Mùng 1 Tết nên làm gì để may mắn?
Những điều nên làm trong ngày mùng 1 Tết
Sáng mùng 1 Tết nên làm gì? Đây là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm khi mà Tết nguyên đán Nhâm Dần đã đến rất gần rồi. Sau đây là những việc nên làm trong ngày đầu năm mới để gặp nhiều may mắn thuận lợi, mời các bạn cùng tham khảo.
Sáng mùng 1 Tết nên làm gì?
1. Thắp hương ngày mùng 1 Tết
Kính nhớ tổ tiên là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Trong ngày đầu năm mới, việc đầu tiên mà bạn cần làm là thắp hương để dâng cúng tổ tiên cầu xin họ phù hộ sang năm mới được bình an và gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, khi thắp hương trên bàn thờ tổ tiên trong ngày mùng 1 Tết, bạn nên thắp hương theo số lẻ là đẹp nhất. Không nên thắp hương theo số chẵn vì đây không phải là số đẹp.
2. Đi lễ chùa đầu năm
Người Việt hay đi lễ chùa vào sáng mùng 1 Tết để cầu bình an và sung túc cho năm mới
Sáng mùng 1 Tết nên làm gì để được may mắn cả năm? Gợi ý đầu tiên cho bạn đó chính là đi chùa sáng mùng 1 Tết để cầu bình an và may mắn.
Đi lễ chùa hái lộc trong ngày đầu năm mới là hoạt động mà các Phật tử thường làm trong sáng ngày mùng 1 Tết. Đây cũng là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh trong ngày Tết của người Việt. Các chùa thường mở cửa để người dân vào xin quẻ và hái lộc vào sáng ngày mùng 1. Đi chùa hái lộc dịp đầu năm còn là dịp để bạn du xuân vãng cảnh và thư giãn sau một năm làm việc đầy mệt mỏi. Đây còn là khoảng thời gian mà các bạn nữ khoe dáng trong những chiếc áo dài thước tha bên những cây tài lộc để xin lộc cho một năm đầy bình an và may mắn.
3. Tảo mộ đầu năm
Tảo mộ cũng là một trong những việc nên làm để tưởng nhớ tổ tiên trong ngày mùng 1 Tết.
Bên cạnh việc thắp hương để kính nhớ ông bà tổ tiên, nhiều gia đình còn ra tảo mộ trong buổi sáng ngày mùng 1 Tết để thể hiện lòng hiếu kính của mình. Đây cũng là dịp để cả gia đình nhớ về cội nguồn, tri ân người đã khuất và cầu xin tổ tiên phù hộ gia đình năm mới được bình an. Mỗi người đều có một cội nguồn để thắp hương thờ cúng, chính vì thế, hãy thể hiện lòng hiếu kính của mình qua việc tảo mộ để đón ông bà tổ tiên cùng ăn Tết với gia đình.
4. Chúc Tết ngày mùng 1
Chúc Tết vào sáng ngày mùng 1 Tết là một tập tục tốt đẹp của người Việt.
Bên cạnh việc đi lễ chùa đầu năm thì một tục lệ chúc Tết ngày mùng 1 cũng là một trong những truyền thống đẹp của người Việt trong buổi sáng ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán. Những câu chúc hay dành cho người thân trong dịp Tết Nguyên Đán là điều mà người thân và bạn bè của bạn luôn muốn nghe trong ngày mùng 1 Tết. Để đón một cái Tết thật vui thì bạn hãy nhanh chóng chuẩn bị cho mình những lời chúc mang ý nghĩa may mắn, tài lộc, an khang để chúc nhau trong ngày đầu năm nhé!
5. Lì xì Tết
Lì xì trong ngày đầu năm là một tập tục lâu đời của người Việt trong buổi sáng ngày mùng 1 Tết
Những câu chúc hay và những bao lì xì đỏ thắm dành cho nhau đã trở thành một tập tục truyền thống trong ngày Tết của người Việt. Lì xì Tết là việc làm thay cho một lời chúc tài lộc và may mắn mà ông bà, cha mẹ dành cho con cháu, hay lời chúc sức khỏe của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ… Những bao lì xì màu đỏ còn là thứ bạn bè trao cho nhau như 1 lời chúc an khang thịnh vượng trong năm mới.
6. Tưới nước cho các chậu hoa trong nhà
Tưới nước cho các chậu hoa trong nhà là một việc làm tượng trưng cho sự cát tường và thịnh vượng. Tưới nước cho các chậu hoa sẽ giúp cho hoa sinh sôi nảy nở, luôn tươi tắn, mang lại sắc xuân rực rỡ cho ngôi nhà của bạn. Vì mùng 1 và mùng 2 Tháng Giêng Âm Lịch là ngày sinh nhật của Thủy Thần nên theo quan niệm dân gian, việc tưới nước trong ngày đầu năm cũng thay cho lời chúc của Thủy Thần đến gia đình của bạn.
7. Mua muối đầu năm
Mua muối là một trong những việc làm mang lại may mắn trong sáng mùng 1 Tết. Từ xưa đến nay, cứ vào sáng ngày mùng 1 Tết là các bà, các mẹ lại mua muối của các cô bán muối dạo quanh làng. Đến ngày nay, khi các gánh muối dạo không còn nữa nhưng tập tục mua muối vào sáng ngày mùng 1 vẫn được các bà, các mẹ thực hiện. Mua muối dịp đầu năm là một việc làm tốt. Có thêm muối sẽ giúp cho gia đình một năm mới thêm mặn nồng và bền chặt hơn.
8. Ăn những món ăn mang lại may mắn
Ăn bánh chưng trong buổi sáng ngày mùng 1 là một tập tục truyền thống mà nhiều gia đình vẫn còn làm trong buổi sáng ngày mùng 1 Tết. Người Việt ta thường hay quan niệm rằng việc ăn bánh chưng trong ngày đầu năm sẽ mang lại thật nhiều may mắn cho cả nhà trong năm mới. Bởi vì bánh chưng là món ăn tượng trưng cho đất, nơi mang lại thức ăn, nước uống, sản vật… cho con người.
Ngoài bánh chưng, dân ta còn có nhiều món ăn mang lại nhiều điều tốt đẹp trong ngày Tết như bánh tét, bánh dầy, đậu đỏ, ngũ quả…
9. Mặc đồ màu đỏ ngày mùng 1 Tết
Những bộ áo màu đỏ luôn được các bạn gái lựa chọn mặc để mang lại may mắn cho mình trong ngày đầu năm mới
Người Việt quan niệm rằng màu đỏ là màu tượng trưng cho may mắn, vui tươi và sung túc. Chính vì thế, trong buổi sáng ngày mùng 1 Tết, người ta tin rằng việc mặc 1 bộ đồ có màu đỏ sẽ mang lại cho bạn nhiều niềm vui và may mắn trong năm mới. Ngoài những bộ đồ màu đỏ, bạn cũng thấy người Việt ta còn hay treo những câu đối, những món đồ trang trí có màu đỏ trong nhà để cầu bình an và may mắn.
Ngoài những bộ đồ màu đỏ, bạn nên mặc gì trong ngày mùng 1 Tết? Ngoài những bộ đồ màu đỏ thì bạn nên mặc những bộ đồ có màu vàng tượng trưng cho sự giàu sang và tài lộc hay những bộ đồ có màu xanh là màu của bình an và hạnh phúc… trong ngày đầu năm mới.
10. Xông đất đầu năm
Xông đất là một tập tục đã có từ lâu đời của người Việt
Xông đất là việc mà nhà nào cũng làm trong buổi sáng mùng 1 Tết. Người Việt ta thường tin rằng người đầu tiên xông đất nhà mình sẽ là người mang lại may mắn, bình an và phú quý đến cho nhà trong năm mới. Vì thế mà có nhiều nhà thường chọn người để xông đất nhà mình. Người xông đất phải là người có tuổi đẹp hợp với năm đó và hợp với mệnh của chủ nhà.
11. Những điều không nên làm ngày mùng 1 Tết
Không đi chúc Tết sáng sớm mùng 1
Người Việt Nam thường tránh việc đi chúc Tết vào buổi sáng ngày mùng 1, vì không muốn phải xông đất nhà người khác.
Theo phong tục, người xông đất rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến tài vận của cả gia đình trong suốt một năm. Thế nên ngày mùng 1 Tết, người Việt thường chỉ đến thăm nhà người thân hay họ hàng.
Không quét nhà vào ngày mùng 1
Vào ngày 30 Tết, các gia đình đều sẽ quét dọn nhà cửa sạch sẽ, nên sang ngày mùng 1 thì không cần phải dọn dẹp nữa. Những ngày đầu năm, hầu hết các gia đình Việt đều rất kiêng kỵ việc quét nhà, bởi theo lời ông bà dạy thì quét nhà cũng tức là tự tay hất hết tài lộc ra khỏi cửa.
Người Việt kiêng quét nhà vào ngày mùng 1 Tết
Không ăn cháo vào sáng mùng 1 Tết
Theo quan niệm của dân gian, chỉ những người nghèo khổ mới phải ăn cháo. Vì vậy, các bạn hãy chuẩn bị sẵn thức ăn và cơm canh đầy đủ để dùng trong ngày mồng 1 đầu năm nhé.
Kiêng để tang vào ngày mùng 1
Ngày mùng 1 là ngày vui của toàn dân khắp cả nước, nên những gia đình có tang sẽ được cất khăn tang trong 3 ngày này. Nếu như có người mất vào đúng ngày mùng 1, người ta sẽ dừng lại việc phát khăn tang và để sang sáng ngày mùng 2.
Còn trường hợp nhà nào mà có người thân chẳng may qua đời ngay ngày 30 thì gia chủ sẽ phải ngay lập tức thực hiện tang lễ trong ngày hôm đó nhằm tránh để sang ngày đầu năm.
Đặc biệt, những gia đình có tang tuyệt đối không được đi chúc Tết hay thăm hỏi người khác.
Kiêng đánh thức người khác trong ngày mùng 1 Tết
Nếu đi chúc Tết nhà người ta, mà họ lại đang ngủ thì cách tốt nhất là hãy chờ một dịp khác, chứ không nên đánh thức người đó dậy.
Không riêng gì khách, ngay cả người nhà cũng tuyệt đối không nên đánh thức người thân trong mấy ngày Tết, hãy để người ta tự dậy.
Nếu không, người đang ngủ đó trong suốt cả năm mới sẽ luôn bị nhận phải sự hối thúc, giục giã từ người khác.
Không sử dụng kim chỉ
Không dùng kim, chỉ để tránh xui
May vá trong những ngày đầu năm được cho là sẽ khiến gia chủ phải gánh chịu cảnh khổ sở, khó khăn, vất vả suốt cả năm. Không ít người còn quan niệm rằng, nếu thai phụ vào ngày mùng 1 mà động tới kim chỉ thì khi sinh con, mắt của đứa bé sẽ dẹt như cây kim.
Kiêng vay mượn hoặc trả nợ đầu năm
Ông bà xưa truyền dạy con cháu rằng, không nên cho đồ đạc, tiền bạc hay là vay mượn bất cứ thứ gì vào những ngày đầu năm vì như vậy sẽ làm cho cả gia đình phải rơi vào cảnh túng thiếu suốt cả năm.
Ông bà kiêng kỵ việc vay mượn đầu năm
Điều kiêng kỵ này có nguồn gốc từ quan niệm, ngày đầu năm mở cửa để đón lộc tài vào nhà, nên trả hoặc cho mượn sẽ giống như “dâng” lộc của mình cho người khác.
Không cho lửa đầu năm
Lửa có màu đỏ nên tượng trưng cho sự may mắn, đó là lý do mọi người kiêng kỵ việc cho lửa người khác.
Không cho nước đầu năm
Nước được ví như là nguồn tài lộc trong câu chúc quen thuộc “Tiền vào như nước”, hình ảnh nước đầy ăm ắp cũng tựơng trưng cho sự mát lành, đầy đủ, may mắn. Nên nếu cho nước sẽ khiến tài chính trong năm mới không được thuận lợi, tiền mất tật mang, làm ăn thất bát.
Không làm đổ vỡ đồ dùng
Đổ vỡ đồ dùng trong nhà như gương, bát, chén, đĩa, ly, tách vào ngày Tết tức là báo hiệu cho sự đổ vỡ, chia lìa, rất xấu nên phải kiêng kỵ.
Không bất hòa, tranh cãi
Trong ba ngày Tết, mọi người thường cố gắng giữ hòa khí, dù cho có khó chịu như thế nào thì cũng tránh không gắt gỏng hay tranh cãi.
Trẻ con không khóc lóc, người lớn không quát mắng để giữ cho không khí trong suốt một năm luôn được hòa thuận, vui vẻ.
Đây chính là một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết mà bạn nên tránh trong những ngày đầu năm này.
Kiêng nói những điều xui
Những lời nói trong ngày đầu năm sẽ ảnh hưởng một cách trực tiếp đến những chuyện sẽ xảy đến trong năm. Chính vì vậy mà các bạn không được nói những từ xui xẻo như “hỏng rồi”, “chết rồi”, “tiêu rồi”.
Đó đều là những từ cực kỳ không may mắn, đen đủi, thay vào đó bạn nên nói chuyện bằng những từ ngữ dễ chịu, dễ nghe, hòa ái, vui vẻ.
Kiêng ăn món xui
Mùng 1, mùng 2, mùng 3 người Việt Nam có quan niệm không ăn những món như thịt chó, thịt mèo, cá mè, thịt ngỗng, thịt vịt vì theo dân gian thì đó chính là những món ăn rất không tốt cho ngày đầu xuân.
Thậm chí có một số vùng còn không ăn tôm, vì sợ đi giật lùi như tôm, còn nếu ăn chúng trong ngày Tết công việc trong năm sẽ không thể tiến tới mà toàn bị thụt lùi lại.
Kiêng ăn đuôi cá
Ở miền Bắc có một vài nơi cầu may mắn năm mới bằng cách ăn cá chép – loài cá vượt vũ môn để hóa rồng.
Nếu ăn cá chép trong ba ngày đầu xuân thì suốt cả năm đó sẽ được thuận lợi, hanh thông trong công việc lẫn học tập.
Thế nhưng, nhằm có thể tăng cường thêm vận may, người ta sẽ chừa lại phần đuôi cá, để luôn có dư thừa, tích lũy của cải trong năm mới, chứ không dừng lại ở việc chỉ đủ ăn đủ mặc.
Kiêng trượt chân, vấp ngã
Trẻ con và thanh niên trong những ngày đầu năm thường được người lớn tuổi trong gia đình dặn dò phải đi đứng thật cẩn thận, tránh trượt chân vấp ngã vì như vậy sẽ bị xui xẻo cả năm. Vấp ngã hay trượt chân tượng trưng cho trục trặc, cản trở, không thuận lợi.
Kỵ xông nhà khi không hợp tuổi
Xông nhà hay còn được gọi bằng một cái tên khác là xông đất, đây là một trong những phong tục đã tồn tại từ rất xa xưa của dân tộc Việt chúng ta. Vị khách đầu tiên đến chúc Tết gia đình bạn trong những ngày đầu năm mới thì người đó sẽ được xem là người xông đất cho gia đình của bạn.
Nếu như đó là một người luôn gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống hoặc hợp tuổi với gia chủ thì gia đình bạn sẽ có được nhiều vận may trong suốt năm. Nhưng ngược lại, những người không hợp tuổi hoặc “nặng vía” thì tuyệt đối không nên đến xông nhà người ta trong ngày đầu năm.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền – Tài liệu của HoaTieu.vn.