Nhầm lẫn với các thể loại khác
“Ta lớn lên trong vần thơ câu chữ
Trong dáng điệu cổ tích đẹp thiêng liêng”
Vâng đây là câu thơ do chính tôi sáng tác khi ngẫu hứng nghĩ về những câu truyện cổ tích Việt Nam.
Quả thật từ khi còn ở trong bụng mẹ, những lời ru ngọt mặn, những câu truyện cổ tích diệu kỳ đã tự dưng ngấm vào linh hồn ta tự khi nào không hay.
Ấy thế liệu bạn đã tự hỏi mình là có tự hiểu hết được những điều thâm thúy trong truyện. Truyện cổ tích Việt Nam là cả một bầu trời tinh hoa tinh thần dân tộc.
Truyện là tiếng nói, hơi thở dân tộc từ ngàn năm cho tới tận bây giờ.
Bạn có muốn đi cùng mình phân tích rõ những yếu tố bao quát làm nên sự thiêng liêng, quý báu ẩn chứa trong truyện cổ tích Việt Nam. Nếu có, thì ngay bây giờ hãy theo dõi cùng mình nhé!
Thể loại truyện cổ tích Việt Nam là gì?
Truyện cổ tích Việt Nam là những câu truyện xuất phát từ yếu tố truyền miệng, mang tính chất là loại hình tự sự dân gian. Truyện thường được hình thành và cấu tạo từ các yếu tố kì ảo.
Mục đích là thể hiện cái nhìn chân thực, rõ nét về đời sống, bộc lộ quan điểm, quan niệm của nhân dân.
Qua những câu truyện cổ tích, điều mà tác giả gửi gắm đó là những ước mơ về công lí, về lẽ phải.
Tư tưởng bên trong truyện cổ tích luôn luôn mang tính chất tích cực, nhân ái và thắm thiết.
Mỗi câu truyện là những ước mơ đẹp, ước mơ về sự thay đổi, về sự đấu tranh cho lẽ phải.
Vì mang tính chất truyền miệng là chính nên cổ tích đã được các nhà nghiên cứu xếp vào loại hư cấu.
Không được nhìn nhận nhiều dưới góc độ khoa học mà là dưới góc độ văn hóa, đạo đức.
Lịch sử hình thành
Truyện cổ tích bắt đầu từ đâu từ chưa một nhà nghiên cứu hay nhà khoa học nào khẳng định rõ ràng.
Nhưng chỉ biết rằng nó ra đời từ rất là lâu rồi, từ khi con người có ý thức và cảm xúc. Những tập thể hay một cộng đồng họ nhóm lại và sáng tác với nhau.
Họ tạo ra các câu truyện cổ tích và lưu truyền dưới hình thức truyền miệng.
Kể từ những thế kỷ đầu sau công nguyên, con người đã hình thành nên những nền văn hóa sơ khai. Con người đã có những cái nhìn trực quan hơn về cuộc sống.
Họ đã biết ước mơ và chuyển biến nó thành những câu truyện cổ tích được lưu truyền cho tới bây giờ.
Đặc trưng về truyện
Nói lại ý trên, truyện cổ tích ra đời và phát triển khi mà xã hội hình thành nên giai cấp. Xuất hiện sự phân biệt giàu nghèo và từ đó xuất hiện những thân phận trong chính cái xã hội ấy.
Truyện cổ tích phần lớn thường hướng về những thân phận nghèo mạt trong xã hội. Họ có tài năng, phẩm hạnh nhưng sinh ra trong nghèo khó.
Họ luôn bị xã hội đẩy vào bức đường cùng, bị đánh đập, sai khiến, nhục mạ và đe dọa. Truyện cổ tích xuất hiện như một lời an ủi, một sự động viên, khích lệ.
To lớn hơn, cổ tích là những ước mơ, những khao khát của những con người nhỏ bé nhưng tốt bụng.
Chính từ những yếu tố trên, truyện cổ tích đã được chia ra với 3 đặc trưng chính:
-
Truyện mang tính giáo dục cao, ở mỗi câu truyện là một triết lý, một bài học làm người, một lối ứng xử công bằng và nhân đạo
-
Truyện có cốt truyện gần như trọn vẹn và đầy đủ bên cạnh đó lại mang tính mở đặc trưng của văn học dân gian ở cấp độ chi tiết, mô típ
-
Truyện cổ tích xây dựng nên một thế giới hư cấu, không có thật ở thực tại.
Phân loại truyện cổ tích như sau:
-
Truyện cổ tích về loài vật
-
Truyện cổ tích thần kỳ
-
Truyện cổ tích sinh hoạt
Vì sao truyện hấp dẫn?
Truyện cổ tích Việt Nam rất đa dạng và phong phú về rất nhiều mặt. Do tính chất sáng tác tự do nên ở mỗi câu truyện, ta lại bắt gặp những thú vị riêng mà không hề lẫn lộn.
Vậy những yếu tố căn bản làm nên một câu truyện cổ tích hay là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!
Những nhân vật trong truyện
Tựu chung nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam vô cùng đa dạng và đặc sắc. Có hai kiểu nhân vật thường xuất hiện ở trong truyện đó là: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
Ở mỗi nhân vật ta lại được nhìn thấy những số phận, những cuộc đời con người khác nhau. Họ đều có những khát khao ( Thạch Sanh), hoài bão và tài năng xuất chúng (Thánh Gióng).
Tất cả các nhân vật đều trải qua những cuộc đấu tranh liên hồi. Đó là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa những ước mơ và sự chà đạp độc ác.
Cuối cùng, sau mọi truyện cái thiện vẫn luôn chiến thắng.
Truyện cổ tích Việt Nam nhìn chung có các loại nhân vật sau:
-
Nhân vật quan lại, người giàu có (Vd:
Sự tích dưa hấu, sọ dừa, cây tre trăm đốt…
)
-
Nhân vật người anh
(Vd: Hai anh em và con chó đá,…)
-
Nhân vật người mẹ ghẻ
(Vd: Tấm Cám,…)
-
Nhân vật người mẹ chồng
(Vd:Quan Âm Thị Kính,…)
-
Nhân vật người em, người mồ côi
(Vd: Sự tích chim đa đa,…)
-
Nhân vật xấu xí
(Vd: Sọ Dừa)
-
Nhân vật người con dâu
(Vd: Tấm Cám ,…)
Ở mỗi nhân kiểu nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam, ta lại thấy đâu đó hình bóng của dân tộc Việt Nam.
Ta lại cảm thấy một dòng tinh hoa văn học Việt Nam đang cuồn cuộn chảy trôi.
Cho tới bây giờ tất cả các nhân vật trong truyện cổ tích đều là một phản ánh cực kỳ tinh tế cho mối quan hệ giữa người và người.
Phản ánh về cách đối nhân xử thế và tấm lòng nhân đạo, ưa lẽ phải của con người Việt Nam.
Những triết lý về cuộc sống và tình yêu
Phải khẳng định một câu rằng những triết lý giáo huấn từ truyện cổ tích mãi mãi không bao giờ là cũ. Ở từng câu truyện ta lại thấy chính bản thân ta ở đó.
Những thói tham sân si, những góc tối trong tâm hồn của con người đều được phản ánh qua rất nhiều câu truyện.
Ngược lại với những góc tối là vùng sáng của hy vọng, của mơ ước và của chiến thắng. Người tốt luôn thắng kẻ xấu, sự tham lam luôn đem lại một kết cục đau đớn.
Tất cả những bài học đó, tuy đơn giản nhưng là lại là sự đánh giá chính xác đạo đức căn bản của một con người.
Từ đó phát triển lên nhiều thái cực đạo đức, tâm lí hành vi khác nhau.
Những thuật ngữ phổ biến nhất trong truyện
Các thuật ngữ phổ biến mà ta thường bắt gặp trong truyện cổ tích như: ngày xửa ngày xưa, Ở một ngôi làng nọ, ở một đất nước nọ, ngày xưa,….
Tất cả các thuật ngữ rất quen thuộc với các bạn phải không. Nó gắn liền với chính tuổi thơ, chính những bài học đầu đời của bạn nữa đấy.
Bối cảnh, nội dung và bố cục
Bối cảnh truyện cổ tích Việt Nam rất đa dạng và thân quen. Bạn có thể thấy bối cảnh thường xoay quanh những mối quan hệ trong gia đình như Tấm Cám.
Bối cảnh có thể là cuộc sống khổ cực của một anh đốn củi nghèo khó ( Thạch Sanh).
Và cũng có thể là những bối cảnh không có thật như ” Chằn tinh đánh nhau với Thạch Sanh”, ông Tiên giúp đỡ anh chàng đốn củi nghèo khó,…
Nội dung và bố cục của truyện cổ tích Việt Nam cũng khá nhất quán và đều thể hiện thái độ của người dân.
Ở mỗi nội dung, ta lại thấy một sự bình dị trong câu từ nhưng thâm thúy ở ý nghĩa.
Những lời lẽ hết sức dễ hiểu, bố cục đơn giản không quá trau chuốt tỉ mỉ như văn học hiện đại ngày nay.
Nhầm lẫn với các thể loại khác
Truyện cổ tích có những đặc điểm để phân biệt với những thể loại khác về cả nội dung, kiểu cốt truyện và ngôn ngữ.
Nói đến cổ tích là nói đến những bối cảnh gần gũi, có những yếu tố hư cấu làm nổi bật rõ sự giằng co giữa phe thiện và phe ác.
Phim điện ảnh và truyền hình
Những bộ phim điện ảnh hay nhất lấy cảm hứng từ những câu truyện cổ tích như:
- Cậu bé nước Nam
- Cây tre trăm đốt
- Tấm Cám
Truyện tranh
Bên cạnh phim, truyện tranh cổ tích Việt Nam luôn chiếm một phần không thể thiếu trong đời sống con người Việt Nam. Chúng ta nên kể đến một số truyện tiêu biểu như:
- Tấm Cám
- Cây tre trăm đốt
- Sơn Tinh – Thủy Tinh
- Sự tích con dã tràng
Dưới đây là tất cả những kiến thức tổng hợp chung về những nét đặc sắc chính của truyện cổ tích Việt Nam.
Chắc hẳn là người yêu thích và đã từng ấp ủ nhiều cuốn truyện tranh cổ tích, bạn phải đủ hiểu những giá trị to lớn mà truyện mang lại.
Bài viết này thay cho lời tâm sự bằng chính những hiểu biết và cảm xúc cá nhân về kho tàng truyện cổ tích – nơi lưu giữ tuổi thơ của biết bao thế hệ con trẻ chúng ta.
Nguồn: https://bapcai.vn/
5/5 – (1 bình chọn)