Ghẹ là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều Protein và các dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, ghẹ có vai trò quan trọng trong việc phát triển giúp cứng xương. Vì vậy, mẹ hãy thêm ghẹ vào thực đơn ăn dặm của bé bằng cách nấu các món cháo với các loại rau củ khác nhau, thay đổi khẩu vị giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Các mẹ cùng tham khảo bài viết cháo ghẹ nấu với rau gì và 3 cách nấu cháo ghẹ ngon cho bé ăn dặm sau đây của website máy đưa võng tự động chúng tôi để biết cách nấu nhiều món cháo ghẹ bổ sung vào thực đơn ăn dặm phong phú của bé yêu nhé.
Bạn đang xem: Nấu cháo ghẹ với rau gì cho bé
Ghẹ là thực phẩm chứa nhiều Protein và các dưỡng chất rất tốt cho trẻ.
Cách nấu cháo ghẹ cho bé ăn dặm
Cháo ghẹ nấu với rau gì là câu hỏi nhiều mẹ thắc mắc, mẹ có thể nấu cháo ghẹ cho bé với rau cải, rau bông ngót, rau muống, bí đỏ hoặc rau chùm ngây rất bổ dưỡng cho bé. Sau đây là những cách nấu cháo ghẹ cho bé yêu ăn dặm, làm phong phú thực đơn ăn dặm bổ dưỡng với ghẹ cho bé, mẹ tham khảo để có thể tự tay nấu những món cháo bổ dưỡng, thơm ngon cho bé nhé.
Cách nấu cháo ghẹ thơm ngon cho bé ăn dặm
Nguyên liệu gồm:
40g gạo.2 con ghẹ.5g gừng.2g muối.5g hành lá xắt nhỏ.1g bột nêm.5ml dầu mè.
40g gạo.2 con ghẹ.5g gừng.2g muối.5g hành lá xắt nhỏ.1g bột nêm.5ml dầu mè.
Cách nấu cháo ghẹ thơm ngon cho bé ăn dặm như sau:
– Bước 1: Ghẹ làm sạch, tách các phần của ghẹ ra. Hành lá xắt nhỏ, gừng băm nhỏ.
– Bước 2: Vo sạch gạo và để ráo.
– Bước 3: Cho gạo vào nồi, thêm nước. Mẹ nấu cháo cho đến khi nồi sôi, sau đó giảm lửa, thêm gừng và ghẹ vào.
– Bước 4: Khi cháo mềm và ăn được, thêm gia vị vừa miệng. Cho cháo ra bát, thêm hành lá xắt nhỏ và dầu mè rồi cho bé ăn nóng.
Cách nấu cháo ghẹ với rau chùm ngây cho bé
Nguyên liệu gồm:
Gạo tẻ.1 con ghẹ.3 thìa cafe rau chùm ngây xay nhuyễn.1/2 viên phô mai.Dầu oliu.Mắm ngư nhi.
Gạo tẻ.1 con ghẹ.3 thìa cafe rau chùm ngây xay nhuyễn.1/2 viên phô mai.Dầu oliu.Mắm ngư nhi.
Cách nấu cháo ghẹ với rau chùm ngây cho bé như sau:
– Bước 1: Gạo tẻ ninh nhuyễn khoảng 2h.
– Bước 2: Ghẹ hấp chín rồi tách lấy phần thịt ở thân và càng rồi băm nhỏ.
– Bước 3: Rau chùm ngây tách lá rửa sạch cho vào xay nhuyễn.
– Bước 4: Múc lượng cháo vừa đủ 1 bữa cho con bé vào nồi nhỏ, đun nóng. Sau đó, mẹ cho ghẹ đã băm nhỏ vào đảo đều cho sôi. Tiếp đến, mẹ cho 2-3 thìa rau chùm ngây đã xay nhuyễn vào với 1/2 miếng phô mai, đảo cho sôi lên rồi mẹ cho tiếp mắm ngư nhi và dầu oliu vào đảo đều rồi tắt bếp. Cho trẻ ăn nóng.
Cách nấu cháo ghẹ với cà rốt xay nhuyễn cho bé
Nguyên liệu gồm:
20g gạo.2 càng ghẹ biển (vừa đủ cho 1 chén cháo).1/2 củ cà rốt.
20g gạo.2 càng ghẹ biển (vừa đủ cho 1 chén cháo).1/2 củ cà rốt.
Cách nấu cháo ghẹ với cà rốt xay nhuyễn cho bé như sau:
– Bước 1: Gạo vo sạch rồi ngâm nước, bí quyết là mẹ nên rang gạo trước khi ngâm như vậy cháo sẽ thơm hơn. Gạo sau khi ngâm cho ra rổ cho ráo nước.
– Bước 2: Bỏ gạo và nước vào nồi để lửa nhỏ liu riu đun đến khi gạo chín nhừ thành cháo, mẹ lưu ý thỉnh thoảng lấy đũa khuấy đều để tránh cháo bám vào đáy nồi bị cháy.
– Bước 3: Ghẹ biển hấp chín, gỡ lấy thịt hai càng, xé nhỏ, mẹ lưu ý khi gỡ thịt cua cho bé nhớ để ý kỹ các mảnh vụn của càng ghẹ còn sót lại, nếu không bé sẽ bị hóc khi ăn phải.
– Bước 4: Đun nóng dầu ăn phi thơm hành khô xắt lát nhỏ, rồi cho phần thịt ghẹ vào xào săn.
– Bước 5: Cà rốt hấp chín, bằm nhỏ. Khi cháo chín, mẹ múc ra chén, thêm thịt ghẹ xào săn và cà rốt đã bằm nhỏ vào, thêm 1 muỗng dầu gấc trộn đều cho bé ăn.
Cách nấu cháo ghẹ với rau muống cho bé
Nguyên liệu gồm: ghẹ, rau muống.
Cách nấu cháo ghẹ với rau muống cho bé như sau:
– Bước 1: Hấp ghẹ với 1 ít nước và củ gừng đập dập, gỡ ghẹ lấy thịt, băm thịt ghẹ, xào qua.
– Bước 2: Rau muống băm nhỏ.
– Bước 3: Bắc nồi cháo trắng lên, cho ghẹ xào, rau muống băm vào nấu cùng, nêm nếm cho vừa miệng rồi bắc ra.
Những lưu ý khi mẹ cho bé ăn ghẹ, cua biển đúng cách để tránh bị dị ứng
Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, mẹ mới nên cho bé ăn thịt cua, ghẹ. Mẹ lưu ý cho trẻ ăn trong khoảng 1 – 2 ngày liên tục để xem bé có bị dị ứng hay không nhé. Trước tiên, mẹ chỉ nên lấy thịt cua ở 2 càng to nấu cháo cho bé, mẹ nên nấu với hành tây hoặc măng tây. Nếu mẹ nào lỡ cho con ăn cua biển, ghẹ sớm mà con bị dị ứng, thì dừng lại và đợi đến khi con tròn 1 tuổi, tập cho con ăn lại nhé.Cho trẻ ăn với số lượng từ ít đến nhiều. Cho con ăn cả gạch và trứng cua, sẽ rất khó tiêu, tuy thịt cua biển nhiều đạm nhưng cho bé ăn nhiều dễ bị đầy bụng và nôn/trớ, các mẹ cần lưu ý điều này. Tốt nhất là một con cua khoảng 600g, mẹ bóc tách lấy thịt, cho con ăn khoảng 5 bữa, và 1 tuần, mẹ chỉ nên cho con ăn từ 1 – 2 bữa thịt cua.Nếu mẹ cho trẻ ăn trực tiếp ghẹ, cua biển thì mẹ nên bóc tách thịt cua cẩn thận rồi cho bé ăn, tránh các mảnh vỏ ghẹ, cua biển nhỏ, sắc nhọn còn sót lại hoặc lẫn ở thịt cua khiến bé bị hóc, bị tổn thương.
Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, mẹ mới nên cho bé ăn thịt cua, ghẹ. Mẹ lưu ý cho trẻ ăn trong khoảng 1 – 2 ngày liên tục để xem bé có bị dị ứng hay không nhé. Trước tiên, mẹ chỉ nên lấy thịt cua ở 2 càng to nấu cháo cho bé, mẹ nên nấu với hành tây hoặc măng tây. Nếu mẹ nào lỡ cho con ăn cua biển, ghẹ sớm mà con bị dị ứng, thì dừng lại và đợi đến khi con tròn 1 tuổi, tập cho con ăn lại nhé.Cho trẻ ăn với số lượng từ ít đến nhiều. Cho con ăn cả gạch và trứng cua, sẽ rất khó tiêu, tuy thịt cua biển nhiều đạm nhưng cho bé ăn nhiều dễ bị đầy bụng và nôn/trớ, các mẹ cần lưu ý điều này. Tốt nhất là một con cua khoảng 600g, mẹ bóc tách lấy thịt, cho con ăn khoảng 5 bữa, và 1 tuần, mẹ chỉ nên cho con ăn từ 1 – 2 bữa thịt cua.Nếu mẹ cho trẻ ăn trực tiếp ghẹ, cua biển thì mẹ nên bóc tách thịt cua cẩn thận rồi cho bé ăn, tránh các mảnh vỏ ghẹ, cua biển nhỏ, sắc nhọn còn sót lại hoặc lẫn ở thịt cua khiến bé bị hóc, bị tổn thương.
Xem thêm: Cách Sử Dụng Over The Time Là Gì, Over Time Có Nghĩa Là Gì
Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc cháo ghẹ nấu với rau gì thì ngon cũng như chia sẻ các mẹ những cách nấu cháo ghẹ thơm ngon, bổ dưỡng cho bé ăn dặm. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ có thể tự tay xuống bếp nấu cho bé yêu những món cháo bổ dưỡng bổ sung vào thực đơn ăn dặm của trẻ, giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ, đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện sau này.