NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ NƯỚC ĂN CHÂN MÙA MƯA HIỆU QUẢ BẰNG NƯỚC ION KIỀM

Nước ăn chân mùa mưa hay còn gọi là bệnh nấm kẽ chân là tình trạng thường gặp trong thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, chân không được giữ khô tốt. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm nhưng sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như yếu tố thẩm mỹ. Hãy cùng AlkaViva tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách điều trị nước ăn chân mùa mưa này nhé!

1. Bệnh nước ăn chân mùa mưa là gì?

a) Khái niệm:

Tình trạng nước ăn chân mùa mưa thường xảy ra ở kẽ giữa các ngón chân, đặc biệt là ngón chân thứ ba và thứ tư. Tại vùng da bị nấm sẽ có triệu chứng mẩn đỏ, khô da, đóng vảy, ngứa, bỏng rát gây nên cảm giác khó chịu. Nếu tình trạng trở nặng sẽ gây bong tróc, nứt và chảy máu tại vùng da kẽ chân. Nếu không trị dứt điểm để bệnh kéo dài sẽ lan rộng ra nhiều vùng da khác trên cơ thể.

Triệu chứng của nấm kẽ chân gây ra vô cùng khó chịu, nếu bệnh kéo dài trên da sẽ hình thành những mụn nước, vết loét hở trên da, đóng mủ và sưng tấy. Vùng da hở này là nơi dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

b) Nguyên nhân:

Nước ăn chân mùa mưa do một số loại nấm gây ra, điển hình như Trichophyton Rubrum, Trichophyton Mentagrophytes, Epidermophyton Floccosum (các loại nấm có thể gây ra phản ứng dị ứng),… Những vi sinh vật nấm này thực tế vẫn tồn tại bình thường trên bề mặt da, không gây hại và thể hiện bệnh khi người bệnh giữ được da khô ráo, sạch sẽ. Tuy nhiên, khi thời tiết ẩm ướt là điều kiện thuận lợi, nấm sẽ sinh sôi nhanh chóng và từ đó gây tổn thương da.

Bên cạnh nguyên nhân chính gây nước ăn chân mùa mưa do nấm, còn một số yếu tố xúc tác khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng và kéo dài hơn như:

  • Đeo giày hoặc vớ ẩm: Tạo môi trường độ ẩm cao hoàn hảo cho các loại nấm kẽ chân sinh sôi, gây bệnh.
  • Lây truyền từ người bệnh: Người lành khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh đều có thể nhiễm bệnh nấm kẽ chân, nhất là khi sử dụng chung vật dụng cá nhân hoặc các hoạt động tiếp xúc da trực tiếp.
  • Nhiễm trùng da: Nhiễm trùng da với vết thương hở là điều kiện thuận lợi để nấm xâm nhập vào trong da và từ đó gây bệnh nghiêm trọng.
  • Ngâm chân trong nước bẩn thời gian dài: Những người có đặc thù công việc làm việc thường xuyên trong môi trường độ ẩm cao, ngâm chân trong nước bẩn thời gian dài của nguy cơ bị nước ăn chân cao hơn.

Nhiều người cho rằng nước ăn chân mùa mưa chỉ là phản ứng đơn giản khi chân phải ngâm trong nước hoặc điều kiện độ ẩm cao kéo dài nhưng thực tế tác nhân gây bệnh chính là nấm. Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn nấm gây bệnh tồn tại trên da nhưng có thể tiêu diệt, kiểm soát số lượng và hoạt động của nấm để từ đó cải thiện triệu chứng bệnh.

c) Biểu hiện:

Bệnh nước ăn chân đặc trưng bởi những biểu hiện sau:

  • Tình trạng nứt nẻ, khô da hoặc bong da thành mảng nhỏ xảy ra ở các kẽ chân, mu bàn chân, lòng bàn chân, rìa bàn chân, rỉ máu đến chảy máu nhiều, khi đi lại người bệnh sẽ cảm thấy đau.
  • Tại khu vực kẽ chân và xung quanh bàn chân luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, da khô đóng vảy và bong tróc.
  • Màu sắc da quanh vùng đầu ngón chân thường thay đổi trắng bợt, đầu móng tím tái hoặc không có độ hồng hào như bình thường.
  • Dưới lớp da chân có thể có mụn mủ hoặc bọng nước, da bị mủn hoặc loét, tại các vùng khuyến có thể bị nứt kẽ rất đau.
  • Xung quanh khu vực bị nấm ăn chân có màu hồng hoặc đỏ, nổi bật hơn so với những vùng da lành còn lại.

2. Điều trị nước ăn chân mùa mưa thế nào?

a) Thuốc điều trị nước ăn chân:

  • Thuốc kháng nấm:

Đây là thuốc đầu tiên được dùng điều trị nấm kẽ chân. Thuốc bôi tại chỗ có thể dùng một trong các thuốc kháng nấm thông dụng: Clotrimazole, econazole, ketoconazole, miconazole. Đối với trường hợp có loét, trước khi bôi thuốc, không nên vệ sinh kỹ bằng cách ngâm rửa với nước muối hoặc vệ sinh bằng oxy già.

Khi dùng thuốc kháng nấm tại chỗ mà bệnh không khỏi và có xu hướng tiến triển thì cần dùng thuốc đường toàn thân. Có thể dùng một trong các thuốc griseofulvin hoặc fluconazole, ketoconazole.

Lưu ý: Đối với người già, người suy gan, suy thận, người đang dùng thuốc kháng acid trong điều trị dạ dày, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên dùng thuốc kháng nấm đường toàn thân.

  • Thuốc kháng histamin chống ngứa:

Do nước ăn chân mùa mưa sẽ gây ngứa ngáy rất khó chịu, nên các thuốc kháng histamin (cả dạng bôi hoặc uống) có thể được chỉ định để giúp bệnh nhân giảm ngứa.

Thuốc kháng histamin dạng kem bôi có thể giúp bệnh nhân giảm ngứa nhanh chóng, bao gồm: Diphenhydramine, phenergan,…

Nếu mới bị viêm thì chỉ cần dùng thuốc bôi tại chỗ. Nếu người bệnh ngứa ngáy khó chịu quá thì có thể kết hợp với kháng histamin để chống ngứa. Trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn thì cần dùng thuốc đường uống. Hoặc khi có bội nhiễm (nhiễm nấm kèm nhiễm vi khuẩn) thì phải dùng kết hợp với kháng sinh.

  • Thuốc kháng khuẩn chống bội nhiễm vi khuẩn:

Nếu có nhiễm khuẩn, người bệnh nên sát khuẩn bằng cách ngâm chân vào nước thuốc tím pha loãng với tỉ lệ 1/10.000 (1g thuốc tím pha trong 10 lít nước ấm). Ngâm chân 2-3 lần/ngày. Nếu không có thuốc tím, có thể ngâm với nước muối 0.9%, sau đó bôi các thuốc kháng khuẩn như milan, thuốc mỡ kháng sinh.

Các thuốc kháng sinh bôi nhiễm trùng da (neomycin, mupirocin, polymyxin, bacitracin) cần được sử dụng phù hợp về bệnh lý, giai đoạn cũng như mức độ thương tổn… Do đó người bệnh không nên tự ý mua kháng sinh về bôi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

  • Một số bài thuốc dân gian được cho phép bởi bác sĩ:

Sử dụng lá trầu không, lá chè xanh, tỏi, dầu cây tràm,… tuy nhiên cần được thực hiện đúng hướng dẫn và cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.

Nếu sau khi sử dụng các biện pháp nên trên mà tình trạng ngứa vẫn tăng, tổn thương kẽ chân nặng hơn thì nên đi khám tại các chuyên khoa da liễu để bác sĩ hướng dẫn cách dùng thuốc điều trị phù hợp hơn. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh.

b) Nước ion axit hỗ trợ điều trị nước ăn chân như thế nào?

Nước điện giải ion kiềm với tính chất giàu kiềm tự nhiên như rau xanh, giàu hydro, vi khoáng tự nhiên và phân tử nước siêu nhỏ sẽ giúp trung hoà axit dư thừa, loại bỏ gốc tự do, thải độc nhanh chóng và cung cấp vi khoáng cần thiết cho cơ thể. Từ đó nước ion kiềm còn giúp tăng cường đề kháng, tạo lớp màng vững chắc bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn và gốc tự do gây bệnh, trong đó có bệnh ngoài da và điển hình là bệnh nước ăn chân mùa mưa.

Nhờ các tác dụng của nước điện giải ion kiềm mà cơ thể sẽ được hydrate lại (hydrate được là trạng thái giữ nước trong cơ thể bởi các chất điện giải, giúp cho cơ thể không bị thiếu hụt nước một cách nhanh chóng). Khi lượng nước trở lại cân bằng như bình thường, lượng histamine cũng giảm đi. Da không cần phải cố gắng hàn gắn lại những tổn thương nữa, các vùng ngứa, vảy và đỏ sẽ giảm dần. Theo thời gian, làn da sẽ được cải thiện.

Ngoài uống nước ion kiềm để hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da thì việc sử dụng nước ion axit để sát trùng tổn thương da cũng góp phần cải thiện tình trạng bệnh rõ rệt. Vì vậy, trước khi bôi thuốc điều trị, người bệnh có thể vệ sinh nhẹ bằng nước ion axit mạnh để vệ sinh vết loét kĩ hơn là dùng nước thông thường.

3. Những lưu ý khi điều trị nước ăn chân:

Bệnh nước ăn chân là bệnh ngoài da do thời tiết, thường xảy ra vào mùa mưa, bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Khi sử dụng các loại biệt dược để điều trị nấm ăn chân, người bệnh nên lưu ý những điều sau:

  • Sau khi dùng thuốc, trong vòng 60 phút sau đó bạn không nên ngâm rửa vùng da bị tổn thương để tránh trôi thuốc.
  • Trước khi bôi thuốc nên làm sạch da, đồng thời sử dụng các loại bông, gạc sạch để bôi thuốc lên da.
  • Chỉ nên bôi một lớp mỏng thuốc lên da, tránh để thuốc dồn thành cục, dùng lượng thuốc vừa đủ với tổn thương sau đó dàn đều thuốc lên bề mặt.
  • Nếu bạn có cảm giác nóng, rát ở tổn thương thì có thể do bạn bôi lượng thuốc quá mức.
  • Hạn chế mặc đồ ướt hoặc mang vớ ướt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển, bệnh dễ bị tái nhiễm, khiến bệnh điều trị lâu khỏi.
  • Người bệnh nên hong khô bàn chân sau khi đi mưa về hoặc sau khi chân tiếp xúc với nước bẩn.

Tóm lại, bệnh nước ăn chân tuy không nguy hiểm nhưng sẽ gây khó chịu nếu như không chữa dứt điểm kịp thời. Bệnh thường tăng cao vào mùa mưa nên hãy giữ vùng da chân của bạn luôn khô thoáng và sạch một cách tối ưu nhất nhé!

Rate this post

Viết một bình luận