Mùng 1 ăn khổ qua (mướp đắng) được không? Ăn khổ qua tốt không?

Ngoài xôi gấc, thịt gà… thì khổ qua (mướp đắng) cũng là món ăn được nhiều người lựa chọn ăn trong ngày mùng 1 đầu tháng hoặc đầu năm. Tìm hiểu lý do tại sao khổ qua lại được ăn nhiều vào mùng 1 qua bài viết sau.

Mùng 1 ăn khổ qua được không?

Trong ngày mùng 1 đầu tháng thường mọi người rất chú ý đến vấn đề ăn uống, nên ăn món nào để cả tháng may mắn, nên kiêng ăn món nào để không đen đủi, xui xẻo. Có nên ăn khổ qua mùng 1 không là điều rất nhiều người quan tâm.

Khổ qua là tên gọi khác của quả mướp đắng. Loại quả này có vị đắng đặc trưng, ăn rất thanh mát. Ở miền Nam người ta thường ăn khổ qua vào ngày mùng 1 âm lịch đầu tháng hoặc đầu năm. Lý do bởi tên loại quả này là “khổ qua” – hàm ý mọi khó khăn, đau khổ, nỗi buồn sẽ qua đi hết và những điều tốt đẹp, may mắn, hạnh phúc sẽ đến gần hơn. Ăn khổ qua vào mùng 1 đầu tháng, đầu năm theo đó là món ăn mang ý nghĩa tốt đẹp và may mắn.

Mùng 1 ăn khổ qua (mướp đắng) được không? Ăn khổ qua có tốt không?

Ăn khổ qua có tốt không?

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g mướp đắng:

  • Lượng calo: 24 kcal
  • Chất béo: 0,2g
  • Natri: 392mg
  • Carbohydrate: 5,4g
  • Chất xơ: 2,5g
  • Đường: 2,4g
  • Chất đạm: 1g
  • Chất béo không bão hòa đa 0,1g
  • Đường 2,4g
  • Vitamin A: 2,8%
  • Vitamin C: 68%
  • Canxi: 0,9%
  • Sắt: 2,6%

Ăn khổ qua có nhiều công dụng với nhiều sức khỏe:

Phòng ngừa ung thư: Mướp đắng đã được chứng minh là làm gián đoạn quá trình sản xuất glucose và có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tụy.

Làm đẹp da: Khổ qua có tác dụng “làm sáng da” và hữu ích trong việc điều trị mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và bệnh chàm.

Hỗ trợ giảm cân: Mướp đắng cực kỳ ít calo và có thể tạo cảm giác no lâu hơn nên có thể trở thành thực phẩm giảm cân hiệu quả

Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Mướp đắng có thể loại bỏ cơ thể sỏi thận thông qua việc phá vỡ chúng một cách tự nhiên. Mướp đắng làm giảm nồng độ axit giúp tạo ra sỏi thận gây đau đớn.
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, bổ thận tráng dương…

Mùng 1 ăn khổ qua (mướp đắng) được không? Ăn khổ qua có tốt không?

Những món ngon được chế biến từ khổ qua

Canh khổ qua nhồi thịt

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 4 – 5 quả khổ qua
  • 200g thịt xay
  • 2 – 3 tai nấm mộc nhĩ
  • Hành lá, hành củ, ngò rí
  • Gia vị: Tiêu, muối, bột nêm

Cách làm:

Mộc nhĩ ngâm nước ấm, rửa sạch, thái nhỏ. Hành lá, hành củ, ngò rí rửa sạch, cắt nhỏ hoặc bám nhỏ.
Bạn trộn thịt xay với nấm, hành củ, đầu hành vào một cái tô và trộn thêm bột nêm, tiêu trộn đều nhân. Ướp trong khoảng 15 phút để ngấm gia vị.

Bắc nồi nước đun sôi, cho thêm một thìa muối và cho khổ qua vào chần ở nước sôi khoảng một phút. Sau đó thì tắt bếp và cho khổ qua ngâm ngay vào nước lạnh có chút đá càng tốt.

Tiếp đến bạn cần dùng dao mổ dọc một bên và moi lấy hết ruột. Sau đó nhồi chặt nhân vào trong ruột của trái khổ qua. Phần nhân phải được nhồi cho hơi đầy miệng trái nhưng không bị vương vãi ra ngoài. Dùng lá hành cột trái khổ qua để khi hầm món ăn ngon này nhân không bị lòi ra.

Bắc nồi nước lên bếp, đợi lúc nước sôi bạn lần lượt thả khổ qua từng trái vào, đun lửa lớn cho sôi bùng lên, sau đó bạn hớt hết bọt cho nước dùng được trong và hầm đến khi chín mềm. Khổ qua sau khi múc ra tô cần được điểm ít hành, ngò, tiêu xay để tăng màu sắc và mùi thơm.

Mùng 1 ăn khổ qua (mướp đắng) được không? Ăn khổ qua có tốt không?

Khổ qua xào thịt bò

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 200g thịt bò
  • 4 quả khổ qua
  • ½ củ tỏi
  • 2 – 3 nhánh hành lá
  • 1 quả ớt
  • Gia vị: Hạt nêm, muối, đường, tiêu…

Cách làm:

Thịt bò rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng. Khổ qua mua về rửa sạch, cắt đôi, gạt bỏ hạt. Cắt thành từng lát mỏng. Để khổ qua bớt đắng bạn nên ngâm qua nước muối loãng khoảng 20 phút sau đó vớt ra, để ráo nước.
Đem thịt bò ướp cùng với các gia vị khác: 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối ăn, 1 ít hạt tiêu và trộn đều, ướp thịt trong khoảng 30 phút để thịt thấm gia vị.

Đặt chảo dầu lên bếp đợi dầu nóng, sau đó phi hành tỏi lên cho thơm rồi xào qua thịt bò. Thịt bò chỉ nên xào vừa chín tới, sau đó bạn đổ thịt bò ra một cái đĩa.

Tiếp theo lấy chảo vừa xào thịt bò bạn đổ khổ qua vào và xào cho đến khi khổ qua chín, xào trong khoảng 5 phút để khổ qua không bị quá mềm cũng không bị sống rồi cho thịt bò đã xào vào. Đảo qua vài phút là bạn có thể tắt bếp. Đổ ra đĩa và bạn đã có món bò xào khổ qua thơm ngon, đúng vị.

Mùng 1 ăn khổ qua (mướp đắng) được không? Ăn khổ qua có tốt không?

Khổ qua xào trứng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 2 quả khổ qua
  • 2 quả trứng gà
  • Tỏi, hành
  • Gia vị: Hạt nêm, bột ngọt, muối, dầu ăn, tiêu…

Cách làm:

Khổ qua bạn mang đi bổ đôi, lấy sạch ruột sau đó mang đi thái hoặc bào thành những lát mỏng. Sau đó bạn ngâm chúng vào thau nước muối khoảng 10 phút thì vớt lên. Như vậy sẽ giúp khổ qua khi xào không bị đắng.
Tỏi mang đi đập dập, lấy vỏ bỏ và băm nhỏ. Hành lá rửa sạch sau đó cắt thành các khúc nhỏ.
Trứng đập bỏ vào bát thêm vào một ít hạt nêm sau đó đánh trứng tan ra
Bắc chảo lên bếp sau đó cho vào 3 thìa canh dầu ăn. Khi dầu nóng lên hãy cho tỏi băm vào phi thơm vàng. Tiếp tục đổ khổ qua vào xào sau đó nêm vào 2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngọt.
Xào đến khi khổ ra gần chín thì bạn đổ trứng vào trộn đều với khổ qua. Sau khi trứng và khổ qua chín hãy cho hành lá vào và tắt bếp.

Mùng 1 ăn khổ qua (mướp đắng) được không? Ăn khổ qua có tốt không?

Những ai nên kiêng ăn khổ qua?

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Mướp đắng không an toàn cho phụ nữ có thai vì nó có thể gây co thắt tử cung sớm và có thể gây ra sảy thai. Một số mẹ bầu cơ địa mẫn cảm ăn khổ qua có thể gây đau đầu, đau bụng, chuột rút và tiêu chảy tạm thời. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn loại quả này vì một số chất không tốt của mướp đắng có thể truyền qua sữa mẹ.

Người trước và sau tiến hành phẫu thuật

Nhiều chuyên gia cho rằng mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Bởi vậy, tốt nhất là bạn nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.

Người huyết áp thấp

Khổ qua có tác dụng làm giảm huyết áp. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh tác dụng hạ đường huyết của mướp đắng. Charantin, Polypeptid-P và Vicine có trong mướp đắng giúp tạo ra tính hạ đường của nó. Cơ chế chính là làm giảm đường huyết và cải thiện sự dung nạp glucose. Vì vậy, những người có tiền sử huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng.

Người có bệnh tiêu hóa

Đối với người khỏe mạnh, ăn mướp đắng có thể giúp kích thích tiêu hóa, làm tăng tiết men tiêu hóa. Tuy nhiên, với những trường hợp hệ tiêu hóa yếu thì không nên ăn món ăn này. Ăn mướp đắng ở người có vấn đề về hệ tiêu hóa có nguy cơ gây ra tiêu chảy, lỵ, hoặc một số bệnh ở dạ dày.

Người thiếu canxi

Mướp đắng có chứa nhiều axit oxalic. Chất này có thể ngăn cản cơ thể hấp thụ canxi. Bởi vậy, những người bị thiếu canxi: trẻ nhỏ, người già, bị bệnh loãng xương… không nên ăn mướp đắng.

Người bệnh tiểu đường

Mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu sau khi sử dụng, do đó đối với bệnh nhân tiểu đường sử dụng kết hợp với thuốc làm giảm đường trong máu có thể khiến lượng đường trong máu của bệnh nhân giảm xuống mức thấp nguy hiểm. Nếu bạn có dùng bất kỳ loại thuốc giảm đường nào hãy cân nhắc số lượng sử dụng mướp đắng.

Mùng 1 ăn khổ qua (mướp đắng) được không? Ăn khổ qua có tốt không?

Ăn khổ qua kỵ với gì?

Trà xanh: Sau khi ăn khổ qua xong bạn không nên uống trà xanh bởi sẽ gây hại cho dạ dày.
Tôm: Khổ qua chứa khá nhiều vitamin C, nếu ăn cùng các loại thực phẩm có vỏ cứng như tôm, loại động vật có chứa nhiều hợp chất Asen hóa trị 5 thì Asen hóa trị 5 sẽ nhanh chóng biến thành Asen hóa trị 3 (thạch tín) khi gặp vitamin C. Thạch tín là 1 chất độc, cực nguy hiểm cho sức khỏe người dùng nếu tiêu thụ.
Măng cụt: Ăn 2 loại quả này cùng lúc sẽ làm cơ thể bạn khó chịu, hệ tiêu hóa hoạt động kém.
Sườn lợn chiên: Khổ qua và sườn lợn chiên khi tiêu thụ vào cơ thể dễ tạo ra chất Canxi Oxalate, chất này ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể bạn.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc mùng 1 ăn khổ qua được không. Nhìn chung khổ qua là món ăn bổ dưỡng tuy nhiên bạn cũng cần chú ý kiêng kỵ kết hợp cùng 1 số thực phẩm khác để đảm bảo sức khỏe cho bản thân nhé!

Mời bạn tham khảo:

5/5 – (1 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận