Nấm bẹn là một bệnh da liễu thường gặp ở nam giới, mặc dù không nguy hiểm nhưng lại có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc nếu chủ quan và không điều trị kịp thời. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra khiến loại nấm gây bệnh là E.Floccosum và T.rubrum có điều kiện xâm nhập và gây bệnh.
Nấm bẹn là gì?
Nấm bẹn là tình trạng vùng da ở hai bên đùi, háng hoặc bẹn nhiễm nấm, chúng ký sinh trong lớp sừng của da. Bện còn có tên gọi khác là nấm da đùi, thường xuất hiện ở vùng da nhạy cảm, vùng kín thường xuyên bị bịt kín bởi quần áo và hay cọ sát vào nhau.
Nấm bẹn là bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi vị thành niên, ít xảy ra ở nữ. Bệnh có các triệu chứng thường gặp là:
-
Nổi những đám da có màu đỏ hồng gây ngứa ngáy ở vùng bẹn hoặc đùi. Các mảng đỏ này có bờ viền, có ranh giới rõ rệt, trên bờ viền có những mụn nước lấm tấm xung quanh.
-
Thời gian dài khu vực tổn thương này có vảy, phần giữa có xu hướng lành, chuyển sang màu sẫm, đường kính một vài centimet.
-
Cảm giác ngứa ngáy khó chịu liên tục nếu không được điều trị kịp thời.
Thông thường, loại nấm này hay xuất hiện ở vùng bẹn, háng, chủ yếu ở nếp nhăn giữa của vùng trên chân và bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, sau một thời gian, vùng tổn thương, nhiễm trùng nhanh chóng lan xuống hai đùi, gây nấm da ở các khu vực khác.
Nấm bẹn có lây không?
Có thể khẳng định, nấm bẹn là một bệnh có nguy cơ lây lan. Các con đường lây nhiễm là lây từ vùng da này sang vùng da khác, từ người sang người hoặc từ động vật sang người.
Nếu không kịp thời điều trị, các vi nấm từ vùng da bệnh sẽ lan rộng sang các vùng da khác nhất là bộ phận sinh dục. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh thậm chí có thể gây vô sinh. Không chỉ vậy, việc điều trị chậm trễ sẽ khiến vùng da nhiễm nấm bị tăng sắc tố, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ nhất là với các chị em.
Bệnh cũng có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung đồ dùng cá nhân như chăn màn, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm. Do đó, khi người thân, bạn bè hoặc bạn đời bị nấm bẹn thì nên có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Nguyên nhân gây bệnh nấm bẹn
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nấm bẹn ở cả nam và nữ giới. Cụ thể:
-
Do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Lười vệ sinh, vệ sinh không đúng cách là những nguyên nhân khiến vùng bẹn trở thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm gây bệnh.
-
Do thói quen xấu: Mặc quần áo ẩm ướt, tắm xong không lau khô da, mặc quần áo bó sát, không thấm hút mồ hôi cũng là những nguyên nhân khiến nấm bẹn phát triển.
-
Do nguồn nước ô nhiễm: Nguồn nước nhiễm bẩn hoặc chứa các vi nấm gây bệnh
-
Do lây nhiễm từ động như chó mèo, trâu bò, gà không được vệ sinh sạch sẽ mà bạn lại hay tiếp xúc với chúng.
-
Do lây nhiễm từ người bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung các đồ dùng.
Nấm bẹn có nguy hiểm không?
Một trong những thắc mắc chung của nhiều người là nấm bệnh có nguy hiểm không. Trên thực tế, đây là bệnh có thể điều trị được và không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sớm thăm khám. Tuy nhiên, nếu chủ quan và không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây ra những tác hại khó lường như:
-
Suy giảm chất lượng cuộc sống: Khi bị nấm bẹn, người bệnh sẽ luôn bứt rứt khó chịu, khó tập trung vào công việc. Cơ thể luôn trong trạng thái bất ổn, mệt mỏi, uể oải, dễ cáu giận, suy giảm sáng tạo, khả năng nhận thức, suy nghĩ…
-
Gây tổn thương da: Da nổi ban đỏ, hình thành mụn, khô ráp, thay đổi sắc tố, sần sùi gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, Không chỉ vậy, nếu người bệnh thường xuyên gãi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm, lở loét và tổn thương da từ sâu bên trong.
-
Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Thiếu tự tin, vùng kín đau rát khó chịu khiến bệnh nhân né tránh chuyện giường chiếu, ngại phát sinh quan hệ vì sợ lây lan khiến đời sống vợ chồng bị ảnh hưởng.
-
Ảnh hưởng đến chức năng sinh dục: Nấm bẹn có khả năng lây lan nhanh chóng ra những vùng da khác nhất là cơ quan sinh dục, ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan này, gây viêm nhiễm, lở loét thậm chí vô sinh.
Cách trị nấm bẹn hiệu quả
Như đã đề cập, nếu sớm điều trị bệnh có thể được chữa dứt điểm mà không để lại di chứng. Cụ thể:
Dùng thuốc điều trị
Sử dụng thuốc kháng nấm được áp dụng với trường hợp nhẹ, vùng nhiễm nấm hạn chế, chỉ xuất hiện ở một vài vùng da. Với trường hợp này có thể sử dụng thuốc bôi và thuốc diệt virus gây bệnh. Thường dùng là:
-
Kem chống nấm loại bỏ nhiễm trùng da như clotrimazole, econazole, miconazole, ketoconazole… Thoa kem rộng ra ngoài vùng da bình thường từ 4 – 6cm.
-
Đối với trường hợp viêm da, thường được chỉ định sử dụng kem chống nấm kết hợp với steroid nhẹ.
-
Nếu việc sử dụng thuốc bôi không mang lại hiệu quả, thì dùng các loại thuốc qua đường uống như itraconazole, terbinafine…
Vật lý trị liệu
Được áp dụng trong trường hợp nhiễm nấm thể nặng, lan ra nhiều vị trí và ăn sâu trong xương. Phương pháp này được điều trị theo các bước sau:
-
Bước 1: Diệt khuẩn, kháng viêm, loại bỏ triệu chứng bên ngoài nhờ thuốc bôi đặc hiệu.
-
Bước 2: Sử dụng máy móc hiện đại đẩy nhanh quá trình thẩm thấu của thuốc, thúc đẩy máu lưu thông, tăng cường đào thải độc tố ra ngoài. Đồng thời cung cấp dưỡng chất làm ẩm và mềm da.
-
Bước 3: Sử dụng thuốc điều trị bên trong tiến hành đào thải độc từ bên trong ra ngoài thông qua đường tiết niệu
Biện pháp phòng ngừa bệnh nấm bẹn
Có thể tiến hành phòng ngừa căn bệnh này bằng cách:
-
Luôn giữ cho vùng háng, bẹn khô ráo; lau khô bằng khăn tắm mềm sau khi tắm và giặt sạch khăn.
-
Hạn chế mặc quần áo chật chội, khó thấm hút mồ hôi nhất là trong thời điểm thời tiết nóng nực.
-
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
-
Không dùng chung quần áo, khăn tắm, ga trải giường, chăn mền với người khác.
-
Giữ cân nặng hợp lý, giảm cân nếu bạn thừa cân để tránh gây đổ nhiều mổ hôi, chà xát các mảng da bị nấm.
Trên đây là một số thông tin về bệnh nấm bẹn, nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa. Nếu có dấu hiệu mắc bệnh, nên nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Các loại thuốc bôi ngoài da trị nấm ngứa phổ biến