Nấm Linh Chi có tên khoa học là Ganoderma Lucidum thuộc họ nấm lim do thường mọc ở gốc và thân của những cây lim đã chết. Người Trung quốc gọi nấm Ganoderma Lucidum là Ling Zhi và ở Việt nam, nấm Linh Chi còn có các tên khác như Tiên thảo, nấm trường thọ, Vạn niên nhung.
Nấm linh chi là một thành phần quan trọng của hệ thống y học cổ truyền lâu đời ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và nhiều nước châu Á khác. Nấm Linh Chi thường được sử dụng để tăng cường năng lượng, kích thích hệ miễn dịch, và tăng cường sức khỏe.
Các tác dụng chữa bệnh của Linh Chi lần đầu tiên được ghi chép trong cuốn sách Shen Nong Materia Medica viết ở Trung Quốc cách đây 2.000 năm. Nấm Linh Chi đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới trong vài thập kỷ qua và hiện đang được sử dụng chủ yếu để tăng cường sức khỏe và điều trị bệnh động mạch vành của tim, viêm khớp, viêm gan, cao huyết áp, bệnh SIDA và ung thư. Nhiều chuyên gia về thực vật học cũng khuyến cáo rộng rãi rằng nấm Linh Chi là một chất tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Hiện nay, bằng chứng khoa học cho thấy nấm Linh Chi có tiềm năng chống ung thư giới hạn trong các nghiên cứu nhỏ và đã cho thấy nấm Linh Chi có khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch ở bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn. Tuy nhiên, hiện nay không có dữ liệu nào ủng hộ ý tưởng rằng nấm Linh Chi có thể kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư.
Thực tế, rất ít khi tìm thấy nấm Linh Chi trong tự nhiên, nên người ta thường trồng nấm Linh Chi trong môi trường nhân tạo để đáp ứng các nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Nó được bán trên thị trường ở dạng bột, viên nang, cồn thuốc, và các loại trà, tất cả đều được sản xuất từ các sợi nấm, bào tử và túi bào tử của cây nấm Linh Chi.
Về mặt Khoa học
Các thành phần có tác dụng chữa bệnh của nấm Linh Chi bao gồm polysaccharides beta-glucan và triterpenes. Trong môi trường thực nghiệm và nghiên cứu trên người cho thấy các chất chiết xuất từ nấm Linh Chi có tác dụng điều hòa miễn dịch 1, bảo vệ thận 2, chống viêm 3 và bảo vệ gan 4. Kết quả lâm sàng cho thấy lợi ích của nấm Linh Chi trong việc cải thiện các triệu chứng đường tiết niệu thấp ở nam giới 5, có tác dụng trị đái tháo đường nhẹ và cải thiện rối loạn mỡ trong máu 6.
Nấm Linh Chi cũng đã được nghiên cứu về khả năng chống ung thư. Các dữ liệu nghiên cứu lâm sàng ban đầu cho thấy nấm Linh Chi có khả năng ngăn ngừa ung thư 7, làm giảm nôn do hóa trị 8, làm tăng hiệu quả của điều trị tia xạ 9 và làm tăng đáp ứng của tế bào ung thư buồng trứng với thuốc hóa trị cisplatin 10. Nấm Linh Chi cũng có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa độc thận gây ra do thuốc cisplatin 11.
Trong các nghiên cứu lâm sàng nhỏ, nấm Linh Chi được cải thiện khả năng chống oxy hóa 12, 13 và làm tăng đáp ứng miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn 14. Sử dụng nấm Linh Chi làm thuyên giảm ung thư tế bào gan đã được báo cáo ở một vài trường hợp trong một nghiên cứu duy nhất 15. Tuy nhiên, chất chiết xuất của nấm Linh Chi đã chứng minh có tác dụng độc hại trên tế bào bạch cầu 16. Vì vậy còn cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định sự an toàn của nấm Linh Chi trong việc hỗ trợ điều trị ung thư.
Các tác dụng độc hại của nấm Linh Chi
Hai trường hợp ngộ độc gan trong đó một bệnh nhân đã chết đã được báo cáo sau khi sử dụng nấm Linh Chi dạng bột 17, 18.
Tiêu chảy mạn tính đã được báo cáo ở một bệnh nhân nam 49 tuổi bị ung thư hạch lymphô không Hodgkin sau khi dùng kéo dài bột chiết xuất nấm Linh Chi 19.
Cần chú ý đến các tác dụng khác của nấm Linh Chi khi dùng phối hợp với các thuốc khác:
1. Thuốc chống đông máu / Thuốc ức chế tiểu cầu: Nấm Linh Chi khi dùng phối hợp với các thuốc này sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu 20. (tác dụng có hại)
2. Các thuốc hóa trị liệu: Nấm Linh Chi có thể làm tăng khả năng chống oxy hóa trong huyết tương và có thể tương tác với các thuốc hóa trị liệu dựa trên các gốc tự do12. (tác dụng có hại)
3. Các chất của hệ men gan Cytochrome P450: Các chất Polysaccharide của nấm Linh Chi ức chế các chất quan trọng của hệ men gan Cytochrome P450 như CYP2E1, CYP1A2, và CYP3A nên có thể gây tích tụ các thuốc được chuyển hóa bởi các men này và làm tăng nguy cơ độc tính các thuốc sử dụng 21. (tác dụng có hại)
Tài liệu tham khảo:
1. Chen HS, Tsai YF, Lin S, et al: Studies on the immuno-modulating and anti-tumor activities of Ganoderma lucidum (Reishi) polysaccharides. Bioorg Med Chem 12:5595-5601, 2004.
2. Shieh YH, Liu CF, Huang YK, et al: Evaluation of the hepatic and renal-protective effects of Ganoderma lucidum in mice. Am J Chin Med 29:501-507, 2001.
3. Joseph S, Sabulal B, George V, et al: Antitumor and anti-inflammatory activities of polysaccharides isolated from Ganoderma lucidum. Acta Pharm 61:335-342, 2011.
4. Jin H, Jin F, Jin JX, et al: Protective effects of Ganoderma lucidum spore on cadmium hepatotoxicity in mice. Food Chem Toxicol 52:171-175, 2013.
5. Noguchi M, Kakuma T, Tomiyasu K, et al: Effect of an extract of Ganoderma lucidum in men with lower urinary tract symptoms: A double-blind, placebo-controlled randomized and dose-ranging study.Asian J Androl 10:651-658, 2008.
6. Chu TT, Benzie IF, Lam CW, et al: Study of potential cardioprotective effects of Ganoderma lucidum (Lingzhi): Results of a controlled human intervention trial. Br J Nutr 107:1017-1027, 2012.
7. Weng CJ, Yen GC: The in vitro and in vivo experimental evidences disclose the chemopreventive effects of Ganoderma lucidum on cancer invasion and metastasis. Clin Exp Metastasis 27:361-369, 2010.
8. Wang CZ, Basila D, Aung HH, et al: Effects of ganoderma lucidum extract on chemotherapy-induced nausea and vomiting in a rat model. Am J Chin Med 33:807-815, 2005.
9. Kim KC, Jun HJ, Kim JS, et al: Enhancement of radiation response with combined Ganoderma lucidum and Duchesnea chrysantha extracts in human leukemia HL-60 cells. Int J Mol Med 21:489-498, 2008.
10. Zhao S, Ye G, Fu G, et al: Ganoderma lucidum exerts anti-tumor effects on ovarian cancer cells and enhances their sensitivity to cisplatin. Int J Oncol 38:1319-1327, 2011.
11. Pillai TG, John M, Sara Thomas G: Prevention of cisplatin induced nephrotoxicity by terpenes isolated from Ganoderma lucidum occurring in Southern Parts of India. Exp Toxicol Pathol 63:157-160, 2011.
12. Wachtel-Galor S, Szeto YT, Tomlinson B, et al: Ganoderma lucidum (‘Lingzhi’); acute and short-term biomarker response to supplementation. Int J Food Sci Nutr 55:75-83, 2004.
13. Wachtel-Galor S, Tomlinson B, Benzie IF: Ganoderma lucidum (“Lingzhi”), a Chinese medicinal mushroom: Biomarker responses in a controlled human supplementation study. Br J Nutr 91:263-269, 2004.
14. Gao Y, Zhou S, Jiang W, et al: Effects of ganopoly (a Ganoderma lucidum polysaccharide extract) on the immune functions in advanced-stage cancer patients. Immunol Invest 32:201-215, 2003.
15. Gordan JD, Chay WY, Kelley RK, et al: “And what other medications are you taking?” J Clin Oncol 29:e288-e291, 2011.
16. Gill SK, Rieder MJ: Toxicity of a traditional Chinese medicine, Ganoderma lucidum, in children with cancer. Can J Clin Pharmacol 15:e275-e285, 2008.
17. Yuen MF, Ip P, Ng WK, et al: Hepatotoxicity due to a formulation of Ganoderma lucidum (lingzhi).J Hepatol 41:686-687, 2004.
18. Wanmuang H, Leopairut J, Kositchaiwat C, et al: Fatal fulminant hepatitis associated with Ganoderma lucidum (Lingzhi) mushroom powder. J Med Assoc Thai 90:179-181, 2007.
19. Wanachiwanawin D, Piankijagum A, Chaiprasert A, et al: Ganoderma lucidum: A cause of pseudoparasitosis. Southeast Asian J Trop Med Public Health 37:1099-1102, 2006.
20. Tao J, Feng KY: Experimental and clinical studies on inhibitory effect of ganoderma lucidum on platelet aggregation. J Tongji Med Univ 10:240-243, 1990.
21. Wang X, Zhao X, Li D, et al: Effects of Ganoderma lucidum polysaccharide on CYP2E1, CYP1A2 and CYP3A activities in BCG-immune hepatic injury in rats. Biol Pharm Bull 30:1702-1706, 2007.
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế