Nấm có tác dụng gì đối với sức khỏe?

1. Thành phần dinh dưỡng của nấm

Nấm là thực phẩm giàu dinh dưỡng, là một nguồn chất xơ, protein và chất chống ôxy hóa dồi dào, ít calo. Nấm cũng là thực phẩm giàu selen, đồng, thiamin, magiê, phốt pho…

Trung bình 100g nấm mỡ loại tươi có chứa lượng dinh dưỡng thiết yếu sau:

  • Lượng calo: 22
  • Chất đạm: 2,2g
  • Chất béo: 0,2g
  • Carbohydrate: 2,3g
  • Chất xơ: 0,7g
  • Đường: 1,4g

Lợi ích của nấm đối với sức khỏe - Ảnh 1.

2. Nấm có tác dụng gì cho sức khỏe của bạn?

Nấm là một loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Được nạp với nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống ôxy hóa tăng cường sức khỏe, chúng từ lâu đã được công nhận là một phần quan trọng của bất kỳ chế độ ăn kiêng nào.

Nguồn cung cấp vitamin D và kẽm dồi dào

Nấm cung cấp lượng vitamin D dồi dào, một thành phần quan trọng đối với sức khỏe hệ miễn dịch và xương.

Nấm mỡ là một nguồn đặc biệt tuyệt vời của kẽm, một nguyên tố vi lượng thiết yếu. Kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng cho hệ thống miễn dịch và cũng cần thiết để đảm bảo sự phát triển tối ưu ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

Hạ huyết áp

Nấm là nguồn giàu kali, một chất dinh dưỡng được biết đến với tác dụng giảm tác động tiêu cực mà natri có thể có đối với cơ thể. Kali cũng làm giảm căng thẳng trong mạch máu, có khả năng giúp giảm huyết áp.

Nấm là thực phẩm dễ mua, dễ chế biến và có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ nên mua nấm ở những của hàng có uy tín, không ăn nấm được lấy từ tự nhiên, những cây nấm lạ vì có thể gây ngộ độc và khó phân biệt với các loại nấm ăn được.

Tăng cường hệ miễn dịch

Tác dụng chống viêm của nấm đã được chứng minh là cải thiện đáng kể hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nấm giúp kích thích các vi mô trong hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng đánh bại các dị vật và khiến bạn ít mắc các bệnh nghiêm trọng hơn.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nấm, kết hợp với tập thể dục và các thay đổi lối sống khác, có thể có tác động quan trọng đến việc giảm cân. Ví dụ, sau khi được yêu cầu thay thế 20% lượng thịt bò tiêu thụ bằng nấm, những người tham gia nghiên cứu đã cho thấy sự cải thiện về chỉ số BMI và vòng bụng của họ. Các chất chống ôxy hóa trong nấm cũng được cho là có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh rối loạn chuyển hóa khác.

Lợi ích của nấm đối với sức khỏe - Ảnh 4.

3. Chế biến nấm đúng cách

Chế biến nấm thật chín

Khi chế biến nấm, cần đảm bảo đun sôi nấm trong khoảng thời gian tầm 10 phút tùy loại. Việc này để đảm bảo rằng nấm đã chín hoàn toàn và không có gì gây hại cho cơ thể.

Không vệ sinh, sơ chế nấm quá kỹ

Đa phần nấm là loài chỉ có thể sinh trưởng được trong môi trường sạch. Vì vậy khi sơ chế, không nên rửa quá kỹ sẽ làm nấm mất dần đi những dưỡng chất vốn có. Nấm cũng là loại thực phẩm siêu hút nước, nếu rửa nhiều sẽ làm nấm ngấm nhiều nước hơn và lúc này nấm sẽ bị nhạt khi chế biến, dẫn tới mất độ ngọt tự nhiên và mất ngon.

Không chế biến mộc nhĩ tươi

Mộc nhĩ tươi sẽ có lượng chất Morpholine, rất nhạy cảm với ánh sáng. Nó sẽ trở thành một loại độc tố nguy hiểm khi bạn dùng mộc nhĩ tươi và tiếp xúc nơi có ánh sáng cao như ngoài trời. Cần lưu ý, chỉ dùng mộc nhĩ khô trong chế biến thực phẩm.

7 loại thực phẩm nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu trong mùa đông7 loại thực phẩm nâng cao sức khỏe cho mẹ bầu trong mùa đông

SKĐS – Có nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày có tác dụng chăm sóc sức khỏe bà bầu rất tốt. Nếu chú ý những thực phẩm này, có thể giúp bà bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Siêu biến thế Omicron dã lan đến châu Á sau khi khiến ca mắc tăng vọt tại châu Âu.

Rate this post

Viết một bình luận