Template:Bài cùng tên
Template:Infobox Paranormalcreatures
nhỏ|237px|Nàng tiên cá và người cá, năm 1866. Từ nhà họa sĩ vô danh người Nga.
Nàng tiên cá (hay còn gọi là mỹ nhân ngư) thường xuất hiện trong thần thoại là một loài vật gồm sự tổng hợp phần đầu là người đàn bà (đa phần là phụ nữ phương tây) còn nửa người sau thì không có chân nhưng bù lại được đuôi giống như cá. Nàng tiên cá được nhắc đến trong các tác phẩm dân gian, văn học, và văn hóa nổi tiếng.
Tổng quan
Nàng tiên cá được mô tả là những sinh vật có vẻ đẹp quyến rũ. Các nàng tiên cá thường nổi trên mặt biển và hát cho nhiều người và các vị thần linh nghe. Giọng hát của họ khiến cho các thủy thủ gặp nạn nhưng cũng có khi những cơn sóng mang giọng hát của họ tới các con tàu để dự báo về những hiện tượng thời tiết xấu sắp diễn ra.
Nàng tiên cá không hoàn toàn chỉ lừa các thủy thủ tử nạn, cũng có khi họ cứu sống những thủy thủ bị đắm tàu. Những thủy thủ này sau đó sẽ ở lại đảo sinh con đẻ cái cùng người cá và dần dần biến thành “Mermen” – người cá nam. Chính vì điều này mà những phụ nữ rất căm ghét tiên cá vì quyến rũ những người đàn ông của họ. Các tranh vẽ thời Trung Cổ cho thấy người cá thường mang theo một chiếc gương tay nhỏ – một vật thường thấy của những cô gái mại dâm.[1]
Những câu truyện khác là những nàng tiên cá đã có thử cứu người bằng cách kéo họ xuống nước để đưa họ về tới thế giới của người cá.
Sirens của thần thoại Hy Lạp sau này còn được gọi là nàng tiên cá trong văn học dân gian dù rằng không phải tất cả Siren đều là nàng tiên cá, họ có thể là một phụ nữ với đôi cánh chim.[2] Tuy nhiên, hầu hết những câu chuyện và hình ảnh ngày nay thể hiện Siren Hy Lạp dưới dạng nàng tiên cá.Sự thật, trong một số ngôn ngữ sử dụng một từ để gọi cho lẫn cá và chim, giống như là ngôn ngữ Maltese có chữ ‘sirena’. Những loại chữ khác liên quan tới loại vật thần thoại hoặc truyền thuyết như tiên nữ (người) hay nữ thần và chó biển, là loài vật có khả năng lột da nó để biến thành người. Theo thần thoại Hy Lạp, Siren là những sinh vật mang thân hình nửa người nửa chim và có giọng ca hết sức tuyệt vời. Một lần, nữ thần Hera tổ chức một cuộc thi hát giữa những người cá Siren và 9 nữ thần Muses – những nữ thần âm nhạc là con của thần Dớt và thần trí tuệ Mnemosyne. Không may là các mỹ nhân ngư Siren đã thua cuộc và lông vũ của họ đã bị các thần Muses vặt sạch để làm áo như một chiến lợi phẩm. Không còn lông vũ, các Siren không bay được nữa. Các Siren thường sống trên các đảo gọi là Anthemoessa nằm giữa vùng biển Sicily và Italy.
Người cá cũng có mặt trong thần thoại châu Âu với những hình ảnh mâu thuẫn nhau – đôi khi là những phụ nữ xinh đẹp quyến rũ giống như nữ thần Atargatis, hoặc là quái vật hung ác luôn tìm cách kéo thủy thủ xuống lòng biển sâu.[3]
Xác nhận sự tồn tại
Thông tin của sự tồn tại của loài vật dù sống hay chết đến từ nhiều nơi chủ yếu là ở Java và British Columbia. Có hai người Canada báo cáo từ Vancouver và Victoria, một trong hai báo cáo là vào khoảng năm 1870 và 1890, cái thứ hai là từ năm 1967.[4][5]
Năm 1614, nhà thám hiểm người Anh John Smith nhìn thấy ngoài khơi đảo Newfoundland ở Đại Tây Dương một người cá nữ có mái tóc dài màu xanh.
Trước đó vào năm 1493, nhà hàng hải người Italia Christopher Columbus cũng nhìn thấy một người cá ở gần khu vực mà hiện nay là Cộng hòa Dominican. Trong nhật ký của Columbus, những người cá được nhìn thấy nổi lên mặt biển nhưng không xinh đẹp như người ta mô tả và có gương mặt giống như nam giới.[3]
Tháng 8 năm 2009, khu phố của Qiryat Yam ở Israel trả giá cho bất cứ ai bắt được nàng tiên cá có thật với số tiền $1 triệu dollar, sau đó nhiều người đã báo cáo nhìn thấy nàng tiên cá nhảy lên rồi xuống trong nước giống con cá heo là làm nhiều trò nghệ thuật khác trước khi lặn sâu xuống nước lại.[6]
Người cá trong văn học và nghệ thuật
La Sirène (1904) của
Hình ảnh trong phim(1904) của George Méliès
Người cá trên huy hiệu của thành phố Warszawa
Trong tác phẩm Nàng tiên cá của Hans Christian Andersen, những người cá bỗng nhớ là người không thể thở dưới nước giống họ, trong khi họ đang kéo con người xuống lòng đại dương. Người cá trong truyện là nguồn cảm hứng cho tác phẩm điêu khắc người cá bằng đồng biểu tượng của thành phố cảng Copenhagen, Đan Mạch và ảnh hưởng đến các tác phẩm văn học phương Tây như là “The Fisherman and his soul” (Ngư dân và linh hồn) của Oscar Wilde và “The sea lady” (Mỹ nhân ngư) của Herbert George Wells.
Những bức tượng về người cá có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia và nền văn hóa trên thế giới, với hơn 130 tượng bao gồm: Nga, Phần Lan, Litva, Ba Lan, Romania, Đan Mạch, Na Uy, Hàn Quốc, Australia, Colombia, Arập Xêút, Mỹ, Canada v.v… Bức tượng Havis Amanda là biểu tượng cho sự tái sinh của thủ đô Helsinki của Phần Lan.[3]
Ngoài ra, hình tượng nàng tiên cá còn xuất hiện trên phim ảnh như phim Nàng tiên cá (phim 1989) hoặc Cướp biển vùng Caribbean: Dòng thủy triều lạ của Công ty Walt Disney
Hội chứng người cá
Hội chứng người cá, còn được gọi là “bệnh người cá”, là một trong những loại bệnh bẩm sinh hiếm xảy ra, khi em bé mới sinh bị hai chân dính lại với nhau làm các cơ quan sinh dục ngoài bị giảm bớt. Trường hợp này hiếm ngang như sự kết hợp thành một cơ thể của hai đứa sinh đôi, cứ 100,000 đứa trẻ sơ sinh thì có một trường hợp hội chứng người cá được phát hiện[7] và thường thường thì hậu quả sẽ bị phát tán trong khoảng một hoặc hai ngày sau khi sinh bởi vì thận và ruột bị biến chứng. Bốn đứa trẻ được biết đã sống sót qua hội chứng người cá tính đến ngày tháng 7 năm 2003[8]
Chú thích
Template:Động vật trong văn hóa
Thể loại:Nhân vật truyền thuyết
Thể loại:Thần thoại
Thể loại:Sinh vật huyền thoại lai
Thể loại:Truyền thuyết Trung cổ