Mụn Nhọt Ở Lưng là Bệnh gì – Làm sao Điều trị hiệu quả?

Các phương pháp điều trị mụn nhọt ở lưng

Mụn nhọt ở lưng là dấu hiệu của bệnh gì?

Mụn nhọt ở lưng là biểu hiện thường gặp của tình trạng nhiễm vi khuẩn Staphylococus. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh da liễu khác. Vì vậy, bạn cần xác định nguyên nhân cụ thể trước khi áp dụng các biện pháp điều trị.

mụn nhọt ở lưng là bệnh gì mụn nhọt ở lưng là bệnh gì

Mụn nhọt ở lưng là dấu hiệu của bệnh gì?

Mụn nhọt là thuật ngữ đề cập đến tổn thương da có mủ, khu trú tại nang lông. Vùng da bị nổi nhọt thường có xu hướng đỏ/ hồng, nóng ấm và đau nhức.

Mụn nhọt ở lưng có thể là triệu chứng do vi khuẩn Staphylococcus xâm nhập vào bên trong da hoặc xuất phát từ những tình trạng da liễu khác như viêm nang lông, mụn trứng cá, viêm tuyến mồ hôi mưng mủ,…

1. Nhọt

Nhọt là tổn thương da thường gặp nhất. Mụn nhọt ở lưng có thể là hệ quả do mồ hôi bị tích tụ, dẫn đến tình trạng vi khuẩn phát triển và gây mủ.

2. Nhiễm tụ cầu vàng

Nhiễm tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) là tình trạng da bị nhiễm trùng do tụ cầu vàng gây ra. Vi khuẩn này sẽ đi vào da thông qua các vết cắt, trầy xước nhỏ, sau đó gây viêm và tụ mủ.

nổi mụn nhọt ở lưng nổi mụn nhọt ở lưng

Tình trạng nhiễm trùng do tụ cầu vàng thường có mức độ nặng nề hơn so với nhọt thông thường. Các mụn nhọt do tụ cầu vàng gây ra thường có kích thước lớn và gây đau nhức dữ dội.

3. Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ

Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ là bệnh lý mãn tính, xuất hiện chủ yếu ở các khu vực tiết nhiều mồ hôi như lưng, cổ, nách,…

Hiện tại bệnh lý này vẫn chưa có khả năng chữa trị dứt điểm. Do đó người bệnh buộc phải điều trị để làm giảm tổn thương da và ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng.

4. Viêm nang lông

Viêm nang lông là một dạng nhiễm trùng da, xuất hiện chủ yếu ở những vị trí có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Ở các nang lông ứ đọng mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn sẽ có xu hướng xâm nhập và gây viêm.

mụn thịt ở lưng mụn thịt ở lưng

Mụn nhọt do viêm nang lông gây ra thường có kích thước nhỏ và số lượng lớn.

5. Mụn trứng cá ở lưng

Mụn trứng cá ở lưng là hệ quả do rối loạn nội tiết và hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn. Khi lỗ chân lông ứ đọng bụi bẩn và bã nhờn, vi khuẩn P.acnes sẽ có xu hướng phát triển và gây ra hiện tượng sưng viêm.

Với những trường hợp mụn trứng cá nghiêm trọng, các mụn nhọt có thể xuất hiện với kích thước lớn, gây nóng rát và ngứa ngáy khó chịu.

Các phương pháp điều trị mụn nhọt ở lưng

Mụn nhọt ở lưng là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng ở cả người lớn và trẻ em. Để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, bạn cần xác định mức độ tổn thương da và loại vi khuẩn gây bệnh.

1. Thuốc bôi trị mụn nhọt ở lưng

Thuốc bôi được sử dụng trong điều trị mụn nhọt ở lưng nhằm kháng khuẩn, giữ da thông thoáng, loại bỏ mồ hôi và bã nhờn ứ đọng trong lỗ chân lông.

Thuốc bôi trị mụn nhọt ở lưng Thuốc bôi trị mụn nhọt ở lưng

Các loại thuốc bôi được sử dụng để trị mụn nhọt ở lưng, bao gồm:

  • Axit salicylic: Có tác dụng làm sạch, giữ da thông thoáng, đồng thời hạn chế hoạt động tiết bã nhờn của lỗ chân lông. Thuốc chứa axit salicylic còn có khả năng sát khuẩn nhẹ và ngăn ngừa bội nhiễm.
  • Beprosone: Loại thuốc này có chứa hoạt chất Betamethasone (hoạt chất chống viêm và giảm đau tại chỗ). Vì Beprosone không chứa hoạt chất kháng khuẩn nên chỉ thích hợp với những tình trạng tổn thương da mãn tính như viêm tuyến mồ hôi mưng mủ và viêm nang lông.
  • Gentamicin 0.3%: Thuốc bôi Gentamicin 0.3% có chứa hoạt chất Gentamicin – thuộc nhóm kháng sinh aminoglycoside. Hoạt chất này nhạy cảm với các khuẩn gây bệnh thường gặp trên da như Staphylococcus saprophyticus, tụ cầu vàng,…
  • Erythromycin 2%: Loại thuốc bôi này có chứa thành phần kháng sinh – Erythromycin. Thuốc được sử dụng để điều trị các loại viêm da có mủ do nhiễm vi khuẩn.
  • Tretinoin cream 0.025 – 0.05%: Tretinoin cream được sử dụng trong trường hợp viêm da có mủ. Tretinoin có tác dụng mở các nang bít tắc – những nang này được tạo thành từ bụi bẩn và vi khuẩn. Vì vậy sử dụng thuốc bôi Tretinoin có thể làm giảm hiện tượng sưng viêm và loại bỏ các mụn nhọt ở lưng.

Hầu hết những loại thuốc điều trị mụn nhọt ở lưng đều gây khô, rát và bong tróc da. Vì vậy bạn nên sử dụng phối hợp với kem dưỡng ẩm để hạn chế tình trạng trên.

2. Dùng thuốc uống

Trong trường hợp các mụn nhọt ở lưng có kích thước lớn, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc kháng sinh đường uống.

Những loại kháng sinh thường được sử dụng để ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng da như Amoxicillin, Cephalexin, Cefuroxim, Oxacillin,…

Nếu mụn nhọt gây đau nhức cơ và tăng thân nhiệt, bạn có thể sử dụng phối hợp với thuốc giảm đau và hạ sốt (Diclofenac, Acetaminophen, Naproxen,…) để cải thiện.

3. Biện pháp chăm sóc mụn nhọt ở lưng

Song song với việc dùng thuốc, bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị.

Chườm lạnh mụn nhọt ở lưng Chườm lạnh mụn nhọt ở lưng

Các biện pháp chăm sóc mụn nhọt ở lưng, bao gồm:

  • Tránh gãi, cào và ma sát lên vùng lưng có nhọt. Tác động từ những hoạt động này có thể khiến da đau nhức, chảy máu và tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Vệ sinh da thường xuyên để loại bỏ mồ hôi, bã nhờn, bụi bẩn và một số vi khuẩn gây hại.
  • Có thể thực hiện chườm lạnh lên nhọt để giảm đau và nóng rát.

Phòng ngừa mụn nhọt ở lưng tái phát

Lưng là vùng da có tuyến mồ hôi phát triển, vì vậy rất dễ tái phát tình trạng mụn nhọt. Mụn nhọt tái phát nhiều lần có thể để lại sẹo, gây đau nhức và làm phát sinh cảm giác khó chịu.

cách phòng ngừa mụn nhọt ở lưng cách phòng ngừa mụn nhọt ở lưng

Để phòng ngừa bệnh lý này, bạn cần thực hiện những biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh da đúng cách, mặc quần áo thông thoáng và có chất liệu thấm hút.
  • Tránh các hoạt động thể chất có cường độ mạnh vào thời tiết nóng ẩm.
  • Không tiếp xúc với các mụn mủ, mụn nước của người mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Sử dụng đồ dùng cá nhân (bàn chải, khăn mặt, khăn tắm,…) riêng nhằm hạn chế tối đa tình trạng nhiễm vi khuẩn từ người khác.
  • Không gãi cào lên bất cứ vùng da nào. Điều này có thể tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Nếu bị ngứa ngáy, bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên để cải thiện.

Mụn nhọt ở lưng sẽ thuyên giảm sau 5 – 10 ngày điều trị. Tuy nhiên nếu xuất hiện mụn nhọt có kích thước lớn, đi kèm với triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, buồn nôn, đau nhức,… bạn không nên tự ý điều trị tại nhà. Trong trường hợp này, cần đến bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và chỉ định phác đồ điều trị.

Rate this post

Viết một bình luận