Từ xưa đã có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, bởi vậy truyền thống ấy vẫn luôn được học hỏi, gìn giữ và truyền từ đời này qua đời khác. Truyền thống ấy được thể hiện rõ trong những ngày Lễ, Tết hay cúng giỗ, ma chay. Đặc biệt là Tết 2019 vào ngày mùng 2 Tết nên làm gì và liệu có phải kiêng điều gì?
Mùng 2 Tết kiêng gì?
Kiêng quét nhà
Không chỉ mùng 2 Tết, mà theo tục lệ thì không nên quét nhà trong 3 ngày đầu năm mới. Bởi người ta cho rằng quét nhà sẽ khiến Thần Tài đi mất, tiền bạc sẽ ra khỏi nhà, mang lại điềm xấu, hay những điều không may mắn cho gia đình mình. Chính vì vậy, dù bận rộn đến đâu thì nhà nhà đều tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, bàn thờ sạch sẽ trước khi giao thừa đến và chú ý giữ gìn nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ trong những ngày Tết.
Ở Nam bộ, không chỉ quét dọn trước thời khắc năm mới mà sau khi quét dọn xong còn phải cất hết chổi đi, bởi họ quan niệm rằng nếu trong ngày Tết mà mất chổi thì năm đó nhà mình sẽ bị trộm vét sạch của cải. Không chỉ thế, ở nông thôn ngày Tết, hiện nay vẫn còn giữ tập tục rắc vôi bột bốn góc tường và vẽ mũi tên hướng ra ngoài để xua đuổi ma quỷ.
Kiêng kị ngày Tết là điều bạn không nên bỏ qua
Kiêng cho lửa, nước những ngày đầu năm
Theo quan niệm của người xưa, lửa là tượng trưng cho sắc đỏ, sự may mắn. Bởi vậy ngày Tết nói chung, hay mùng Tết nói riêng, việc cho đi lửa là cho đi sự may mắn trong năm tới, có thể khiến gia đình gặp nhiều rủi ro. Còn nước là một trong những nguyên tố khởi nguyên của vũ trụ nên người Việt ta thường quan niệm rằng nước tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Nước còn được ví như nguồn tài lộc mà mọi người thường được biết đến trong câu chúc “Tiền vào như nước”.
Chính vì thế, nhiều gia đình trước Tết đều đổ nước đầy bể, dự trữ nguồn nước đủ dùng cho những ngày Tết. Người ta tin rằng làm như vậy, năm mới đến sẽ mang theo thật nhiều của cải như nước vậy. Kiêng giặt quần áo vào mùng 1 và mùng 2 Tết Theo quan niệm dân gian, 2 ngày đầu năm mới là ngày sinh của Thủy Thần – vị thần của sự sinh sôi, sự thịnh vượng, do đó cần kiêng giặt quần áo vào hai ngày này để tránh mạo phạm đến thần, dẫn đến gặp những điều không may.
Kiêng vay mượn hoặc cho vay, trả nợ
Vay mượn là việc làm khi chúng ta ở trong hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu. Cho nên người xưa quan niệm không nên vay tiền cũng như cho mượn đồ đạc trong những ngày đầu năm mới, điều đó có thể làm cho gia đình mình túng thiếu cả năm.
Mùng 2 Tết nên làm gì để gia đình may mắn cả năm?
Bên cạnh những điều kiêng kị thì có những việc cần làm trong mùng 2 Tết mà chúng ta không thể bỏ qua, chẳng hạn như cúng bái, hay đi chùa cầu may,… Mâm cơm cúng gia tiên không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới Trước hết về cúng bái, vậy mùng 2 Tết cúng gì?
Tất nhiên, trong những ngày đâu năm mới thì mâm cỗ cúng gia tiên là không thể thiếu, theo truyền thống thì những món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng đầu năm mới có thể kể đến như gà luộc, bánh chưng, canh rau củ thập cẩm, xôi, canh miến nấu lòng, rau cần xào thịt bò, nem công chả phượng,… Những món đó làm cho mâm cơm có phần sung túc và ấm cúng hơn nhiều, hơn nữa còn giữ gìn được nét truyền thống từ xa xưa.
Mâm cơm cúng ngày Tết truyền thống của người Miền Bắc
Mùng 2 Tết 2019 là ngày mấy dương lịch?
Mùng 2 Tết 2019 rơi vào đầu tháng 2 dương lịch, chính xác là ngày 6/2/2019. Thời gian từ nay đến Tết Dương lịch cũng chẳng mấy chốc và ngay sau đó người Việt lại tất bật với việc chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán, gia đình và bản thân các bạn chuẩn bị được những gì cho Tết rồi?
Hãy cùng nhìn lại xem cả năm 2018 chúng ta đã làm được gì và điều gì còn dang dở? Chắc hẳn giờ này cũng đang có rất nhiều người cũng đang chờ ngày Tết để đoàn viên với gia đình nhất là trong cái không khí lạnh giá ở miền Bắc như bây giờ.
Xem thêm :
Mùng 3 tết 2019 là ngày mấy dương lịch?
5
/
5
(
2
bình chọn
)