Ngân hàng là một ngành khá hot, do đó được nhiều người trẻ quan tâm khi đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp. Tuy nhiên, để làm ngân hàng cần bằng cấp gì, học trường gì thì không phải ai cũng biết. Đừng quá lo lắng, trong bài viết dưới đây vieclamnganhang.vn sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề trên một cách dễ dàng.
Các bằng cấp cần có để làm ngân hàng
Ngân hàng là một ngành khá khó vì có liên quan đến các con số, chỉ cần một sơ sót nhỏ cũng có thể gây ra những tổn thất cực lớn. Bởi vậy, để làm được ngân hàng trước hết bạn phải là một con người thật sự tỉ mỉ, cẩn thận và chịu được áp lực cao trong công việc. Bên cạnh các kỹ năng trên, bạn cũng nên biết làm ngân hàng cần bằng cấp gì để chuẩn bị thật chu đáo cho một cơ hội nghề nghiệp tốt trong tương lai.
Làm ngân hàng cần bằng cấp gì?
Dưới đây là một số bằng cấp cơ bản mà nhân viên ngân hàng cần có:
Bằng quản trị kinh doanh
Với tấm bằng Quản trị kinh doanh, cơ hội tìm kiếm việc làm của bạn sẽ trở nên cực kỳ dễ dàng bởi tính linh hoạt, mềm dẻo, có thể phù hợp với hầu hết các vị trí, nhất là ngân hàng. Chuyên viên ngân hàng dành một quỹ thời gian nhất định để đánh giá tình hình, xu hướng kinh doanh của khách hàng, từ đó đưa ra các sản phẩm/dịch vụ tài chính hỗ trợ thích hợp nhất. Bởi vậy, thấu hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có những kiến thức về quản trị kinh doanh chính là một lợi thế rất lớn khi bạn ứng tuyển làm nhân viên ngân hàng. Bằng Quản trị kinh doanh gần như phù hợp với mọi vị trí trong ngân hàng vì cung cấp rất nhiều các kiến thức về hoạt động của doanh nghiệp như: tài chính, quản trị dự án, marketing, luật kinh doanh, thống kế, chiến lược, nhân sự, đặc biệt là những kiến thức liên quan trực tiếp tới ngân hàng.
Bằng Tài chính
Khi có tấm bằng Tài chính trong tay, bạn sẽ chứng minh được khả năng chuyên môn xử lý số liệu và thực hiện các bài phân tích định lượng phức tạp. Tại một số vị trí, bằng tài chính được xem là bằng cấp bắt buộc khi tuyển dụng. Một số vị trí phù hợp với người có bằng Tài chính đó là: quản lý ngân quỹ, lập kế hoạch tài chính, phân tích tín dụng, chuyên gia trên thị trường vốn và ngân hàng đầu tư.
Có thể thấy, giống như bằng Quản trị kinh doanh, bằng Tài chính là một yếu tố không thể thiếu đối với nhận sự ngành ngân hàng. Tuy nhiên, bằng Tài chính thích hợp hơn cho các vị trí yêu cầu mức độ phân tích cao hơn, trong khi đó, bằng Quản trị kinh doanh được cho là phù hợp hơn cho các công việc mang tính thúc đẩy sản xuất, chất lượng và doanh số.
Bằng Ngân hàng
Chắc chắn rồi, làm ngân hàng cần bằng cấp gì thì không thể thiếu bằng Ngân hàng. Các kiến thức được đào tạo trong các môi trường đại học ngân hàng chính quy, chuyên nghiệp cùng kết quả rèn luyện về thái độ, kỹ năng khi học các chương trình này cũng là hành trang tốt để bạn tìm được một vị trí công việc tốt tại các ngân hàng. Hầu hết các chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh hoặc Tài chính Ngân hàng sẽ có cấu trúc tương tự như những chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh và Tài chính phổ thông nhưng chúng cũng có 1 số điểm khác biệt nhất định về các khái niệm, thuật ngữ, quản trị rủi ro, pháp chế và các quy định trong lĩnh vực ngân hàng.
Bằng ngân hàng giúp bạn có một vị trí tốt
Bằng Kế toán
Với bằng Kế toán, bạn có thể ứng tuyển vào các công việc đánh giá Ngân hàng từ góc nhìn nội bộ nhiều hơn là tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Một số nhiệm vụ có thể được giải quyết nhanh chóng từ những người có bằng kế toán đó là: chuẩn bị báo cáo tài chính, báo cao thuế và kiểm toán. Vị trí kế toán và kiểm toán trong ngân hàng hầu như không khác nhiều so với vị trí tương đương ở các doanh nghiệp, chỉ khác ở chỗ bảng cân đối kế toán của ngân hàng có một vài điểm ngược so với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi tốt nghiệp với bằng Kế toán, bạn cũng có thể làm việc tại bộ phận Quản trị rủi ro hay Phòng nguồn vốn, hay phòng kinh doanh tùy vào định hướng công việc và kinh nghiệm mà bạn đã tích lũy.
Chứng chỉ Chartered Financial Analyst (CFA)
Mặc dù không nằm trong hệ bằng, nhưng CFA lại là một trong những chứng chỉ hàng đầu mà một nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp nên có. Chương trình đào tạo CFA được thiết kế chuyên biệt cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp, vì vậy sẽ không phù hợp với công việc không liên quan đến các sản phẩm đầu tư tài chính hoặc quản trị danh mục đầu tư. Tuy nhiên, việc sở hữu chứng chỉ CFA sẽ trở thành một thế mạnh khi ứng tuyển rất lớn cho bạn khi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
CFA -1 trong những chứng chỉ quan trọng của nhân viên ngân hàng
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp vừa rồi đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi muốn làm ngân hàng cần bằng cấp gì? Chúc bạn học tập, rèn luyện, trau dồi tốt để sớm có một vị trí công việc thật sự ưng ý và gắn bó lâu dài.
>>>Xem thêm: Nhân Viên Ngân Hàng Học Ngành Gì? Top Trường Đào Tạo Tốt Nhất Việt Nam
Hình ảnh: Sưu tầm