Muốn phỏng vấn “bách phát bách trúng” thì cần chuẩn bị những gì?

Chuẩn bị là cuộc chạy đua tìm việc làm giữa mùa cao điểm, bạn đã chuẩn bị gì để gia tăng cơ hội thành công? Ngoài kinh nghiệm và sự tự tin, hãy rà soát lại các gạch đầu dòng dưới đây để chắc chắc mình luôn là người được gọi tên sau cuộc phỏng vấn.

1. Mang gì khi đi phỏng vấn

Muốn phỏng vấn “bách phát bách trúng” thì cần chuẩn bị những gì?

– Hồ sơ/ CV xin việc: Dù trong hầu hết các buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đều đã in và cầm trên tay CV của bạn nhưng để tránh rủi ro và giành thế chủ động, bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình 2 bộ hồ sơ hoặc CV xin việc. Chính nhà tuyển dụng cũng không thể lường trước được các tình huống bất ngờ, họ có thể phải chuẩn bị đi công tác ngay khi kết thúc phỏng vấn, tham dự buổi họp đột xuất…, vậy nên nếu bạn có sẵn CV và cho họ xem thì họ sẽ ngay lập tức cảm thấy ấn tượng với bạn

– Hình ảnh, chứng chỉ những gì bạn đã làm: Có lẽ bạn cũng đã liệt kê những thành tích mà mình đat được trong CV xin việc nhưng sẽ đáng tin hơn nếu bạn cung cấp cho nhà tuyển dụng dưới dạng hình ảnh thực tế. Chẳng hạn, bạn có thể in email khen thưởng khi trở thành nhân viên xuất sắc nhất năm hay quyết định thăng chức gần nhất… Càng có bằng chứng cụ thể thì lời nói của bạn càng đáng tin

2. Trước phỏng vấn

Muốn phỏng vấn “bách phát bách trúng” thì cần chuẩn bị những gì?

Xây dựng câu chuyện mà bạn dự định kể với nhà tuyển dụng: Hãy xâu chuỗi những kinh nghiệm trong quá khứ thành một chuỗi mắt xích trong một câu chuyện đầy tính logic, chúng sẽ là vòng kết nối về vị trí bạn đã đảm nhiệm, những nhiệm vụ hàng ngày, bạn đạt được thành quả gì, vì sao bạn ra đi… Chỉ khi viết ra giấy và tập luyện đôi lần thì bạn mới đảm bảo không quên ý do hồi hộp và căng thẳng. Phỏng vấn bằng ngoại ngữ thì bạn lại nên tập luyện kĩ càng hơn, nhà tuyển dụng có thể khiến bạn “đánh rơi” những lời mà mình đã học thuộc trước ở nhà.

Tập luyện: Để buổi phỏng vấn diễn ra trơn tru, hãy nhìn vào gương và hình dung nhà tuyển dụng đang trước mắt bạn, cố gắng nở một nụ cười thật tự nhiên và cất lời chào đầy thiện cảm, hãy cho nhà tuyển dụng thấy phong thái tự tin toát ra ngay từ những giây phút ban đầu.

3. Trong cuộc phỏng vấn

Muốn phỏng vấn “bách phát bách trúng” thì cần chuẩn bị những gì?

Kéo gần khoảng cách: Với những nhà tuyển dụng thân thiện, họ thường hỏi một số câu hỏi xã giao để khiến bạn cảm thấy thoải mái, ví dụ: em đến đây bằng phương tiện gì, nhà em có xa lắm không… Hãy tận dụng cơ hội này để xóa tan bầu không khí ngượng ngùng, căng thẳng. Bạn có thể hỏi về trường học cũ của họ, nếu trùng hợp bạn cũng tốt nghiệp chung trường thì đúng thật là có rất nhiều để nói, chỉ cần có điểm chung trong cuộc trò chuyện, bạn sẽ cảm thấy dễ thở hơn trong suốt buổi phỏng vấn.

Màn giới thiệu ấn tượng: Đừng ngại giới thiệu mình theo cách mà bạn muốn, sự hài hước đôi khi sẽ giúp bạn ghi thêm ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nội dung giới thiệu cần nêu được bạn là ai, đã từng làm công việc gì, công việc ấy liên quan như thế nào đến vị trí bạn đang phỏng vấn và quan trọng nhất, hãy khiến nhà tuyển dụng tin rằng bạn là người phù hợp nhất.

Sử dụng công cụ bổ trợ: Bạn đã chuẩn bị những hình ảnh, chứng chỉ trước buổi phỏng vấn rồi, bạn nhớ chứ? Đây là khoảng thời gian bạn sử dụng chúng để phần trình bày của mình thật sự thuyết phục. Nói đến đâu, đưa ra dẫn chứng đến đó, nhà tuyển dụng sẽ bị bạn chinh phục hoàn toàn vì không có mấy người làm được điều tương tự.

Giải đáp thắc mắc: Chắc chắn là nhà tuyển dụng không thể bỏ qua những câu hỏi phỏng vấn để khai thác thêm thông tin cũng như xác định một lần nữa năng lực, tính cách ứng viên trước khi đưa ra quyết định. Đừng quá lo lắng, hãy trả lời thành thật và đừng quên khôn khéo với những câu hỏi mang tính bất lợi.

Đàm phán lương: Không phải buổi phỏng vấn nào cũng diễn ra phần đàm phán lương vì trong rất nhiều tin tuyển, nhà tuyển dụng đã đưa ra mức lương cụ thể cho từng vị trí. Tuy nhiên, nếu bạn được hỏi về mức lương mong muốn thì hãy hạn chế đưa ra một con số cụ thể, bạn chỉ nên cho một khoảng lương mà bạn nghĩ rằng hợp lý hoặc tìm cách đẩy nhiệm vụ này sang cho nhà tuyển dụng. Chẳng hạn: “Em nghĩ rằng anh/chị có kinh nghiệm hơn trong vấn đề này và anh/chị cũng hiểu rõ hơn về công việc, vậy nên anh/chị có thể chủ động đưa ra mức lương mà anh/chị cảm thấy phù hợp”.

Kết thúc phỏng vấn: Tất nhiên bạn phải đặt một vài câu hỏi trước khi buổi phỏng vấn khép lại. Điều đó không chỉ chứng minh bạn có sự chuẩn bị chu đáo mà còn thể hiện được sự quan tâm, hứng thú mà bạn dành cho công việc. Hãy hỏi về định hướng của công ty, cơ hội nghề nghiệp, những khó khăn trong nghề… hoặc tình cảm của nhà tuyển dụng đối với công ty để xác định rõ hơn đây có thực sự là bến đỗ phù hợp để bạn dừng chân hay không.

4. Sau cuộc phỏng vấn

Muốn phỏng vấn “bách phát bách trúng” thì cần chuẩn bị những gì?

Ngay khi về đến nhà sau phỏng vấn, bạn hãy mở máy tính lên và gửi cho nhà tuyển dụng một email thể hiện sự biết ơn vì họ đã dành thời gian cho bạn và đừng quên nhấn mạnh một lần nữa thiện chí, mong muốn được hợp tác với công ty. Chỉ là một hành động nhỏ nhưng nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy quý mến và dành cho bạn nhiều thiện cảm, cơ hội được lựa chọn cũng cao hơn.

_____________________________

Mọi thông tin liên hệ:

ICONICJOB VietNam – Cổng thông tin tuyển dụng nhân sự cấp cao, mạng tim viec lam nhanh, ứng tuyển ngay việc làm mới từ các nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam

Rate this post

Viết một bình luận