Năng lực gia trì thần diệu của Chân ngôn và Cách trì tụng Chân ngôn thành tựu Pháp

Năng lực gia trì của Chân ngôn

Chân ngôn theo tiếng Tạng có nghĩa là “Mantra” hay “Bảo hộ tâm”. Trong Thân – Khẩu – Ý giác ngộ của chư Phật, Chân ngôn thuộc về Khẩu Giác Ngộ, là đơn âm hoặc chuỗi âm thanh đầy năng lượng của vị Phật Bản tôn.
Ý nghĩa tuyệt đối của Chân ngôn chính là tự tính Phật, là Đại Thủ Ấn. Dưới góc độ tương đối, chân ngôn bao gồm nguyên âm, phụ âm và chữ chủng tử (hợp nhất của Báo thân và Pháp thân, tinh túy của Khẩu giác ngộ và Tâm giác ngộ).  Chân ngôn có năng lực gia trì thần diệu vì dựa trên 4 nền tảng.

  • Nền tảng thứ nhất, vì Chân ngôn dựa trên tự tính Phật và sự bình đẳng của tất cả chúng sinh
  • Thứ hai, mỗi Chân ngôn có một công dụng riêng tương ứng với bản thệ của Đức Phật Bản tôn. Với Đức Quan Âm thì bản thệ này là lòng từ bi cứu độ chúng sinh.
  • Thứ ba, chân ngôn do Đức Phật tuyên thuyết, các Bậc Thầy giác ngộ gia trì thành tựu, nên đây chính là là sự hiển bày vi diệu của Trí tuệ Phật.
  • Và thứ tư, chân ngôn còn được gọi là Bảo châu Như ý.

Mật điển dạy rằng: “Việc trì chân ngôn giúp hành giả tiêu trừ tất cả nghiệp xấu, khổ đau, không đọa lạc tam đồ ác thú, cuộc sống đạt hạnh phúc bình an, lâm chung được vãng sinh Tịnh độ”.  Đức Phật cũng dạy: “Ai có những tâm nguyện như cầu trường thọ, công danh sự nghiệp, tịnh trừ chướng ngại hãy đến nơi thanh tịnh họa hình Bảo tháp lên cát và bắt đầu trì tụng Chân ngôn cho đến khi thấy dấu hiệu thành tựu. Hoặc nếu như không đến được những nơi linh địa, thì có thể ngay tại nơi thanh tịnh trong tư gia, họa hình Bảo Tháp trên giấy rồi điểm dấu lên trên Tháp để trì tụng cho đủ Pháp số thành tựu. Khi đó, tất cả tâm nguyện thế gian và xuất thế gian hướng đến giải thoát giác ngộ của người trì Tháp sẽ đều thành tựu viên mãn!”.
 

Cách thức trì tụng Chân ngôn
 

Có rất nhiều cách trì tụng chân ngôn:  trì tụng an tịnh, tâm trì, khẩu trì. Trong phần Trì Tháp này, bạn áp dụng khẩu trì tụng và nên trì rõ ràng mạch lạc, nhẹ nhàng (dùng môi, đầu lưỡi và thanh quản một chút). Phải cảm thấy âm thanh rung động từng tế bào, rung động khắp thân tâm và pháp giới, âm thanh viên biến đến đâu thì lợi ích chúng sinh đến đấy. Đồng thời, quán tưởng mọi âm thanh nghe được là Chân ngôn của Bản tôn Quan Âm, nhận ra tự tính Chân ngôn là Tính không.
 


 

Các lỗi trì tụng khiến không Thành tựu Pháp
 
Trong khi trì tụng Chân ngôn, hành giả phải tránh 8 lỗi sau:
1/ Trì tụng quá nhanh
2/ Trì tụng quá chậm
3/ Trì tụng từng âm tiết không rõ ràng
4/ Trì tụng quá to để người khác nghe được thấy
5/ Trì tụng quá nhỏ đến nỗi bản thân không nghe rõ từng âm Chân ngôn.
6/ Trong khi trì tụng nói chuyện làm Chân ngôn trì tụng bị gián đoạn
7/ Tâm người trì tụng vọng tưởng lang thang.
8/  Khi trì tụng các âm chủng tử ngắn thì lại kéo dài và âm chủng tử dài thì lại trì ngắn
 
Những lỗi trì tụng khiến phải trì lại cho đủ công đức: Ho: 5 biến, Ngáp/há mồm: 10 biến, Nói chuyện/ngủ gật đánh rơi tràng: Trì lại nguyên tràng. Phải sám hối các lỗi mắc phải khi tu và nỗ lực chính niệm tỉnh thức hơn. Có sự chuẩn bị thân – khẩu – ý kỹ càng trước khi thực hành trì tụng. Bạn có thể thực hành trì tụng Nội đàn tràng (tại nơi có ban thờ Phật, được kết giới) hoặc Ngoại đàn tràng (khi đi, đứng, nằm, ngồi, mọi hoạt động thông thường mà bạn tiến hành trong chính niệm).  

Hôm nay, vào ngày thứ 12 của Tháng Phật Đản Đại Cát Tường, chúng ta hãy cùng tích luỹ công đức qua việc thực hành các thiện hạnh sau: 

– Cả ngày ăn chay

– Trì giữ ngũ giới

– Cầu nguyện, Quy y Đức Phật Thích Ca

– Thực hành Nghi quỹ tu trì giản lược Đức Bản tôn Phật Thích Ca Mâu Ni (Quý vị tải Nghi quỹ tại đây)

– Niệm 10 lần thánh hiệu “Phật Thích Ca Mâu Ni”

– Cung kính đỉnh lễ 3 lần.

(Nhóm ĐBT biên soạn)

Rate this post

Viết một bình luận