Nấm linh chi được đánh giá là một trong những loại dược liệu vô cùng đắt đỏ nhưng có công dụng chữa bệnh thần kỳ. Điều đáng lưu ý ở đây chính là nhiều người đã chi một số tiền rất lớn để mua chúng, nhưng lại không biết cách sử dụng, khiến nấm linh chi mất hết tác dụng. Vì thế, bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ vấn đề về những sai lầm phổ biến khiến nấm linh chi vô tác dụng. Mời bạn tham khảo để rút kinh nghiệm nhé.
Một vài điều cần biết về nấm linh chi
Nấm linh chi hay có nhiều tên gọi khác nhau (nấm tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên thanh), chúng thuộc họ nấm lim, là một loại nấm cao cấp và khá đắt đỏ. Hiện nay có 6 loại chính bao gồm: linh chi đen, trắng, đỏ, vàng, xanh da trời, tím. Trong đó, nấm linh chi đỏ và đen được đánh giá có hoạt tính trị liệu tốt nhất.
Trong nấm linh chi có chứa các hợp chất như polysaccharicdes và triterpenes có khả năng ngăn ngừa ung thư, rối loạn hệ miễn dịch, chống cao huyết áo và làm giảm tình trạng dị ứng trong cơ thể. Ngoài ra, nấm linh chi còn giúp giải độc gan, hỗ trợ hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, giảm căng thẳng mệt mỏi, làm chậm quá trình lão hóa, chống viêm da, mụn mủ,…
Những sai lầm phổ biến của con người khiến nấm linh chi mất đi tác dụng
Muốn nấm linh chi phát huy được hết tác dụng, bạn cần tránh mắc những sai lầm dưới đây:
Sử dụng nấm linh chi sai đối tượng
- Đối với những người chuẩn bị tiến hành phẫu thuật, việc sử dụng thảo dược này sẽ mang đến những rủi ro nghiệm trọng như: ảnh hưởng đến việc hình thành các màng máu, nguy hiểm hơn là gây chảy máu mất kiểm soát.
- Những người có tiền sử dị ứng với nấm, vì thế nên cân nhắc sử dụng nấm linh chi để tránh bị ngộ độc.
- Những người đang được chữa bệnh bằng thuốc, tác dụng của thuốc sẽ làm giảm tác dụng trị liệu của nấm linh chi. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng nấm linh chi.
Sử dụng quá nhiều hoặc quá ít
- Nhiều người thường có khuynh hướng bỏ quá nhiều hoặc quá ít nấm linh chi vào ấm để đun nóng. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến hương vị của nấm linh chi quá đặc hoặc quá nhạt, làm mất đi hương vị vốn có.
- Ngoài ra nấm linh chi có khả năng tăng cường testosteron, tăng ham muốn tình dục, tăng cường cơ bắp, lạm dụng quá mức sẽ gây ra tình trạng mụn và hói đầu cho người sử dụng.
Cách thức sử dụng không đúng
- Bên cạnh đó, việc xay bột linh chi kết hợp đun hãm nước sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc mệt hơn, dẫn tới tình trạng khó tiêu và trầm trọng hơn là đau dạ dày. Nguyên nhân chính là nấm linh chi thuộc thân gỗ, không chứa nhiều chất xơ như rau củ quả. Vì thế, khi uống cả bã sẽ dẫn tới tình trạng gây hại cho dạ dày.
- Vì nấm linh chi rừng hóa gỗ sẽ không còn dược tính cao, nên khi xay nấm linh chi thành bột rồi pha trà để uống sẽ không có tác dụng.
- Người dân hay nấu nấm linh chi theo cách truyền thống là đun nhỏ lửa trong khoảng 20 tới 60 phút. Nếu chỉ đun linh chi trong 5 phút giống như trà thì lượng hoạt chất trong nấm không tan hết, gây lãng phí.
Hướng dẫn nấu nước nấm linh chi đúng cách
Đầu tiên, bạn chuẩn bị 50 gram nấm linh chi cho vào ấm nấu cùng 1 lít nước. Nước sôi 2-3 phút thì tắt bếp. Ngâm 5 phút rồi nấu tiếp thêm 30 phút bằng lửa nhỏ. Nước cạn khoảng 0.2 lít, được nước đầu tiên.
Lấy kéo cắt nhỏ nấm linh chi đã đun trong ấm, tiếp tục đun 2-3 lần (tương tự như lần đầu) ta được nước thứ 2 và thứ 3.
Thế là đã có được 2.4 lít nước nấm linh chi sau 3 lần đun. Bảo quản ngăn lạnh và sử dụng thay nước sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Lưu ý: Bã linh chi có thể phơi khô và dùng để nấu nước tắm. Bạn có thể kết hợp cam thảo hoặc táo tàu để làm giảm vị đắng của nấm linh chi khi uống.
Cách chế biến các loại trà linh chi
Người dân có thể sử dụng nấm linh chi thái nhỏ, thái lát, hoặc dưới dạng bột. Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn đã hướng dẫn một số cách pha trà nấm linh chi như sau:
-
Trà linh chi hoàng kỳ
Lấy 10g linh chi và hoàng kỳ với liều lượng bằng nhau, hãm với nước sôi trong bình kín. Để khoảng 20p thì có thể dùng được, uống thay nước trà trong ngày.
Trà có công dụng: giảm bạch cầu do dùng hóa chất chống ung thư, những bệnh nhân bị suy nhược cơ thể dùng rất tốt, rối loạn lipid máu, bổ khí ích tỳ.
-
Trà linh chi ngân nhĩ
Dùng 10- 15g linh chi và ngân nhĩ liều lượng như nhau. Sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, để khoảng 20p là có thể dùng được. Có thể cho thêm 1 chút đường phèn khi uống nếu bạn muốn.
Trà có tác dụng an thần ích trí, tư âm nhuận phế, chỉ khái trừ đàm, rất thích hợp cho những bệnh nhân bị viêm phế quản, hen phế quản, suy nhược thần kinh.
-
Trà linh chi cam thảo
Lấy 20 gram Linh chi, 10 gram cam thảo. Hai thứ đem sấy khô, tán vụn. Hãm với nước sôi trong bình kín, để 20 phút là có thể dùng ngay, uống thay nước trà hằng ngày.
Trà có tác dụng như: Bổ ích can khí, dưỡng gan bổ thận, dùng rất tốt cho những người bị viêm gan mãn tính, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
-
Trà linh chi nhân sâm
Sử dụng 5 gram nhân sâm, 10 gram linh chi. Lấy hai thứ thái vụn, hãm nước sôi để trong vòng 20 phút, dùng uống thay trà hằng ngày.
Trà rất hiệu quả khi sử dụng cho người bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, thiểu năng tuần hoàn não. Ngoài ra, trà còn có công dụng bổ ích cường tráng. Loại trà này không dùng cho người bị huyết áp cao.
Hiện nay ngoài nấm linh chi, Thái Sơn cung cấp nấm lim xanh, được thu hái tại các vùng núi đại ngàn Tây Bắc Việt Nam. Quý khách có nhu cầu tìm hiểu và đặt mua sản phẩm có thể tham khảo tại đây:
Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ có thể tránh được những sai lầm phổ biến khiến nấm linh chi vô tác dụng. Hãy chia sẻ với chúng tôi nếu bạn gặp vấn đề trong cách nấu nước uống nấm linh chi nhé.