cất dọn đồ dùng cá nhân…
Giác quan
Các bài tập dành cho trẻ đảm bảo trẻ vận dụng cả 5 giác quan để phát triển toàn diện
Ngôn ngữ
Trẻ được khuyến khích thể hiện, bày tỏ bản thân mình bằng lời. Các bé cũng được hướng dẫn cách nhận biết mặt chữ, tô chữ và đánh vần
Toán học
Trẻ được học các phép tính đơn giản phù hợp với lứa tuổi như cộng trừ nhân chia hay tư duy logic.
Văn hóa
Các bé được học các môn văn hóa như Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Nghệ thuật…Ngoài ra các bài học về đất nước, động vật, thời gian, lịch sử, âm nhạc cũng được truyền cảm hứng đến cho các bé một cách hào hứng.
So sánh phương pháp Montessori và phương pháp giáo dục truyền thống
Phương pháp Montessori có khá nhiều điểm khác biệt với phương pháp giáo dục truyền thống. Cụ thể như sau:
Phương pháp giáo dục MontessoriPhương pháp giáo dục truyền thống
Dựa trên sự phát triển của trẻ
Dựa vào chương trình học quốc gia
Lớp học không cùng độ tuổi gồm nhiều nhóm tuổi khác nhau
Lớp cùng nhóm tuổi
Trẻ tự học bằng các giáo cụ, học cụ Montessori chuyên biệt
Trẻ được tôn trọng và được tự do khám phá, tự chơi và tự học. Mỗi trẻ sẽ là cá nhân độc lập về nhận thức và tính cách.
Trẻ được giáo viên giảng dạy theo sách giáo khoa, bài giảng chuẩn bị sẵn
Trẻ tiếp thu tri thức một cách bị động thông qua bài giảng và kiến thức mà giáo viên cung cấp
Trẻ học tập theo nhịp độ và theo sở thích riêng của mình. Không gian học tập của trẻ yên tĩnh, không bị làm phiền, ngắt quãng. Mỗi trẻ sẽ phát triển độc lập.
Trẻ học tập một chương trình học theo một khung thời gian định trước và học các môn học bắt buộc. Mỗi trẻ sẽ bị ảnh hưởng tới tiến trình của cả lớp
Trẻ là trung tâm của việc giảng dạy
Giáo viên sẽ là trung tâm của việc giảng dạy
So sánh phương pháp Montessori và Reggio Emilia
Phương pháp giáo dục Reggio Emilia gần đây cũng rất được ưa chuộng tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Cả Reggio Emilia và Montessori đều hướng tới mục tiêu chung là nuôi dưỡng tố chất và cung cấp năng lực thiết yếu cho giai đoạn đầu đời của mỗi trẻ em. Tuy nhiên giữa chúng vẫn tồn tại một số điểm khác biệt cơ bản như sau:
Nội dungPhương pháp Montessori Phương pháp Reggio Emilia
Về cách tiếp cận
Khuyến khích bé phát triển độc lập và đơn lẻ trong môi trường học tập thân thiện cùng những giáo cụ chuyên biệt để tự do phát triển tư duy, năng khiếu và sự sáng tạo
Trẻ được phát triển bản thân thông qua thực hành các dự án theo nhóm. Từ đó nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, tinh thần hợp tác và giải quyết vấn đề.
Về phương pháp giáo dục:
Nội dung rất bài bản, chặt chẽ và được chuẩn bị kỹ lưỡng để đạt những mục tiêu chung. Và giáo viên sẽ có vai trò là người quan sát, hướng dẫn để trẻ tự hoàn thành những nhiệm vụ.
Coi giáo viên là cộng sự của trẻ, trẻ tham gia vào quá trình học hỏi và tự do kết nối, trao đổi các ý tưởng với giáo viên
Về không gian học tập:
Lớp học Montessori thường được bày trí đơn giản với các giáo cụ và đảm bảo không gian yên tĩnh để trẻ tập trung vào hoạt động của mình.
Lớp học Reggio Emilia lại mở rộng không gian sáng tạo cho trẻ ở mức tối đa với một thế giới học liệu từ các vật liệu thiên nhiên hay tái chế vô cùng sinh động.
Xem thêm:
Vậy là BachkhoaWiki đã cùng bạn tìm hiểu những thông tin Montessori là gì? Tại sao phương pháp giáo dục montessori được rất nhiều phụ huynh quan tâm? Hy vọng bài viết cung cấp đủ thông tin để các bậc phụ huynh có thêm nhiều góc nhìn hơn về vấn đề giáo dục cho những mầm non tương lai.
Đừng quên like, share bài viết và thường xuyên ghé thăm BachkhoaWiki để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị hơn nữa nhé!