Nấm Linh Chi Có Tác Dụng Gì? Đặc Điểm, Cách Dùng Và Những Lưu Ý

Nấm Linh Chi Có Tác Dụng Gì? Đặc Điểm, Cách Dùng Và Những Lưu Ý

Nấm linh chi là một vị thuốc quý của tự nhiên và được sử dụng rộng rãi từ nhiều năm trước đây. Ngày nay, thảo dược này càng trở lên quý hiếm với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả như trị các bệnh về gan, ung thư, bồi bổ sức khỏe,… Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nấm linh chi chữa bệnh gì cũng như cách dùng, lưu ý và địa chỉ mua thảo dược uy tín nhất.

Những thông tin cần biết về dược liệu nấm linh chi

Không chỉ ở Việt Nam, nấm linh chi còn được sử dụng rộng rãi ở hầu khắp các nước trên thế giới và trở thành đối tượng nghiên cứu, ứng dụng trong y học. Dưới đây là những thông tin tổng quan về dược liệu quý hiếm này.

  • Tên gọi khác: Tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung
  • Tên khoa học: Ganoderma lucidum
  • Thuộc họ: Nấm lim (Danh pháp khoa học là Ganodermataceae)

Đặc điểm thực vật 

Nấm linh chi thường mọc hoang ở những khu rừng nguyên sinh, rất dễ phân biệt với các loài thực vật khác dựa vào những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Trong tự nhiên, nấm linh chi được tìm thấy ở những khu vực có độ ẩm cao, ít ánh sáng và thường mọc thành cụm hoặc đơn lẻ từ những thân cây mục.
  • Cây nấm được tạo bởi 2 phần gồm mũ nấm và cuống nấm. Phần cuống nấm có độ dài đa dạng chừng 15 – 20cm, không phân nhánh, đôi khi uốn khúc cong queo, đường kính rơi vào khoảng 0,5 – 3cm.
  • Phần mũ nấm khi còn non sẽ có hình chùy, màu nâu nhạt, khi trưởng thành có màu nâu đỏ sẫm, hình bán nguyệt hoặc hình quạt, hình thận, kích thước thay đổi rõ rệt và hóa gỗ theo thời gian. Đồng thời trên bề mặt mũ nấm sẽ xuất hiện nhiều vân đồng tâm, lượn sóng, vân tán xạ.

Nấm linh chi có mấy loại phổ biến? 

Hiện nay, các nhà nghiên cứu ghi nhận có 6 loại nấm phổ biến, được phân loại dựa trên màu sắc, hình dáng và công dụng đối với sức khỏe, cụ thể bao gồm:

  • Nấm linh chi xanh: Loài nấm này còn được biết đến với tên gọi khác là thanh chi, long chi, linh chi xanh, thụ thiển biển linh chi,… Thanh chi có kích thước nhỏ hơn các loài nấm khác, màu xanh nhạt và trên bề mặt mũ nấm có một lớp lông tơ ngắn.
  • Nấm linh chi đỏ: Hay còn có tên gọi khác là hồng chi, xích chi, đơn chi,… Kích thước của chúng khá to, màu nâu đỏ đặc trưng, nhẵn bóng và xuất hiện phổ biến hơn cả.
  • Linh chi vàng: Loài nấm này còn có một số tên gọi khác như kim chi, tùng châm linh chi, linh chi vương,… Điểm dễ phân biệt nhất là phần mũ nấm màu vàng nổi bật, nhẵn bóng, mặt dưới có nhiều bào tử, màu vàng nhạt hơn hoặc màu trắng.
  • Nấm linh chi trắng: Còn được gọi là ngọc chi bởi bên trong thịt nấm màu trắng. Loài này có nhiều điểm khác biệt với các loại khác như: hình dạng giống như móng ngựa, dạng cục, khá to và nặng có thể lên đến vài kg.
  • Nấm linh chi đen: Huyền chi, hắc chi, giả linh chi là những tên gọi khác của nấm linh chi đen. Chúng có màu đen nhẵn bóng, hình dáng giống với thanh linh, xuất hiện ít trong tự nhiên.
  • Linh chi tím: Loài cây này còn được gọi là tử chi, mộc chi, có màu tím đen, thịt nấm màu tím đặc trưng và kích thước tương đồng với linh chi đỏ, thường mọc từ những thân cây tùng mục nát.

Tất cả các loại nấm linh chi đều là dược liệu quý được ứng dụng trong lĩnh vực y học. Tuy nhiên, linh chi đỏ là phổ biến hơn cả bởi chúng xuất hiện nhiều nhất trong tự nhiên và dễ nuôi trồng nhất. Trong những nội dung tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về uống nấm linh chi có tác dụng gì đối với sức khỏe người dùng.

Khu vực phân bố chủ yếu

Nấm linh chi sinh trưởng tốt nhất trong những khu rừng nhiệt đới, cận nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm như Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ. Cụ thể, loài nấm này được tìm thấy nhiều ở một số quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Với giá trị khai thác cao, ngày nay còn được trồng để thu hái dược liệu.

Thu hái và bào chế

Nấm linh chi là loài sống lâu năm, hóa gỗ theo thời gian vì thế không nên thu hái khi cây đã già cỗi, không còn nhiều dưỡng chất. Bộ phận được sử dụng làm dược liệu là phần quả thể nấm nhưng khi hái có thể ngắt cả phần cuống nấm.

Sau khi thu hoạch cần rửa sạch nấm, loại bỏ bụi bẩn, đất cát, loại bỏ phần chân nấm rồi mới tiến hành bào chế. Có nhiều phương pháp để bào chế linh chi nhưng phổ biến và đơn giản nhất là sấy hoặc phơi khô với quy trình cụ thể như sau:

  • Phơi khô: Cắt nấm thành những lát mỏng khoảng 2 – 3mm hoặc phơi cả phần thể quả dưới nắng trực tiếp đến khi khô hoàn toàn.
  • Sấy khô: Có thể dùng phương pháp sấy khô bằng nhiệt nóng như sấy trên hơi nóng cửa lửa, lò nung,… hoặc sấy bằng nhiệt lạnh (thường sử dụng trong các nhà máy sản xuất dược liệu).

Bên cạnh đó, dược liệu này còn được bào chế thành cao, viên nang, bột dược liệu,… để sử dụng tùy vào mục đích cụ thể.

Thường xuyên sử dụng nấm linh chi có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Trải qua nhiều năm nghiên cứu, đến nay, công dụng của nấm linh chi đã được minh chứng nhờ nền y học cổ truyền và y học hiện đại.

Theo y học cổ truyền

Từ hàng chục năm trước đây, dược liệu này đã được ứng dụng nhiều trong Đông y và trở thành dược liệu quý. Trong Thần nông bản thảo và Bản thảo cương mục ghi nhận dược liệu này có tính bình, vị đắng và quy vào các kinh gồm Tâm, Phế, Can, Thận. Bên cạnh đó công dụng nấm linh chi giúp chủ triệu nhiều chứng bệnh như:

  • Bổ can khí, an thần, tăng cường trí não, cường khí.
  • Chủ trị sáng mặt, bí tiểu, sỏi thận, bổ xương cốt.
  • Thanh nhiệt, giải độc, giảm mệt mỏi, đau đầu.

Theo y học hiện đại

Theo kết quả của những công trình nghiên cứu mới đây nhất về tác dụng của nấm linh chi, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều hợp chất quý hiếm tốt cho sức khỏe. Điển hình trong số đó phải kể đến các axit amin, protein, saponin, steroid, protein, chất xơ, các khoáng chất thiết yếu như Kali, Canxi, Phốt pho, Magie, Selen, Sắt, Kẽm,… Đặc biệt, các nhà khoa học phát hiện trong nấm linh chi có hàm lượng Germanium cao gấp 5 – 8 lần trong nhân sâm.

Không chỉ giúp bồi bổ sức khỏe, các nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng nấm linh chi giúp điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.

  • Phòng ngừa các bệnh ung thư hiệu quả, đẩy lùi quá trình hình thành và phát triển của các tế bào xấu.
  • Thanh nhiệt, giải độc gan, hỗ trợ điều trị các bệnh về gan cấp hoặc mãn tính.
  • Cải thiện chức năng của tuyến tụy, kích thích sản sinh insulin từ đó giúp cân bằng đường huyết trong máu, điều trị tiểu đường hiệu quả.
  • Tăng cường quá trình bài tiết, đào thảo độc tố, làm đẹp, hồng hào da và có thể ngăn ngừa các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá, mẩn ngứa,…
  • Tốt cho hệ thần kinh, giảm mệt mỏi, căng thẳng, tâm trạng lo âu, chống suy nhược cơ thể.
  • An thần, trị đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh hiệu quả.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh về mạch vành, tim mạch, huyết áp.

Những cách sử dụng nấm linh chi hiệu quả nhất

Nấm linh chi có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như ngâm rượu, pha trà, sắc thuốc với các dược liệu khác,… Dù với cách dùng nào, người bệnh cũng không được uống bừa bãi mà cần phải tuân theo công thức, cách làm nhất định.

Bài thuốc chữa viêm gan

  • Chuẩn bị: 10gr nấm linh chi tán thành bột mịn.
  • Mỗi lần dùng 3gr dược liệu pha cùng với trà hoa cúc để uống trong ngày.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng bài thuốc dưới đây giúp điều trị bệnh viêm gan cấp hoặc mãn tính hiệu quả.

  • Chuẩn bị: 10 – 12gr linh chi, 15gr nữ trinh tử, 9gr màng mề gà.
  • Sắc kỹ các dược liệu với nước trong khoảng 1 tiếng, chắt lấy nước thuốc chia thành 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc viêm phế quản

  • Chuẩn bị: Linh chi, bách hợp mỗi vị 10gr cùng 8gr trần bì.
  • Mang tất cả các dược liệu trên tán sắc kỹ với nước để sử dụng hàng ngày, có thể thay cho nước uống.

Bài thuốc bồi bổ sức khỏe, chống suy nhược

  • Chuẩn bị: 100gr linh chi với 500ml rượu trắng.
  • Linh chi thái thành những lát mỏng rồi bỏ ngâm rượu trong khoảng 7 ngày.

Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần chỉ nên uống từ 15 – 20ml.

Bài thuốc bổ khí huyết, giảm đau, tiêu viêm

  • Chuẩn bị: Linh chi, tây dương sâm, thạch hộc, mộc nhĩ trắng, nấm hương mỗi vị 30gr.
  • Tán tất cả các dược liệu thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần lấy 2 – 3gr bột pha cùng với nước sôi hoặc sữa để uống từ 1 – 2 lần/ngày.

Bài thuốc giúp an thần, trị mất ngủ, suy nhược thần kinh

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị: 10gr nấm linh chi cắt lát mỏng.
  • Pha cùng với nước sôi, ủ trong khoảng 10 – 15 phút là có thể sử dụng, uống thay nước uống hàng ngày.

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị: Nấm linh chi 9gr, lá vông, lá sen mỗi vị 12gr và cúc hoa 10gr.
  • Pha các dược liệu trên với nước sôi như pha trà, thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ giúp người bệnh cải thiện giấc ngủ, giảm lo âu, mệt mỏi.

Bài thuốc ổn định huyết áp, xơ vữa động mạch

  • Chuẩn bị: Linh chi 9gr, tam thất 6gr.
  • Sắc kỹ dược liệu, chắt lấy nước uống trong ngày, kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày.

Bài thuốc chữa xơ cứng mạch máu, tăng huyết áp, ngăn ngừa tai biến

  • Chuẩn bị: Linh chi 9gr, đỗ trọng, hoàng tinh, mẫu đơn bì, cẩu tích mỗi vị 12gr, thạch xương bồ, thỏ ty tử mỗi vị 6gr.
  • Rửa sạch dược liệu rồi sắc với nước vừa đủ, chia thành 3 lần uống trong ngày và nên uống trước bữa ăn ít nhất một tiếng.

Món ăn từ linh chi bồi bổ cho phụ nữ sau sinh

Gà ác chưng cùng nấm linh chi từ lâu đã được biết đến với công dụng chống suy nhược, bồi bổ sức khỏe, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Các bước làm món ăn bổ dưỡng này như sau:

  • Chuẩn bị: 15gr linh chi nghiền thành bột mịn và 1 con gà ác đã làm sạch.
  • Cho dược liệu vào phần bụng của gà rồi chưng cách thủy đến khi chin mềm, nêm ướp gia vị cho vừa đủ, dùng khi còn nóng.

Cách ngâm rượu nấm linh chi

  • Chuẩn bị các dược liệu: Nấm linh chi, hoài sơn, ngô thù du, ngũ vị tử mỗi vị 15gr cùng với 1.5 lít rượu trắng từ 40 – 42 độ.
  • Rửa sạch dược liệu rồi thái nhỏ, cho vào một túi vải mỏng sạch.
  • Cho túi dược liệu vào bình rồi đổ rượu trắng vào, đậy chặt nắp, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Mỗi ngày lắc bình rượu 1 lần, ủ trong khoảng 30 ngày là có thể sử dụng.

Để hiệu quả nhất chỉ nên dùng mỗi ngày 20 – 30ml chia thành 2 lần uống sau hoặc kết hợp trong bữa ăn.

Bài thuốc trị đau lưng, mỏi gối

  • Chuẩn bị: 10gr nấm linh chi cùng với 20gr hà thủ ô
  • Sắc kỹ các dược liệu trên thành 2 lần, phần nước thuốc thu được sau mỗi lần đem hòa với nhau, chia thành 2 lần uống trong ngày.

Những lưu ý khi sử dụng nấm linh chi

Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, nấm linh chi cũng để lại một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Ngoài ra, người dùng cũng nên lưu ý những vấn đề sau để tránh những hậu quả không mong muốn.

  • Không sử dụng linh chi khi bị nóng sốt hoặc cảm cúm, nên dùng sau khi bệnh tình khỏi hẳn.
  • Đối với những bệnh nhân rối loạn huyết áp nên theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên để có biện pháp điều trị tốt nhất.
  • Trong quá trình sử dụng nếu xuất hiện các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,… cần ngưng sử dụng và thăm khám tại các cơ sở y tế để được xử lý.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em, người bị rối loạn tuyến giáp nên tham khảo ý kiến bác sĩ, người có chuyên môn trước khi sử dụng.
  • Không được sử dụng nấm linh chi trước hoặc sau khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần tránh gây mất máu.

Ngoài ra, dược liệu này còn làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu và một số loại thuốc khác. Vì thế cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có được liệu trình điều trị hiệu quả nhất.

Mua nấm linh chi ở đâu uy tín, chất lượng trên thị trường hiện nay?

Hiện nay, với nhu cầu khai thác quá mức, số lượng nấm linh chi đang ngày càng cạn kiệt. Dược liệu trên thị trường hiện nay chủ yếu là được trồng trong các khu dược liệu và bày bán tại các cửa hàng Đông y, hiệu thuốc với giá thành lên đến 1.500.000 – 2.000.000 VNĐ/kg.

Dù được trồng nhân tạo hay khai thác ngoài tự nhiên thì chất lượng dược liệu cũng không có nhiều khác biệt. Thế nhưng người dùng vẫn cần hết sức lưu ý trước những vấn đề như hàng nhái, hàng giả, sử dụng cấm để bảo quản,… Và nếu bạn vẫn loay hoay tìm kiếm địa chỉ uy tín hãy đến với Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm.

Hiện nay, Trung tâm Vietfarm phân phối 2 loại nấm linh chi minh bạch gồm nấm linh chi tự nhiên và nuôi trồng.

Nấm linh chi tự nhiên được thu mua trực tiếp từ thợ sơn tràng không qua trung gian. Nấm được đích thân hội đồng chuyên môn quy tụ những chuyên gia đầu ngành trong nền YHCT nước nhà tuyển chọn và kiểm định chất lượng. Chỉ những cây nấm to, khoẻ, đủ ngày tuổi, có hàm lượng dược tính cao nhất mới được tuyển chọn. Tiếp đó đem vào sơ chế, loại bỏ độc tố còn sót lại ở chân nấm do sinh trưởng trên cây mục, và đưa vào sấy khô.

Trung tâm Vietfarm cam kết về nguồn gốc và chất lượng của nấm linh chi. Đồng thời bồi hoàn 200% giá trị nếu phát hiện sản phẩm sai nguồn gốc và chất lượng kém không như cam kết.

Bên cạnh nấm linh chi tự nhiên, Vietfarm còn cung cấp loại nấm được nuôi trồng.

Vietfarm là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nuôi trồng dược liệu khép kín, đạt chuẩn GACP – WHO. Vườn dược liệu nấm linh chi của Vietfarm tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc) được chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ, không sử dụng chất kích thích tăng trưởng từ đó mang đến chất lượng dược liệu tốt nhất.

Đặc biệt, với sự đầu tư chuyên nghiệp và bài bản trên quy mô lớn, nấm linh chi Vietfarm được nuôi trồng trong hệ thống trang thiết bị tân tiến nhất hiện nay. quy trình khép kín, chuẩn hoá nhằm thúc ép nấm linh chi sản sinh hoạt chất quý tối ưu, cao nhất thị trường và tiệm cận so với loại tự nhiên.

Quá trình sấy khô sử dụng công nghệ sấy khô thăng hoa Nhật Bản không làm mất đi những dưỡng chất quý trong dược liệu. Bên cạnh đó, giá thành tại Vietfarm cũng vô cùng hợp lý, cạnh tranh với thị trường hiện nay. Đặc biệt, khi mua hàng trực tuyến còn được miễn phí giao hàng tại nhà trên khắp cả nước.

 

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về dược liệu nấm linh chi cũng như địa chỉ mua dược liệu uy tín. Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ tốt nhất.

Cập nhật lần cuối 2:12 Chiều , 22/07/2022

Rate this post

Viết một bình luận