Khi đang sử dụng một số loại thuốc mà có xuất hiện dấu hiệu đau đầu hoặc có tình trạng đau đầu tăng, rất có thể nguyên nhân xuất phát từ việc bạn đang sử dụng thuốc. Hầu hết các loại thuốc đều có tác dụng phụ, đau đầu là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất.
Có nhiều loại thuốc bao gồm thuốc tránh thai, thuốc trợ tim hay thậm chí cả thuốc giảm đau có thể gây đau đầu. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu đau đầu, không nên tự ý dừng sử dụng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ điều trị để có thể thay đổi liều lượng hoặc chuyển sang một loại thuốc khác.
1. Thuốc đau đầu
Đây có vẻ không phải là một tin tốt. Tuy nhiên, sự thật là một số loại thuốc được sử dụng để điều trị đau đầu vẫn có gây ra chứng đau đầu.
Tình trạng đau đầu tái phát xảy ra khi bạn sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định. Khi thuốc hết tác dụng, triệu chứng đau đầu trở lại, điều này dẫn đến việc phải tăng liều lượng dẫn đến ngày càng đau đầu nhiều và thường xuyên hơn.
Cách tốt nhất để điều trị đau đầu tái phát là báo cho bác sĩ điều trị để tìm nguyên nhân chính xác, nếu do thuốc thì bác sĩ sẽ dừng các loại thuốc có tác dụng phụ hoặc có thể cần giảm dần liều dùng.
Lưu ý khi bạn ngừng thuốc, bạn có thể có các triệu chứng như buồn nôn, khó ngủ, tiêu chảy hoặc đau đầu nặng hơn. Nhưng khi không sử dụng thuốc có tác dụng phụ gây đau đầu nữa cơn đau đầu sẽ giảm dần, các loại thuốc bạn dùng để giảm đau đầu có thể hiệu quả hơn.
2. Thuốc tránh thai
Nhiều phụ nữ bị chứng đau nửa đầu do ảnh hưởng của nội tiết tố hay các thuốc làm ảnh hưởng đến nội tiết tố. Một số trường hợp cho thấy rằng thuốc tránh thai và các phương pháp ngừa thai làm thay đổi nội tiết tố như miếng dán ngừa thai hoặc đặt vòng âm đạo gây ra chứng đau nửa đầu. Nếu bạn bị đau đầu khi đang uống thuốc tránh thai có thể là do sự sụt giảm estrogen xảy ra trong những ngày bạn uống thuốc. Những cách sau đây có thể được sử dụng trong trường hợp này:
-
Sử dụng thuốc tránh thai ít thành phần giả dược hoặc không chứa thành phần giả dược.
-
Sử dụng thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen thấp
-
Dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin thay vì kết hợp estrogen và progestin
3. Nhóm thuốc chứa nitrat
Nhóm thuốc chứa nitrat là loại thuốc dùng để điều trị đau tức ngực xảy ra khi bạn bị bệnh tim. Còn được gọi là nitroglycerin, thuốc làm giãn mạch để máu có thể lưu thông một cách dễ dàng.
Nhức đầu là một tác dụng phụ phổ biến của nhóm thuốc chứa nitrat điều trị bệnh tim, có thể gây đau đầu mức độ khác nhau sau khi dùng thuốc, hoặc có thể bị đau nửa đầu dữ dội khoảng 3 đến 6 giờ sau đó kèm theo các dấu hiệu buồn nôn, nôn hoặc nhạy cảm với ánh sáng. Triệu chứng nhức đầu có thể biến mất khi cơ thể đã quen với thuốc.
Nếu bạn đang được điều trị bằng nhóm thuốc chứa nitrat và bắt đầu có dấu hiệu đau đầu, hãy trao đổi ngay với bác sĩ điều trị. Không nên tự ý sử dụng thuốc đau đầu vì một số loại thuốc điều trị chứng đau nửa đầu, chẳng hạn như triptans, có thể không an toàn khi bạn bị bệnh tim.
4. Liệu pháp thay thế hormone (Hormon therapy – HRT)
Liệu pháp thay thế hormone điều trị các triệu chứng mãn kinh như người nóng bừng hay đổ mồ hôi đêm, điều này cũng có thể gây ra chứng đau đầu. Khi đó hãy báo với bác sĩ điều trị để có thể thay đổi một liều HRT thấp hơn hoặc đổi loại HRT khác để tìm ra loại phù hợp nhất.
5. Làm cách nào để hạn chế cơn đau đầu do thuốc?
-
Tránh lạm dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt, an thần;
-
Dùng thuốc theo đơn và đúng liệu trình điều trị của bác sĩ;
-
Khi có biểu hiện bất thường cần xin ý kiến bác sĩ để có hướng xử trí, không tự ý ngưng thuốc hoặc sử dụng thuốc khác để giảm đau;
Những người bị đau đầu mạn tính không nên dùng trà, cà phê hay bất cứ thức uống nào có caffein vì sẽ làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Xem chủ đề đau đầu mạn tính
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp