Dầu ăn là nguyên liệu không thể thiếu dùng để chiên, xào các món ăn trong bữa cơm gia đình. Tuy vậy, bạn có thật sự hiểu rõ và phân biệt được các loại dầu ăn hay không? Hãy cùng Cooky tìm hiểu để sử dụng dầu ăn một đúng cách nhé!
Trước khi đề cập đến những thông tin về dầu ăn, chúng ta sẽ tìm hiểu về thành phần chính, điểm khói và lý do mà chúng ta cần phải phân biệt các loại dầu ăn.
Chất béo và dầu ăn có liên quan đến nhau không?
Chất béo là một trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chúng ta thường nghĩ chất béo là “mỡ” nhưng ít ai biết chất béo được chia thành 4 loại bao gồm Chất béo bão hòa (Saturated fats), Chất béo không bão hòa đơn (Monounsaturated fats), Chất béo không bão hoà đa (Polyunsaturated fats) và Chất béo chuyển hóa (Transfat).
Chất béo thường ở dạng rắn trong các thực phẩm “thô” (như thịt, cá, trứng, sữa, các loại hạt, …), trong trái cây như quả bơ và các đồ ăn chế biến như bánh ngọt, thức ăn nhanh, … Ngược lại, dầu chính là “trạng thái lỏng” của chất béo.
Điểm khói là gì?
Một đặc điểm của dầu ăn mà các mẹ nên để ý chính là điểm khói. Mỗi loại dầu ăn chịu được một mức độ nhiệt khác nhau, gọi là điểm khói (hay còn gọi là độ sôi). Nếu chế biến dầu ăn vượt mức nhiệt đó, dầu ăn sẽ biến thành “chất độc” vì sản xuất ra nhiều chất gây hại cho cơ thể.
Tại sao cần biết cách phân biệt các loại dầu ăn?
Chúng ta không thể cắt bỏ hoàn toàn chất béo vì đây là chất cần để duy trì hoạt động sống, nhưng có thể chủ động lựa chọn sử dụng chất béo “xấu”, hoặc chất béo “tốt”. Nếu không có đủ thông tin, rất dễ mua phải các loại dầu không đảm bảo chất lượng. Khả năng làm dầu ăn “tác dụng ngược” cũng nguy hiểm không kém khi không biết cách sử dụng. Vì vậy việc hiểu đúng, mua đúng, dùng đúng loại dầu ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân và gia đình bạn.
1. Dầu thực vật
Loại dầu phổ biến nhất thường thấy trên cách quảng cáo truyền hình là Dầu thực vật. Đây là loại dầu có nguồn gốc từ thực vật – hỗn hợp pha lẫn nhiều loại dầu khác nhau như dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu cọ, dầu bắp, … và là loại chất béo trung tính.
Có giá thành thấp nên dầu thực vật được nhiều gia đình có mức thu nhập trung bình – thấp lựa chọn. Điểm khói của loại dầu này khá cao vì được kết hợp bởi nhiều loại khác. Khi bạn muốn xào, chiên, rang và nướng thức ăn, dầu thực vật là một sự lựa chọn tốt.
Tuỳ vào tỉ lệ hỗn hợp dầu được pha trộn mà
Dầu thực vật
có điểm khói khác nhau
Dầu thực vật thích hợp với các món ăn cần chiên ngập dầu
Nhược điểm của loại dầu này chính là chứa ít chất dinh dưỡng. Khi sử dụng, bạn lưu ý nên tránh để dầu sôi ở nhiệt độ cao hơn 10 phút hoặc tái sử dụng dầu chiên nhiều lần vì sẽ sinh ra chất aldehyde có khả năng gây ung thư.
2. Dầu hướng dương
Được chiết xuất từ hạt hướng dương, dầu hướng dương là loại chất béo không bão hoà, chứa nhiều vitamin E và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Với một lượng vừa phải trong các bữa ăn hàng ngày, dầu hướng dương sẽ giúp giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Điểm khói của dầu hướng dương cao khoảng 232 độ C, nên các chị em có thể thoải mái dùng dầu dễ làm các món chiên, xào, nướng, hoặc nước sốt.
Dầu hướng dương
hiện đang được nhiều phụ nữ nội trợ tin dùng
Tuy nhiên, giống với dầu thực vật, nếu được chiên đi chiên lại nhiều lần, dầu hướng dương sẽ tạo ra những chất béo xấu.
3. Dầu olive
Đối với người theo đuổi chế độ “eat clean”, dầu olive có lẽ chẳng còn xa lạ gì nữa. Dầu olive thuộc loại chất béo không bão hoà, giàu vitamin và các chất chống oxy hoá. “Đẹp da, sáng mắt, thon dáng” là những công dụng “thần kỳ” của dầu olive được các chị em truyền tai nhau.
Mua ngay
Dầu Olive Extra Virgin Olivoilà
tại
Cooky Market
Sôi tại 182 độ C, nên dầu olive thích hợp để dùng trực tiếp như trộn salad, pha nước sốt, ướp thịt, cá. Nếu muốn chiên, xào, nướng bằng dầu olive, hãy lưu ý nhiệt độ thấp nhé!
Dầu olive có giá thành cao, khi sử dụng cũng “cầu kỳ” hơn các loại dầu khác nên chưa được ưa chuộng ở phần lớn gia đình Việt Nam. Nếu đun nấu lâu ở nhiệt độ cao, các chất dinh dưỡng sẽ biến mất. Bảo quản dầu olive trong điều kiện tối, nhiệt độ thấp để tránh khiến dầu bị biến chất. Bên cạnh đó, dầu olive còn có 3 loại khác nhau mà người dùng nên tìm hiểu để chọn lựa sản phẩm phù hợp với nhu cầu.
Xem ngay Công thức
Sốt giấm táo dầu olive
Dầu olive thường được dùng khi chế biến các món Tây
như
Mì Ý Sốt Bò Bằm – Pasta Bolognese
4. Dầu đậu nành
Đúng như tên gọi, loại dầu này được ép từ hạt đậu nành. Những chất béo không bão hoà đa, đạm, omega-3 và các loại amino acid có trong dầu đậu nành đem lại lợi ích cho sức khỏe.
Dầu đậu nành
chứa các loại chất dinh dưỡng tốt như omega 3,6,9
Một điểm cộng cho dầu đậu nành chính là cực kỳ phù hợp để chế biến các bữa cơm hàng ngày, đặc biệt là các món chiên xào vì độ sôi cao, khoảng 234 độ C.
Tuy nhiên, bạn không nên nạp quá 15% tổng năng lượng một ngày để tránh hấp thụ nhiều chất béo, gây khả năng tăng cân béo phì.
5. Dầu dừa
Thường được các chị em phụ nữ dùng trong việc làm đẹp, ít ai biết rằng dầu dừa cũng được sử dụng trong nấu ăn. Trên các kệ hàng siêu thị thường có hai loại là dầu dừa nguyên chất (Extra Virgin) và dầu dừa thường (Refined Coconut Oil).
Đối với loại dầu nguyên chất, điểm khói khá thấp 177 độ C nên chỉ thích hợp để làm nước sốt, trộn salad, làm bánh.
Dầu dừa khá đậm mùi nên sẽ kén người dùng và không phù hợp với một số món ăn nên các mẹ chú ý khi nấu nướng nhé!
Ngoài tác dụng cho da cho tóc, Dầu dừa còn được sử dụng trong nhà bếp
Tuy là dầu ăn nhưng rất “muôn hình vạn trạng”. Trên thị trường hiện nay không thiếu những loại dầu tốt nhưng cũng xuất hiện nhiều sản phẩm giả, nhiều chất bảo quản và không đạt chất lượng. Vì vậy các chị em phụ nữ nên đặc biệt lưu ý và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi mua để tránh “tiền mất tật mang” bạn nhé!
Huỳnh Mai Trinh