Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết:
Nấm bẹn là gì? Các dấu hiệu nhận biết
Nấm bẹn là bệnh da liễu có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới trong mọi độ tuổi. Tuy nhiên số liệu thống kê cho thấy nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài việc gây tổn thương da và dễ lan trên diện rộng thì bệnh còn ảnh hưởng rất lớn tới đời sống tình dục.
Nấm bẹn là gì? Các dấu hiệu nhận biết
Nấm bẹn là thuật ngữ đề cập đến tình trạng nhiễm trùng da do nấm xảy ra ngay tại vùng bẹn. Bởi đây bẹn là vùng da bí bách và có nhiều nếp nhăn. Đặc biệt là thường xuyên bị ẩm ướt do dễ đổ nhiều mồ hôi.
Ngoài những tổn thương trên da thì bệnh lý da liễu này còn làm phát sinh các triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu. Tác nhân gây bệnh thuộc nhóm Dermatophytes và hay gặp nhất là 2 loại là Epidermophyton và Trychophyton.
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng. Trong đó phổ biến hơn cả vẫn là ở nam giới trong độ tuổi thanh thiếu niên hay trung niên. Những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, da đổ nhiều mồ hôi cũng sẽ dễ bị bệnh hơn.
“Cuộc yêu” từ 2 phút lên nửa tiếng, vợ chồng trẻ nhận tin mừng “2 vạch” nhờ bí quyết này!
Tuổi trẻ nông nổi, khi mới chỉ là chú ngựa non học đòi người lớn tôi đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng. Nhưng rất may…
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết:
- Vùng bẹn xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy có thể kèm theo hiện tượng ẩm ướt và bề mặt da nổi mẩn đỏ.
- Tổn thương ở bẹn có thể lan tỏa ra các vùng da cận kề. Nhất là xung quanh hậu môn hay có thể tấn công bộ phận sinh dục.
- Vùng da tổn thương thường sẽ có màu hồng. Sau đó đỏ sẫm và dễ dàng nhìn thấy viền rõ nét.
- Sau đó da có thể bị đóng vảy và xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti xung quanh viền. Còn vùng ở giữa có thể lành lặn hơn và ít nổi mụn.
- Trường hợp nam giới mắc bệnh thì da bìu là vùng rất dễ bị ảnh hưởng.
- Các triệu chứng thường rõ ràng hơn khi có một số yếu tố tạo điều kiện. Ví dụ như thời tiết nóng ẩm, đổ nhiều mồ hôi, mặc quần chật…
Một số nguyên nhân gây bệnh nấm bẹn
Như đã đề cập, nguyên nhân trực tiếp gây bệnh nấm bẹn là do các loại nấm men hoạt động quá mức. Trong đó 2 tác nhân chính được nhận định là Epidermophyton và Trychophyton.
Cùng với đó, có rất nhiều các yếu tố cộng hưởng khiến cho nguy cơ bùng phát bệnh tăng lên. Phải kể đến như:
- Vấn đề giới tính: Các số liệu thống kê chỉ ra rằng, nam giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nấm bẹn cao hơn nhiều so với phụ nữ. Đặc biệt là nam giới ở độ tuổi thanh thiếu niên hay trung niên. Ngoài vùng bẹn thì vùng mông, bộ phận sinh dục cũng sẽ dễ nhiễm bệnh.
- Tuyến mồ hôi hoạt động mạnh: Đổ nhiều mồ hôi có thể là do cơ địa, do ăn uống nhiều đồ cay nóng hay do vận động quá nhiều. Tình trạng này khiến cho vùng bẹn luôn bị ẩm ướt, bí bách. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để bào tử nấm sinh sôi và gây nhiễm trùng.
- Mặc quần bó sát: Nhiều người có sở thích mặc đồ bó sát để khoe đường cong cơ thể. Tuy nhiên đây là thói quen không tốt có thể khiến vùng bẹn bí bách, đổ nhiều mồ hôi và luôn trong trạng thái ẩm ướt. Lúc này vi nấm sẽ dễ dàng phát triển nhanh và gây ảnh hưởng tới da.
- Thừa cân – béo phì: Vùng bẹn của những người bị thừa cân béo phì sẽ có nhiều nếp gấp hơn những người bình thường. Chính điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm và mắc bệnh nấm bẹn.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Những người có hệ thống miễn dịch suy giảm, ví dụ như bệnh nhân tiểu đường, nhiễm HIV sẽ dễ bị nhiễm trùng da. Trong đó bao gồm cả bệnh nấm bẹn.
Ngoài ra, sự kích hoạt của bệnh còn có thể liên quan đến một số vấn đề khác. Bao gồm:
- Vệ sinh cá nhân kém, nhất là vấn đề vệ sinh vùng kín
- Sử dụng nguồn nước không đảm bảo sạch sẽ
- Dùng chung vật dụng cá nhân, khăn tắm, quần áo với người bệnh
- Bị lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nhất là khi quan hệ tình dục
Nấm bẹn có nguy hiểm không? Có lây không?
Bệnh nấm bẹn xảy ra ở vị trí nhạy cảm nên rất nhiều người thường tự ti và quan ngại việc thăm khám. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh diễn tiến nặng nề và dễ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Dưới đây là một số ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe và cuộc sống:
– Khiến chất lượng cuộc sống suy giảm:
Những cơn ngứa do bệnh nấm bẹn gây ra có thể kích hoạt ở mức độ dữ dội. Chính vì vậy luôn gây cảm giác khó chịu và khiến cho người bệnh bứt rứt. Từ đó làm mất tập trung khi làm việc, gây tâm lý mặc cảm, tự ti khi ngồi gần mọi người. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, có thể dẫn đến căng thẳng, stress.
– Gây tổn thương da:
Nhiễm trùng do nấm men gây ra có thể khiến vùng da bẹn bị tổn thương, nổi mụn, khô ráp, sần sùi rất mất thẩm mỹ. Đặc biệt nếu cào gãi thì tổn thương trên da sẽ trở nên nghiêm trọng, nhiễm trùng ăn sâu và rất khó điều trị.
– Ảnh hưởng đời sống tình dục:
Những người mắc bệnh thường có tâm lý tự ti, mặc cảm trước chuyện giường chiếu. Đôi khi triệu chứng mà bệnh gây ra còn làm suy giảm ham muốn, lãnh cảm với hoạt động tình dục. Đồng thời nếu quan hệ còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình.
– Khả năng lây nhiễm của bệnh:
Tổn thương da do nấm thường có xu hướng lây lan nhanh chóng sang các vùng da khỏe mạnh khác. Đặc biệt là vùng quanh hậu môn hay cơ quan sinh dục. Từ đó có thể làm phát sinh một số bệnh nghiêm trọng tại vùng kín.
Ngoài ra, bệnh nấm bẹn còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Ngay cả việc tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp thông qua quần áo, khăn tắm, vật dụng cá nhân đều có thể lây bệnh.
Cách điều trị nấm bẹn hiệu quả
Tùy thuộc vào biểu hiện triệu chứng và mức độ tổn thương trên da mà sẽ có cách điều trị bệnh nấm bẹn phù hợp với từng đối tượng. Tốt nhất người bệnh nên dùng thuốc kết hợp với các cách điều trị và chăm sóc tại nhà để sớm kiểm soát bệnh.
Dưới đây là một số giải pháp cho bệnh lý này:
1. Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Để kiểm soát diễn tiến của bệnh tốt nhất thì bạn nên sớm thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị. Dùng thuốc là giải pháp có thể đáp ứng tốt với tình trạng bệnh nhiễm bẹn.
Có thể sử dụng thuốc bôi tại chỗ, dung dịch cồn hay thuốc uống tùy thuộc vào mức độ tổn thương và triệu chứng người bệnh gặp phải. Bác sĩ sẽ cân nhắc để kê toa một số loại thuốc sau đây:
– Thuốc kháng nấm tại chỗ:
Đây là giải pháp điều trị chính cho các tình trạng nhiễm trùng da do nấm. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của các loại nấm men gây bệnh. Hơn nữa còn làm dịu da, giảm ngứa và ngăn ngừa tổn thương trên da lan tỏa trên diện rộng. Một số thuốc kháng nấm tại chỗ thường dùng là:
- Econazol
- Miconazol
- Ketoconazol
– Dung dịch cồn:
Nhóm thuốc này có khả năng sát trùng, làm sạch da và cải thiện tình trạng ngứa ngáy ở mức độ nhẹ. Thường được chỉ định kết hợp với mục đích giúp các tổn thương trên da chóng lành hơn. Dưới đây là một vài loại được dùng phổ biến:
- Dung dịch cồn BSI có chứa các thành phần như acid benzoic, acid salicylic, lod.
- Dung dịch ASA có chứa acid acetylsalicylic và natri salicylat.
- Cồn antimycose chứa acid benzoic, acid salicylic và acid boric.
– Thuốc kháng nấm đường uống:
Nhóm thuốc này sẽ được chỉ định với trường hợp tổn thương nặng hay có xu hướng lan tỏa rộng. Kết hợp thuốc uống với thuốc bôi tại chỗ sẽ ức chế hiệu quả hơn hoạt động của nấm men gây bệnh. Từ đó đẩy nhanh tốc độ điều trị. Thuốc kháng nấm đường uống được chỉ định có thể là:
- Itraconazole
- Fluconazole
- Ketoconazol
** Lưu ý: Các thuốc điều trị nấm bẹn dù ở dạng bôi hay thuốc uống đều cần dùng đúng chỉ dẫn từ bác sĩ. Bạn tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều hay thay đổi kế hoạch dùng thuốc khi chưa nhận được hướng dẫn. Trường hợp gặp phải vấn đề bất thường hay toa thuốc không đáp ứng hãy báo lại với bác sĩ để có sự điều chỉnh kịp thời.
2. Tận dụng thảo dược tự nhiên
Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát bệnh thì có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên để hỗ trợ thêm. Đây là giải pháp an toàn, lành tính, ít tốn chi phí và có thể thực hiện ngay tại nhà. Tham khảo và áp dụng ngay một số giải pháp dưới đây:
– Chữa bệnh nấm bẹn bằng tỏi:
Allicin và phytonutrients là 2 thành phần hoạt chất trong tỏi hoạt động giống như kháng sinh. Nhờ đó mà nguyên liệu này có khả năng ức chế hoạt động của nấm men gây bệnh. Không chỉ ngăn ngừa bệnh lan rộng mà còn hạn chế bội nhiễm kích hoạt trên vùng da bị tổn thương.
- Cần chuẩn bị 2 – 3 tép tỏi tươi đem lột sạch vỏ rồi cho vào cối giã nát
- Thêm vào khoảng 30ml nước lọc rồi để khoảng 15 – 20 phút
- Chắt lấy nước, sử dụng tăm bông nhúng vào rồi thoa lên vùng da bệnh
- Chờ dịch ép tỏi khô rồi tiếp tục thoa thêm 3 – 4 lớp nữa
- Giữ nguyên trên da khoảng 15 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch và lau khô
– Dùng muối và dầu dừa trị nấm bẹn:
Muối là nguyên liệu quen thuộc có đặc tính sát trùng và chống viêm mạnh mẽ. Còn dầu dừa chứa lượng lớn hoạt chất Monolaurin có khả năng ức chế hoạt động của nhiều loại nấm men gây bệnh. Ngoài ra dầu dừa còn có khả năng làm dịu da, giảm ngứa ngáy và đẩy nhanh tốc độ làm lành tổn thương do nấm.
- Trộn đều 1 thìa cafe muối biển cùng với 1 thìa cafe dầu dừa
- Làm sạch vùng da bị bệnh, lau khô rồi thoa hỗn hợp này lên
- Dùng tay massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 – 15 phút
- Sau đó sử dụng nước ấm rửa lại cho sạch và dùng khăn mềm lau khô
– Chữa nấm bẹn bằng lá trầu không:
Lá trầu không cũng là một loại thảo dược tự nhiên có đặc tính sát trùng và kháng viêm mạnh mẽ. Hàm lượng methyl eugenol, estragol hay cineol có thể ức chế hoạt động nấm men và đáp ứng tốt triệu chứng của bệnh nấm bẹn. Ngoài ra các thành phần chống oxy hóa trong lá trầu còn hỗ trợ chữa lành tổn thương và cải thiện sức đề kháng tự nhiên cho da.
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi (khoảng 5 – 7 lá)
- Rửa sạch nguyên liệu với nước muối loãng để ra rổ cho ráo nước
- Thái nhỏ lá trầu rồi cho vào cối giã nát và vắt lấy dịch ép, bỏ bã đi
- Dùng tăm bông nhúng vào dịch ép lá trầu sau đó thoa lên vùng da cần điều trị
- Massage nhẹ nhàng 1 vài phút rồi để khô tự nhiên 15 phút nữa
- Cuối cùng sử dụng nước ấm để rửa lại cho sạch
3. Chăm sóc và dự phòng tại nhà
Các tổn thương do bệnh nấm bẹn gây ra thường rất dễ nghiêm trọng và có nguy cơ tái phát cao nếu gặp điều kiện thuận lợi. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều trị bạn cần chú ý các biện pháp chăm sóc và dự phòng tại nhà.
Cần thực hiện tốt các vấn đề sau đây:
- Vệ sinh vùng háng sạch sẽ mỗi ngày là cần giữ cho khu vực này luôn được khô thoáng. Sau khi vệ sinh chú ý dùng khăn mềm lau khô rồi mới mặc quần áo.
- Tuyệt đối tránh tình trạng cào gãi hay chà xát lên vùng da đang bị tổn thương để giải tỏa cơn ngứa. Thói quen xấu này có thể khiến tổn thương nặng thêm, lan tỏa rộng và rất khó điều trị.
- Ưu tiên lựa chọn các loại quần lót vừa vặn có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tuyệt đối không mặc quần áo bó sát để tránh va chạm, chà xát lên vùng da bệnh.
- Cần thường xuyên thay quần lót. Đặc biệt sau quá trình điều trị thì tốt nhất bạn nên thay mới hoàn toàn quần lót.
- Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, khăn tắm hay mặc chung quần áo với người khác. Đặc biệt là khi bạn hoặc người đó đang bị bệnh nấm bẹn.
- Chú ý giặt giũ chăn màn, quần áo, ga trải giường thường xuyên và phơi ở những nơi có nhiều nắng, thông thoáng.
- Nghiêm túc dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ và hãy tái khám đúng hẹn để kiểm soát tốt diễn tiến của bệnh.
Bệnh nấm bẹn nếu không nghiêm túc điều trị sớm sẽ rất dễ diễn tiến nhanh và phát sinh các hệ quả nghiêm trọng. Tốt nhất khi có dấu hiệu hãy chủ động thăm khám và làm theo hướng dẫn từ bác sĩ.