Nấm bẹn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nấm bẹn là một trong những bệnh nhiễm nấm da phổ biến, loại nấm ký sinh ở vùng bẹn, đùi trong. Đây là căn bệnh mà ai cũng có thể gặp, ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người già, nhiều nhất vẫn là nhóm tuổi thanh niên, trưởng thành. Vậy làm sao để chữa nấm bẹn tận gốc và đề phòng tái phát.

Nấm bẹn là gì?

Bệnh nấm bẹn theo cách gọi dân gian là hắc lào là bệnh ngoài da do vi nấm cạn gây nên. Tác nhân gây bệnh thuộc nhóm Dermatophytes và thường gặp nhất là 2 loại: Trychophyton và Epidermophyton. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên, nam nhiều hơn nữ, ở những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, bơi lội hay vệ sinh kém.

Bệnh nấm bẹn khởi đầu với dấu hiệu vùng da nhiễm nấm là nốt da đỏ , sau đó xuất hiện các mảng da tổn thương như sẩn, mụn nước quanh vùng rìa của mảng thương tổn. Càng gãi và chà xát thì tổn thương càng lan rộng. Lúc đầu nấm bẹn thường xuất hiện ở một bên bẹn sau đó có thể lan ra hai bên. có thể ngứa khi Đối với căn bệnh này, điều quan trọng nhất ngăn ngừa bệnh không xảy ra và tránh tái phát.

Nấm bẹn

Triệu chứng của bệnh nấm bẹn là gì?

Bệnh nấm bẹn là một dạng bệnh da liễu gây ra nhiều khó chịu tại vùng bẹn và những vùng da lân cận. Căn bệnh này có thể được bắt gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi thế nhưng tỉ lệ nam giới mắc bệnh thường sẽ cao hơn so với nữ giới. Người bệnh sẽ bị các loại nấm, ký sinh trùng tại vùng bẹn, đùi và có thể lan rộng sang cả vùng bụng hoặc chân trong trường hợp bệnh đã tiến triển nặng nhưng không được điều trị.

Các triệu chứng bệnh điển hình của bệnh nấm bẹn là:

  • Người bệnh có cảm giác bị ngứa ngáy khó chịu vùng bẹn, đùi mặc dù không phát hiện các dị vật gây ngứa.

  • Xuất hiện các vùng, mảng da có màu đỏ hồng gây ngứa ngáy khó chịu, có thể xuất hiện kèm theo các nốt mụn nước nhỏ li ti xung quanh vùng da bị ngứa.

  • Các mảng da bị tổn thương sẽ dần dần có xu hướng đóng vảy và màu da xung quanh chuyển đậm hơn. Các mảng da bị nấm ký sinh có thể có độ lớn khoảng 1cm cho tới vài cm.

  • Các vùng da bị tổn thương chủ yếu là các khe rãnh giữa đùi và bộ phận sinh dục, thế nhưng trường hợp bệnh trở nặng thì các vùng da tổn thương sẽ có xu hướng lan rộng xuống vùng đùi hoặc vào bộ phận sinh dục.

Nấm bẹn

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm bẹn?

Bệnh nấm bẹn bắt nguồn từ các loại nấm da, một số loại nấm da thường ký sinh ở vùng bẹn như T. rubrum và E. Floccosum. Các vùng da thường bị gấp thành nếp rất dễ bị loại nấm này gây hại như vùng bìu, bẹn, vùng dưới vú,… Loại bệnh này thường bắt gặp nhiều vào mùa nóng ẩm khi mà cơ thể người dễ bị đổ mồ hôi và các vùng da bị gấp nếp rất dễ bị xâm hại.

Những loại nấm da này thường ăn mòn các tế bào sống trên da và đồng thời tiết da một loại enzyme có tên keratinase nhằm loại bỏ các chất keratin gây tổn thương vùng da và tạo thành các lớp vảy cứng hoặc mụn nước.

Mặc dù căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, thế nhưng những nhóm đối tượng sau đây lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường:

  • Những người có thói quen vệ sinh cá nhân kém khiến cho làn da không được khỏe mạnh, có nguy cơ cao bị  tổn thương bởi các loại vi khuẩn, virus hay các loại nấm xâm hại.

  • Những người phải làm việc trong môi trường quá nóng khiến cho cơ thể tiết mồ hôi liên tục, các vùng da dễ bị viêm nhiễm (đặc biệt là các vùng da bị gấp nếp như bìu, bẹn,…).

  • Những người bị bệnh nấm chân cũng sẽ có nguy cơ bị nấm bẹn cao hơn bình thường do sức đề kháng với các loại vi khuẩn, virus hay nấm chưa thực sự khỏe mạnh.

  • Những người thường xuyên sử dụng các loại quần áo bó sát rất dễ gây tổn thương những vùng da có nếp gấp như bẹn. Ngoài ra, việc mặc quần áo ẩm ướt, chưa khô hẳn cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh nấm bẹn.

Loại bệnh da liễu này hoàn toàn có thể lây nhiễm nếu như những người xung quanh có tiếp xúc trực tiếp đến vùng da bị bệnh hoặc mặc chung quần áo, sử dụng chung khăn tắm, hoặc do chính người bệnh gãi ngứa ở vùng da bị bệnh và tiếp xúc với làn da hở khác. Bệnh nấm bẹn cũng có thể bị lây truyền từ động vật nuôi không khỏe mạnh.

Bệnh nấm bẹn hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu người bệnh phát hiện các triệu chứng sớm và thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp bệnh trở nặng và gây ra nhiều di chứng khó chữa trị cho người bệnh như: Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh khi làm việc cũng như sinh hoạt cá nhân bởi những cơn ngứa ngáy khó chịu, các vùng da bị tổn thương có nguy cơ mắc thêm nhiều bệnh da liễu khác, đời sống tình dục cũng sẽ bị cản trở (viêm nhiễm lây lan sang bộ phận sinh dục, tâm lý không thoải mái,…), các chức năng của những vùng cơ quan khác cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng,….

Cách chữa nấm bẹn ở nam giới

Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể sau khi chẩn đoán mà áp dụng các cách điều trị nấm bẹn như sau:

  • Dùng thuốc Tây y

  • Cách điềutrị nấm bẹn ở nam giới bằng thuốc Tây y do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và kê đơn.

  • Thuốc chữa nấm bẹnbao gồm nhiều dạng khác nhau: thuốc dạng gel, dạng kem, dạng bột, dạng xịt thường dùng trực tiếp lên vùng bị bệnh. Có thể dùng thuốc kết hợp hoặc dùng độc lập từng loại.

  • Điều trị bệnh nấm bẹn tại nhà

  • Cách trị nấm bẹn bằng tỏi: Tỏi được xem là một chất kháng sinh đến từ thiên nhiên, điều trị rất hiệu quả các bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài da. Chỉ cần đập dập vài tép tỏi sau đó chà xát lên vùng bẹn, triệu chứng nấm ngứa sẽ nhanh chóng giảm bớt.

  • Chữa trị nấm bẹn bằng hành tây: Cùng họ với tỏi, hành tây cũng được xem là một cách trị nấm bẹn rất tốt. Người bệnh thực hiện bằng cách bóc một lớp của củ hành tây, sau đó đặt lên vùng bẹn bị nấm. Được 1 giờ thì vứt bỏ miếng hành tây, rửa sạch bẹn bằng nước sạch.

  • Cách trị nấm bẹn từ muối: Muối có tính sát khuẩn, có thể làm sạch và lành các tổn thương da của nấm bẹn. Mỗi ngày, ngâm mình trong bồn nước muối ấm khoảng 20 phút sẽ có công dụng trị bệnh hiệu quả.

Bên cạnh việc dùng thuốc theo đơn thì nam giới có thể thực hiện một số cách hỗ trợ điều trị nấm bẹn tại nhà như:

  • Tắm và vệ sinh hàng ngày bằng nước sạch, sau đó dùng khăn mềm lau thật khô. Không được để vùng nấm tiếp xúc với không khí, lựa chọn các loại quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi để mặc hàng ngày.

  • Có thể dùng giấm táo hòa vào nước và vệ sinh vùng nấm bẹn sau đó để khô tự nhiên, nên dùng trước khi đi ngủ.

  • Dùng tỏi tươi giã nát và trà vào vùng nấm bẹn vì hợp chất allicin có trong tỏi kháng nấm rất tốt.

  • Không dùng chung đồ, vật dụng cá nhân với người khác để tránh lây bệnh.

  • Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian bị nấm và chữa nấm.

Lưu ý: những cách này chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị chứ không trị nấm dứt điểm vì thế nên kết hợp với dùng thuốc Tây y để có hiệu quả cao nhất.

Phòng ngừa nhiễm nấm bẹn tái phát

  • Rửa vùng bẹn, háng hàng ngày; sau đó lau khô kĩ. Sấy khô có lẽ là một điểm quan trọng nhất. Dễ dàng bị nhiễm nấm từ đồ lót khi háng của bạn không khô ráo. Bẹn, háng ẩm ướt là một nơi lý tưởng cho vi nấm (nấm) nhân lên. (Máy sấy tóc có thể giúp ích nếu vùng bẹn của bạn có nhiều lông)

  • Thay đồ lót hàng ngày. Nấm có thể nhân lên thành trong đồ lót chưa được giặt.

  • Kiểm tra kẽ chân (nấm da chân) và điều trị nếu bạn nhiễm nấm. Nấm da chân là bệnh nhiễm nấm thông thường của các ngón chân. Trong một trường hợp điển hình của nấm kẽ chân, da giữa các ngón chân bị ngứa và bong ra – đặc biệt là giữa hai ngón chân bên ngoài. Nấm kẽ chân có thể lan đến háng. Các loại kem tương tự được sử dụng để điều trị nấm kẽ chân và nấm bẹn.

  • Không dùng chung khăn tắm với những người trong phòng thay đồ chung. Nên giặt khăn thường xuyên.

  • Giữ khăn của riêng bạn khi bạn bị nhiễm nấm da để giảm nguy cơ truyền nấm cho người khác.

  • Diệt nấm ở những đồ dùng cá nhân như quần áo, màn, gối… bằng cách luộc trong nước sôi trong vòng 15 phút

Liên hệ tư vấn miễn phí: 0943.783.111

Rate this post

Viết một bình luận