Đọc Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương, ta không những cùng Uyên du ngoạn, cùng khám phá những vùng đất đầy quyến rũ, mới lạ mà Uyên còn giúp ta ngộ ra nhiều điều thú vị, ý nghĩa. Tôi thích Uyên ở “gu” thẩm mỹ: đầy chất thơ, lãng mạn nhưng không kém phần nhân văn; tôi thích Uyên ở bản lĩnh của một trí thức trẻ; và trên hết tôi rất thích một Giáng Uyên với cá tính táo bạo, “cái tôi” hơi “ ngông” một chút…
Thật sự tôi cảm thấy mình nhỏ bé trước Uyên, những gì Uyên làm được đó chỉ là niềm mơ ước của tôi, và tôi đã dần nuôi niềm ước mơ đó khi gấp trang cuối cùng của cuốn sách lại. Cũng như Uyên, tôi mơ ước một ngày nào đó nước mình cũng có chương trình đi “gap year” tình nguyện như trong bài “Nào cùng đi “gap year” tình nguyện…” mà Giáng Uyên miêu tả; tôi đã học được rất nhiều điều bổ ích từ chương trình hội thoại quốc tế giữa sinh viên với những nhà lãnh đạo diễn ra tại thành phố St.Gallen, Thụy Sĩ qua bài viết “Nơi gặp gỡ của hôm nay và ngày mai”; tôi cũng đồng tình với Uyên, cũng thấy chạnh lòng trước thời kỳ đi “hôi của” của một số cô nàng trẻ đẹp, đỏng đảnh; thói tiêu xài tiền phung phí, thói học đòi của một bộ phận thanh thiếu niên ở Việt Nam qua bài “Hội chợ phù hoa”… Và có thể nói, giá trị của cuốn sách còn thể hiện ở chỗ nó đã gieo vào lòng giới trẻ tinh thần nhiệt huyết- nhiệt huyết của tài năng, của bản lĩnh…
Nhưng khi lấy Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương để đặt tựa đề cho cả cuộc du ký châu Âu, hẳn Giáng Uyên không còn phản xạ tự nhiên “đưa tay lên mũi ngửi” khi chợt nghe thoang thoảng mùi thơm của hoa oải hương nữa mà thật sự nó đã ngấm vào hồn của cô; cô nâng niu, trân trọng mỗi “mùi hương” của từng vùng đất cô đi qua như cố níu giữ lại cái đẹp cho bản thân mình, chia sẻ cùng mọi người, chia sẻ cho cả cuộc đời này… Đọc Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương, ta không những cùng Uyên du ngoạn, cùng khám phá những vùng đất đầy quyến rũ, mới lạ mà Uyên còn giúp ta ngộ ra nhiều điều thú vị, ý nghĩa. Tôi thích Uyên ở “gu” thẩm mỹ: đầy chất thơ, lãng mạn nhưng không kém phần nhân văn; tôi thích Uyên ở bản lĩnh của một trí thức trẻ; và trên hết tôi rất thích một Giáng Uyên với cá tính táo bạo, “cái tôi” hơi “ ngông” một chút…Thật sự tôi cảm thấy mình nhỏ bé trước Uyên, những gì Uyên làm được đó chỉ là niềm mơ ước của tôi, và tôi đã dần nuôi niềm ước mơ đó khi gấp trang cuối cùng của cuốn sách lại. Cũng như Uyên, tôi mơ ước một ngày nào đó nước mình cũng có chương trình đi “gap year” tình nguyện như trong bài “Nào cùng đi “gap year” tình nguyện…” mà Giáng Uyên miêu tả; tôi đã học được rất nhiều điều bổ ích từ chương trình hội thoại quốc tế giữa sinh viên với những nhà lãnh đạo diễn ra tại thành phố St.Gallen, Thụy Sĩ qua bài viết “Nơi gặp gỡ của hôm nay và ngày mai”; tôi cũng đồng tình với Uyên, cũng thấy chạnh lòng trước thời kỳ đi “hôi của” của một số cô nàng trẻ đẹp, đỏng đảnh; thói tiêu xài tiền phung phí, thói học đòi của một bộ phận thanh thiếu niên ở Việt Nam qua bài “Hội chợ phù hoa”… Và có thể nói, giá trị của cuốn sách còn thể hiện ở chỗ nó đã gieo vào lòng giới trẻ tinh thần nhiệt huyết- nhiệt huyết của tài năng, của bản lĩnh…
Uyên tự hào khi khoe với bạn bè, với người thân, với những nơi cô từng đi qua rằng Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương. Và sự thật Uyên đã truyền “mùi oải hương” ấy qua từng “ngón tay” mọi người…