Nên làm gì để có hiệu quả cao trong cách chữa bỏng bô – Gạc chăm sóc vết thương HETIS – Máy Ép Cám Nổi | Dây Chuyền Sản Xuất Thức Ăn Thủy Sản Tối Ưu

Nên làm gì để có hiệu quả cao trong cách chữa bỏng bô

Nếu không được sơ cứu, điều trị kịp thời bỏng bô xe máy có thể khiến trầm trọng thêm vết thương cùng như gây ra nhiễm trùng, để lại sẹo không thẩm mỹ thậm chí là hoại tử da. Nhưng khi đã biết cách chữa bỏng bô xe máy, bạn sẽ biết xử lý vết bỏng, bảo vệ làn da tránh xa khỏi những tổn thương.

Bỏng bô xe máy là gì?

Bỏng bô xe máy, hay gọi tên khác là phỏng bô xe xảy ra rất phổ biến ở Việt Nam, đối tượng thường xuyên gặp là ở trẻ em và phụ nữ . Do trang phục hay là do tay lái yếu nên phụ nữ thường sẽ không xử lý kịp thời những va chạm hay vì mặc váy ngắn nên không che chắn kín đáo, cẩn thận. Ngược lại trẻ em lại có tính hiếu động nên càng dễ bị bỏng bô xe máy hơn khi chạy nhảy, nô đùa hay sơ ý chạm vào phần ống xả của bô có nhiệt độ cao.

Nhiệt độ xả ra ở bô xe máy là rất cao nên da của bạn chỉ vừa tiếp xúc hay ngay khi chạm vào bô xe máy đang nóng có thể sẽ dẫn đến những tổn thương sâu ở bên trong. Nếu bạn biết cách chữa bỏng bô và chăm sóc những vết bỏng đúng cách thì sẽ làm giảm đi diện tích bỏng, giúp giảm tổn thương cũng như giảm thiểu sẹo do bỏng. Hãy cùng tìm hiểu xem các mức độ bỏng bô xe máy như thế nào và cần những lưu ý khi thực hiện cách chữa bỏng bô xe máy với mục đích giảm thiểu tối đa những tổn thương.

Chữa bỏng bô xe- Xác định các mức độ

Bước quan trọng đầu tiên bạn hãy nên xác định các mức độ bỏng bô của mình từ đó đưa ra phương hương sơ cứu và có cách chữa bỏng bô xe máy hiệu quả nhất. Vết bỏng bô xe máy có thể được phân thành 3 cấp độ như sau:

  • Vết bỏng độ 1

Vết bỏng độ 1 là những vết bỏng nhẹ chỉ ảnh hưởng đến bề mặt của da / biểu bì và thường sẽ có các triệu chứng là đau nhẹ, đỏ da.

Bạn có thể không cần phải đến bác sĩ để điều trị bởi vì mức độ bỏng nhẹ mà có thể tự thực hiện các bước sơ, cách chữa bỏng bô tại nhà. Sau khi đã tiến hành sơ cứu mà vết bỏng vẫn không giảm bớt những cơn đau thì hãy đến gặp bác sĩ.

  • Vết bỏng độ 2

Vết bỏng độ 2 nghiêm trọng hơn so với vết bỏng độ 1, có thể sẽ gây ra những tổn thương đến lớp da thứ 2 hay lớp hạ bì. Vết bỏng độ 2 thường sẽ có màu đỏ đậm phồng rộp và đau rát.

Vết bỏng độ 2 là loại bỏng nặng và sẽ có thể khiến cho da của bạn gặp phải nhiễm trùng. Chính vì thế, bạn nên đến gặp ngay bác sĩ sau khi thực hiện những bước sơ cứu để điều trị và có những cách chữa bỏng bô hợp lý nhất.

  • Vết bỏng độ 3

Vết bỏng độ 3 là loại bỏng nặng nhất, thường ảnh hưởng đến cả lớp biểu bì cũng như chân bì. Nếu như vết bỏng làm ảnh hưởng đến cả dây thần kinh, cảm giác đau bạn sẽ không nhận thấy. Các vết bỏng nặng hơn có thể sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng, làm hỏng các mô và cơ xương.

Nếu bị bỏng độ 3, bạn cần phải đến cơ sở y tế ngay lập tức để được điều trị, đưa ra cách chữa bỏng bô hiệu quả nhất, thông thường sẽ cần phải ghép da /thay da mới có thể chữa lành được vết thương.

Cách chữa bỏng bô xe

Những trường hợp bị bỏng bô xe máy nhẹ, nên sơ cứu vết thương ngay để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, giúp cho việc điều trị được nhanh hơn cũng như giảm thiểu hình thành các vết sẹo gây mất thẩm mĩ.

Sau đây là các bước sơ cứu bỏng bô, cách chữa bỏng bô xe máy hỗ trợ vết thương lành nhanh hơn:

  • Làm mát vùng da bị phỏng bô: nên ngâm ngay vùng da bỏng sau khi bị nhận thấy càng nhanh càng tốt bằng nước sạch và mát có nhiệt độ từ 16 đến 20°C. Nếu sơ cứu bằng nước lạnh muộn hơn sau 30 phút sau khi vết thương hình thành thì sẽ không còn tác dụng. Thời gian ngâm rửa vết bỏng kéo dài trong khoảng 15 đến 30 phút cho tới khi hết cảm giác đau rát.
  • Làm sạch vết bỏng: hãy làm sạch vết thương bằng cách loại bỏ đi tất các dị vật như: đồng hồ, quần áo,vòng tay, giày dép…, bụi bẩn để tránh nhiễm trùng cho vết thương.
  • Bôi thuốc / kem sát trùng: Sau khi đã ngâm rửa vết bỏng, bạn hãy lau khô vết thương rồi tiến hành cách chữa bỏng bô với bôi kem hay là thuốc sát trùng trị bỏng.
  • Che phủ vết thương với gạc vô trùng: sử dùng gạc vô trùng / vải sạch để che phủ vết thương đồng thời dùng băng dán ép nhẹ tại vùng da bị bỏng.
  • Thay băng/ gạc mỗi ngày: rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý, thay băng mỗi ngày, sau đó tiếp tục dùng kem bôi trị bỏng và băng vết bỏng lại bằng gạc vô trùng. Băng bó vết thương lại cho tới khi vết bỏng lành và không còn tình trạng da bị đỏ.
  • Làm mờ sẹo bỏng: khi vết bỏng đã khô, lên da non có thể thực hiện một số phương pháp để làm mờ sẹo tránh gây sẹo xấu mất thẩm mỹ.

Cách chữa bỏng bô xe- Lưu ý 

  • Không được ngâm vết bỏng vào trong nước đá lạnh: vùng da bị bỏng khi gặp nước quá lạnh sẽ bị tình trạng co cơ, mạch máu co, khiến cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không được bôi kem đánh răng lên vùng da bị phỏng: mộ số người thường bôi kem đánh răng để làm dịu cho vết bỏng. Tuy vây, trong kem đánh răng thường có chứa chất kiềm nhẹ nên sẽ khiến cho bạn cảm thấy đau hơn.
  • Không được chọc vỡ các bóng nước: khi bị bỏng bô xe máy sẽ khiến cho da bạn bị phồng rộp hay nổi những bọng nước. Tuy nhiên, bạn không nên chọc vỡ các bọng nước- cố tình chọc vỡ sẽ là cách chữa bỏng bô xe máy sai lầm

Rate this post

Viết một bình luận