Vào mùng 1 âm lịch, phần lớn người dân 3 miền Bắc – Trung – Nam thường kiêng ăn mực bởi họ cho rằng ăn vào dễ gặp vận đen cả tháng. Vậy lỡ ăn mực đầu tháng thì làm thế nào giải đen? Tìm hiểu đáp án qua bài viết sau đây.
Mùng 1 ăn mực có đen không?
Mực là thực phẩm gắn liền với câu nói “đen như mực”, hàm ý tối tăm, làm việc gì cũng đen đủi, xui xẻo, thất bại. Do đó, đây là một trong những thực phẩm cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều kiêng kỵ ăn vào mùng 1 đầu tháng. Người ta kiêng ăn mực đầu tháng mùng 1 với mong muốn cả tháng đó sẽ gặp nhiều vận may, suôn sẻ, may mắn, thuận buồm xuôi gió. Với những người chuẩn bị đi xa, đi thi hay ký kết hợp đồng làm ăn, kinh doanh, buôn bán,… họ cũng sẽ kỵ ăn mực mùng 1 và những ngày có việc quan trọng.
Ăn mực khô đầu tháng có đen không?
Như đã nói ở trên, dù là mực tươi hay mực khô thì tên của nó vẫn chứa từ “mực” – hàm ý đen đủi. Do vậy trong ngày này, dù có thèm đến mấy thì bạn cố gắng “nhịn” để tránh những vận đen không may có thể xảy ra.
Mùng 2, mùng 3 ăn mực có đen không?
Theo quan niệm xưa thì mùng 2, mùng 3 vẫn thuộc vào các ngày đầu tháng âm lịch, do vậy đối với những người cẩn trọng, kỹ tính hoặc những người làm ăn buôn bán họ vẫn thường kiêng ăn mực trong 2 ngày này để tránh gặp đen đủi cả tháng. Khoảng từ mùng 5 trở đi họ mới bắt đầu ăn mực hoặc thậm chí qua ngày rằm.
Đầu năm ăn mực có được không?
Đầu năm là vào ngày mùng 1, 2, 3 tết, nhìn chung mực tuy là món hải sản ngon, hấp dẫn nhưng tên gọi của nó vẫn chứa từ “đen”, đầu năm người ta rất kỵ ăn các món ăn mang ý nghĩa xấu, trong đó có cả mực, bởi họ cho rằng ăn mực đầu năm thì cả năm vận đen sẽ đeo bám, không làm ăn được, dễ gặp đen đủi, thất bại.
Cách giải đen khi lỡ ăn mực đầu tháng?
Nếu lỡ quên và ăn mực vào ngày mùng 1 đầu tháng, bạn có thể áp dụng một số cách sau để giải đen:
Ăn món ăn giải xui: Bạn nên ăn những món ăn mang ý nghĩa may mắn vào ngày mùng 1 như xôi gấc, dưa hấu, thanh long, thịt gà luộc, thịt hươu…
Dùng muối: Muối được xem là nguyên liệu sạch, giúp hóa giải vận xui. Bạn hãy lấy 1 nắm muối biển rải ở sau lưng trái từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, bạn không nên ném muối qua vai vì đây là điều kiêng kỵ.
Đốt nến: Đốt 2 cây nến màu đỏ, 1 cây nến màu trắng sẽ hóa giải vận xui, giúp bạn may mắn trong tháng mới. Nến màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, còn nến trắng tượng trưng cho sự tao nhã, thanh tịnh.
Đốt hương trầm: Hương trầm tạo ra không gian thanh tịnh, giúp hóa giải vận xui sau khi ăn mực. Bạn hãy đốt 3 cây hương trầm, sau đó cầu mong những điều tốt đẹp đến với mình trong tháng mới và cắm lên bàn thờ (mỗi lư hương cắm 1 cây hương).
Nên ăn mực vào ngày nào trong tháng?
Với người bình thường, người ta chỉ kiêng ăn mực đầu tháng mùng 1, còn sang mùng 2 là đã có thể ăn mực. Tuy nhiên với những người kỹ tính thì có thể kiêng hết mùng 3, mùng 5 hoặc thậm chí mùng 10, ngày rằm, tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người.
Thường người ta sẽ ăn mực nhiều nhất vào cuối tháng, bởi mực được coi là món ăn giải xui cuối tháng. Ăn mực cuối tháng mang ý nghĩa diệt trừ tất cả đen đủi, xấu xa, xui xẻo trong tháng, chuẩn bị hướng tới tháng mới suôn sẻ và tốt đẹp hơn. Vì thế không có gì lạ nếu như bạn thấy vào ngày 29, 30 âm lịch hàng tháng, các quán ăn hải sản như mực, ốc, tôm… thường bán rất chạy, là địa chỉ cánh mày râu vô cùng yêu thích.
Các món ăn ngon được chế biến từ mực
Mực là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều protein và một số khoáng chất thiết yếu như photpho, vitamin B12, đồng và selen rất tốt cho sức khỏe. Để giúp bữa ăn thêm ngon miệng, bạn có thể chế biến mực thành rất nhiều món ăn hấp dẫn như:
Mực chiên nước mắm
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 300g mực ống tươi, rửa với muối loãng để làm sạch, bớt mùi tanh, để ráo nước.
- 1 củ tỏi băm nhuyễn, 1 nhánh gừng nhỏ đập dập, băm nhỏ.
- Các gia vị: 1 thìa mắm ngon, 1 thìa mì chính, 1 thìa đường, tương ớt, muối, dầu ăn.
Cách làm:
Cho mực vào chiên trong chảo dầu nóng. Khi chiên mực bạn hãy chiên cho ngập dầu, đến khi mực đã chín vàng thì bạn hãy vớt mực ra cho vào 1 cái đĩa và lót giấy thấm dầu ở dưới để thấm bớt dầu khi ăn sẽ không gây cảm giác bị ngấy.
Pha nước mắm: Bạn hãy trộn đều 1 thìa nước mắm với 1 thìa đường, 1 thìa mì chính trong 1 cái bát con.
Đổ bớt dầu trong chảo vừa chiên mực ra 1 cái bát con, phi thơm tỏi đã băm, sau đó cho mực và gừng đã thái vào trong chảo đảo thật đều. Tiếp đến bạn cho nước mắm đã pha vào trong chảo, đảo đều. Bạn hãy đun khoảng 2 – 3 phút cho phần nước mắm cạn bám xung quanh mực và mực chuyển sang màu vàng cánh gián là được. Tắt bếp và bày món ăn ra đĩa để sẵn sàng thưởng thức.
Mực xào dứa
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Mực tươi: 600g, sơ chế sạch và thái miếng vừa ăn
- 1 quả dứa chín vừa, gọt vỏ, bổ 4, thái miếng vừa ăn
- Hành hoa, cần tây, ớt sừng loại ít cay, tỏi, gừng tươi. Ớt sừng cắt lát xéo, bỏ bớt hạt. Hành hoa, cần tây sơ chế sạch, thái khúc dài cùng 4cm.
- Gia vị: dầu ăn, hạt tiêu, muối, mắm, bột nêm…
Cách làm:
Đập dập 1 nhánh gừng tươi, thả vào nồi nước đun sôi. Thả phần mực vào trần nhanh trong nước gừng sôi để mực ra bớt nước và khử hết mùi tanh của mực. Cho mực vừa trần ra, để thật ráo nước.
Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Cho chảo với 1 thìa dầu ăn lên bếp, cho tỏi băm vào phi thơm. Cho phần mực đã chần vào chảo tỏi phi, xào chín mực và nêm nếm với 1 chút gia vị như mắm, muối, tiêu… cho mực đậm đà. Xào thật to lửa để mực chín nhanh, hơi xém vàng và dậy mùi thơm. Cho mực đã xào chín thơm ra đĩa, để riêng sang bên.
Dùng luôn chảo vừa xào mực, thêm dầu ăn và cho phần dứa đã cắt lát ở trên vào xào chín tới. Thêm phần mực vào xào cùng với dứa, nêm nếm lại với gia vị cho phù hợp với khẩu vị gia đình. Cuối cùng, các bạn cho phần hành hoa, cần tây và ớt sừng vào đảo cho chín tái, rắc thêm chút hạt tiêu cho dậy mùi thơm và tắt bếp. Bày món ăn ra đĩa và thưởng thức.
Cần chú ý gì khi ăn mực để tốt cho sức khỏe?
Tránh kết hợp ăn mực với thực phẩm có tính hàn: Bản chất của hải sản là thực phẩm có tính hàn. Vậy, nên tránh kết hợp chúng với các thực phẩm có tính hàn khác như rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, đồ lạnh, đồ uống có gas,… Nếu không, chúng sẽ khiến bạn bị lạnh bụng, đầy bụng, khó tiêu và cảm giác khó chịu.
Không uống trà xanh khi ăn hoặc ngay sau khi ăn mực: Bởi trong trà xanh chứa nhiều acid tannin khi kết hợp với canxi có trong mực sẽ tại thành canxi không hoà tan là kích ứng hệ tiêu hoá của bạn, gây trạng thái đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn, dễ hình thành nên sỏi thận.
Tránh uống bia khi ăn mực: Uống bia khi ăn với mực sẽ làm tăng việc hình thành acid uric. Nếu chất này dư thừa sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh gout, viêm khớp xương và mô mềm.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C như ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, cam, bông cải xanh, ớt Đà Lạt,…khi kết hợp cùng mực chứa nhiều asen oentavenlent sẽ tạo chất chuyển hóa thành thạch tín (asen trioxide) có thể dẫn đến việc ngộ độc.
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc mùng 1 ăn mực có đen không. Thực tế quan niệm ăn mực đầu tháng đen đủi là quan niệm dân gian từ xưa để lại, không có bất cứ căn cứ khoa học nào chứng minh, do vậy thông tin bài viết cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, còn việc có hay không nên ăn mực đầu tháng sẽ phụ thuộc vào suy nghĩ, quan điểm của từng cá nhân trong cuộc sống.
Mời bạn tham khảo:
Vui lòng đánh giá bài viết