[BRNGK] Bạn có biết nước ngọt có gas là gì? “có gas” được hiểu là gì? Nước ngọt có gas khác nước ngọt không gas như thế nào? Những xu hướng nước ngọt không gas trong tương lai.
Khí gas trong nước giải khát là gì?
Nước ngọt có gas đã trở thành loại nước giải khát quá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Xuất hiện trong các bữa ăn chính, các bữa tiệc hay những buổi họp mặt gia đình bạn bè. Thậm chí là không vào bất kỳ dịp gì, bạn vẫn có thể nhâm nhi một ly nước giải khát có gas. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi: khí gas trong các loại nước giải khát là khí gì chưa? Hãy cùng giải đáp thắc mắc nhé!
Nước có ga chiếm đến 94% thành phần của nước ngọt, có tên gọi hóa học là: Carbon dioxide (CO2). CO2 giúp bổ sung các bọt sủi lấp lánh và đồng thời có vai trò như một chất bảo quản nhẹ. Carbon dioxide là chất khí duy nhất thích hợp với nước ngọt vì nó trơ, không độc hại, và tương đối rẻ tiền cũng như dễ hóa lỏng. Khí CO2 được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất nước giải khát và bia rượu. => Xem thêm PHÂN LOẠI NƯỚC GIẢI KHÁT.
Cacbonic (CO2) là một hợp chất, ở điều kiện bình thường có dạng khí trong khí quyển bao gồm một nguyên tử Cacbon và hai nguyên tử Oxi. Khí cacbonic có thể tồn tại ở trạng thái khí, lỏng, rắn. Khí cacbonic là một loại khí phổ biến trong tự nhiên, là sản phẩm của các quá trình cháy, hô hấp.
Trong công nghiệp khí CO2 được điều chế từ các khí sinh ra khi lên men rượu bia, phân hủy chất béo, từ các khí thu được trong sản xuất hóa chất, như sản xuất amoniac hoặc tổng hợp methanol, từ khói các nhà máy công nghiệp đốt than. Khí CO2 được chứa trong các bình sơn đen có chữ màu vàng, khi được cung cấp với số lượng lớn thì chứa trong các tec chứa siêu lạnh.
Đặc biệt lưu ý: Khí CO2 không độc, không gây cháy nổ, tuy nhiên khi nồng độ quá cao sẽ gây nguy hại đến sức khỏe con người vì nó nặng hơn không khí nên có thể tích tụ tại các nơi kín khí. Một đặc điểm là khí CO2 trong bình chứa thường ở thể lỏng, khi chuyển sang thể khí cần được cấp nhiệt. Do đó các van điều tiết khí CO2 phải được gắn thêm bộ phận sấy nhiệt nếu không CO2 sẽ đóng băng bịt kín đường cấp khí.
Tại sao lại phải dùng khí CO2 trong nước ngọt?
Khi mở nắp chai nước ngọt hoặc lon bia, bạn sẽ thấy bọt khí trào ra, đó là CO2. Nhưng vì sao lại dùng CO2 mà không phải một loại khí nào khác?
CO2 là sản phẩm được sinh ra trong quá trình đốt cháy hoặc hô hấp của người, động vật. Ở điều kiện bình thường, CO2 là chất khí không mùi, không màu nhưng có vị chua nhẹ.
Tạo vị chua
- CO2 khi hòa tan trong nước tạo thành một dung dịch yếu của axit cacbonic.
- Chính axit cacbonic kết hợp với hương liệu trong nước ngọt có ga tạo nên vị chua đặc trưng cho sản phẩm.
- Khi uống, axit cacbonic kích thích vòm miệng ta làm ta cảm nhận được vị chua ngọt đặc trưng của nước giải khát. Không có CO2, thức uống vô cùng nhạt nhẽo.
- Ngoài ra, khi các bọt khí CO2 sủi lên trên bề mặt cùng tiếng “xịt” đặc biệt giúp sản phẩm hấp dẫn hơn, đánh thức cả thị giác và thính giác của người sử dụng.
An toàn, tan nhiều trong nước
- Trang Science ABC cho biết tan tốt trong nước là lí do quan trọng nhất khi sử dụng CO2 trong các sản phẩm giải khát. Theo đó, 1,5 lít CO2 có thể hòa tan trong 1 lít nước ở điều kiện khí áp suất bình thường.
- Một lí do khác là tính an toàn. Nhìn chung, khí CO2 ít độc hại. Dù hydro sulfua (H2S), amoniac (NH3) hay lưu huỳnh điôxit (SO2) tan tốt trong nước rất nhiều so với CO2 nhưng không thể sử dụng vì tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc cao.
- Khi tan trong nước, CO2 tạo ra axit cacbonic (H2CO3) rất yếu. Điều này khác với khí khác khi hòa tan với nước cho ra những axit mạnh rất độc.
- Metan có thể được dùng thay thế CO2 trong thức uống có ga, nhưng metan lại dễ cháy. Ngoài ra, cũng có thể kể đến tác động môi trường khi sử dụng một loại khí nào đó ở mức độ công nghiệp.
Bảo quản sản phẩm
Trong không khí, oxy chiếm đến 20%, nhiều hơn CO2 rất nhiều nhưng vì sao lại không sử O2 trong nước uống có ga?
- O2 là nguyên nhân làm đồ ăn và thức uống hư hỏng. Trong thực phẩm có nhiều chất không bền các axit béo chưa no, các chất thơm, các sắc tố, các vitamin nên dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với oxy hoặc không khí. Đồ ăn thức uống để lâu lại có những hiện tượng ôi, thiu, mất mùi thơm hay đổi màu là vì vậy.
- Do đó không thể dùng chất khí “phá hoại” như thế trong nước giải khát.
- Giá thành của CO2 cũng rất rẻ, có thể dùng cho sản xuất ở mức độ công nghiệp. Bên cạnh đó, việc tận dụng các khí thải CO2 tạo thành sản phẩm có giá trị kinh tế và tránh được ô nhiễm tập trung cũng là một vấn đề cần đáng lưu ý.
- Tóm lại, có rất nhiều loại khí tốt hơn CO2 về một điểm nào đó nhưng tổng hợp tất cả yếu tố: hòa tan, an toàn, bền vững, phổ biến, rẻ thì CO2 đứng nhất.
- Cần lưu ý khi sử dụng nước giải khát có nồng độ CO2 quá cao vì có thể dẫn đến hiện tượng vôi hóa cột sống, đau dạy dày, viêm loét ruột.
- CO2 cũng nặng hơn không khí nên nếu sử dụng nước uống có nồng độ CO2 cao sẽ làm khó thở, tích tụ lâu có thể gây suy tim.
=> Xem thêm LỊCH SỬ NƯỚC GIẢI KHÁT.
Vì sao mở chai nước khí CO2 trào ra?
- Theo Live Science, các nhà máy sản xuất nước ngọt dùng áp suất lớn để ép CO2 hòa tan vào nước với tỉ lệ khối lượng/diện tích khoảng 84,36kg/cm2. Tiếp đó người ta lại nạp nước vào bình và đóng kín, giữ nguyên áp suất lớn này.
- Khi mở nắp chai, áp suất bên ngoài thấp nên hàng triệu phân tử CO2 lập tức bay vào không khí làm các bọt khí thoát ra giống như lúc đun nước sôi.
- Khi ta uống nước ngọt, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí CO2. Môi trường nhiệt độ cao trong dạ dày làm CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người uống có cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
- CO2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường việc tiết dịch vị, giúp ít cho quá trình tiêu hóa.
Khí CO2 không tham gia các phản ứng cháy nên cũng được ứng dụng trong một số bình cứu hỏa, đặc biệt là các loại được thiết kể để dập cháy do điện.
Sự lên ngôi của nước ngọt không gas
Thị trường nước giải khát Việt Nam chưa bao giờ hết sôi nổi, đặc biệt là các sản phẩm nước uống được làm từ trái cây, nước giải khát không có gas, các thức uống giải khát dinh dưỡng…
Theo Bộ Công thương cho biết, nước uống không có gas (không kể nước khoáng và nước tinh lọc) cùng nước hoa quả, nước uống bổ dưỡng các loại đang tăng mạnh, trong khi nước uống có gas giảm dần.
Thống kê của hệ thống siêu thị Co.op Mart tại TP.HCM cho thấy, trong 10 người chọn mua nước giải khát hiện nay thì có 6 người mua các loại nước không có gas, cụ thể là sữa tươi, nước trái cây, nước khoáng. Tỷ lệ này có khác so với những năm trước, khi có đến 7/10 người chọn mua các loại nước ngọt có gas.
Với mẫu mã và chủng loại cũng như giá cả cạnh tranh, nước trái cây của Việt Nam đang ngày càng được ưa chuộng. Tại các siêu thị, đại lý hay các trang mua bán, rao vặt online, không khó để nhận thấy các sản phẩm nước giải khát không gas mang nhãn hiệu Việt chiếm phần lớn tại các gian hàng mà chủ yếu là của Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk), Tân Hiệp Phát, Tribeco, Wonderfarm.
Nước giải khát không gas
Vào những ngày hè nắng nóng, nhiều sản phẩm nước giải khát không gas bán rất chạy như C2, Trà xanh 0 độ, Trà thảo mộc Dr. Thanh… Các doanh nghiệp sản xuất trà xanh cho biết, họ luôn đạt 100% công suất trong thời gian này nhưng hàng ra đến đâu hết ngay đến đó.
Trà xanh là một thức uống không kén người tiêu dùng, giải nhiệt nhanh, vì vậy khi trà xanh đóng chai xuất hiện nó đã trở thành thức uống được ưa chuộng và phổ biến.
Phân tích của giới chuyên môn cho rằng, trước đây nhiều người nhầm tưởng nước ngọt có gas là một thức uống bổ dưỡng vì khi uống vào ngoài cảm giác ngon miệng, còn cho cảm giác mát lạnh (do uống với đá hoặc được làm lạnh) và ngọt miệng.
Thế nhưng kết quả theo dõi nhiều năm đã cho thấy, những mặt có hại mà nước uống có gas mang lại cho sức khỏe là không ít và cần cẩn trọng. Chẳng hạn, dùng quá nhiều nước uống có gas sẽ dễ đưa người dùng đến tình trạng “nghiện”, sử dụng lâu dần dễ gây các bệnh như tăng cân béo phì, tăng tốc độ lão hóa, ảnh hưởng dạ dày, men răng…
Ngược lại, khi sử dụng những loại đồ uống không gas như trà thảo mộc, trà xanh, nước hoa quả tươi đích thực là có tác dụng như bổ sung vitamin và khoáng chất, tốt cho tiêu hóa, mát gan, làm đẹp da, giảm mỡ trong máu, chống béo phì, chống các bệnh tim mạch…
Trên thị trường hiện có hơn 100 loại nước giải khát không có gas (không kể nước tinh khiết và nước khoáng) dạng đóng lon, hộp giấy, chai nhựa, chai thủy tinh uống liền, dung dịch hoặc bột hòa tan rất nhiều các loại củ quả đã được khai thác để trở thành nước uống. Từ đó, thị trường nước giải khát không gas luôn sôi động khiến người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn để trải nghiệm hơn những thức uống phù hợp.
Sữa trái cây
Sữa trái cây chiếm được nhiều tình cảm của người tiêu dùng… cập nhật 2018
Sữa trái cây là thức uống dễ uống thơm ngon, bổ dưỡng, hương vị hợp gu giới trẻ, đặc biệt khi một thức uống vừa có thể giải khát vừa có thể đảm bảo dinh dưỡng, đang là xu hướng được tiêu dùng hiện nay.
Sữa trái cây đa phần được chiết xuất từ sữa hoặc sữa đậu nành kết hợp cùng nước trái cây thơm ngon phù hợp với khẩu vị người Việt Nam.
Khi nói đến sữa trái cây không thể không nhắc đến sữa trái cây Nutriboost thuộc tập đoàn Coca – Cola. Trên thị trường ngành đồ uống Việt Nam hiện nay, sữa trái cây Nutriboost là thức uống được phân bổ khá rộng rãi và phổ biến, được nhiều bạn trẻ yêu thích và tin dùng.
Ngoài ra, Nutriboost đã từng nước khẳng định vị thế trong thị trường nước giải khát bổ sung vi chất với hơn 300.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc và củng cố niềm tin người tiêu dùng. Thành công của Nutriboost còn vượt ra khỏi biên giới Việt Nam khi dòng sản phẩm này đã được sản xuất tại các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Myanmar.
Bên trên là một số thông tin về nước ngọt có gas, vì sao lại dùng CO2 trong nước ngọt, sự lên ngôi của nước ngọt không gas…/
5/5 – (2 bình chọn)